Sau khi bang Nam Carolina của Mỹ nhận ra ưu điểm của máy tính bảng trong việc thay thế giấy bút truyền thống, hiện nay, nhiều nước châu Á phát triển cũng bắt đầu triển khai dự án tương tự với iPad của Apple.
Bản thân học sinh hay giáo viên cũng đều tỏ ra hứng thú và hưởng ứng kế hoạch đó, bởi iPad vượt trội ở tính cơ động, dễ sử dụng và hỗ trợ nhiều ứng dụng khác giúp nâng cao hiệu quả giáo dục so với những tập giấy bút ghi nhớ.
Cùng với đó, cơ sở hạ tầng mạng Internet và các công nghệ viễn thông chất lượng cao của những nước châu Á phát triển cũng góp phần giúp iPad phát huy được tính tiện ích trong môi trường giáo dục.
Singapore đang thực hiện thí điểm dự án "thay giấy bằng iPad" với 120 học sinh và 16 giáo viên tại trường trung học Nanyang Girls. Tới năm 2013, iPad sẽ được triển khai tới 100% học sinh của trường.
Trong khi đó, Nhật Bản vừa cấp máy tính bảng cho hơn 3.000 học sinh dưới 12 tuổi ở 10 trường tiểu học nước này.
Còn Hàn Quốc đã triển khai dự án sách giáo khoa điện tử từ năm 2007, và tới năm 2012 nước này sẽ quyết định xem liệu họ có cung cấp máy tính bảng cho các trường học trên toàn quốc hay không.
Tuy nhiên, các nhà hoạch định chính sách cũng đang băn khoăn với một vấn đề không hề đơn giản, đó là một bộ phận học sinh có thể dùng iPad vào mục đích giải trí với game, video hay truy cập mạng xã hội thay vì say mê học tập.
Do vậy, sau thời gian thí điểm, nếu nhận thấy các yếu tố hiệu quả và tích cực được thể hiện rõ rệt, các nước châu Á sẽ đi tới quyết định cuối cùng để triển khai "iPad hóa" trường học tới phạm vi cả nước./.
Bản thân học sinh hay giáo viên cũng đều tỏ ra hứng thú và hưởng ứng kế hoạch đó, bởi iPad vượt trội ở tính cơ động, dễ sử dụng và hỗ trợ nhiều ứng dụng khác giúp nâng cao hiệu quả giáo dục so với những tập giấy bút ghi nhớ.
Cùng với đó, cơ sở hạ tầng mạng Internet và các công nghệ viễn thông chất lượng cao của những nước châu Á phát triển cũng góp phần giúp iPad phát huy được tính tiện ích trong môi trường giáo dục.
Singapore đang thực hiện thí điểm dự án "thay giấy bằng iPad" với 120 học sinh và 16 giáo viên tại trường trung học Nanyang Girls. Tới năm 2013, iPad sẽ được triển khai tới 100% học sinh của trường.
Trong khi đó, Nhật Bản vừa cấp máy tính bảng cho hơn 3.000 học sinh dưới 12 tuổi ở 10 trường tiểu học nước này.
Còn Hàn Quốc đã triển khai dự án sách giáo khoa điện tử từ năm 2007, và tới năm 2012 nước này sẽ quyết định xem liệu họ có cung cấp máy tính bảng cho các trường học trên toàn quốc hay không.
Tuy nhiên, các nhà hoạch định chính sách cũng đang băn khoăn với một vấn đề không hề đơn giản, đó là một bộ phận học sinh có thể dùng iPad vào mục đích giải trí với game, video hay truy cập mạng xã hội thay vì say mê học tập.
Do vậy, sau thời gian thí điểm, nếu nhận thấy các yếu tố hiệu quả và tích cực được thể hiện rõ rệt, các nước châu Á sẽ đi tới quyết định cuối cùng để triển khai "iPad hóa" trường học tới phạm vi cả nước./.
Văn Hưng (Vietnam+)