Sau vụ động đất và sóng thần kinh hoàng vừa qua tại Nhật Bản, ngày 23/3, các nước trong khu vực Caribe đã tiến hành cuộc diễn tập đầu tiên đối phó khẩn cấp với sóng thần với sự tham gia của 33 nước.
Với tên gọi "Con sóng Caribe 11," cuộc diễn tập nói trên không bao gồm sự tham gia trực tiếp của các cộng đồng dân cư nhưng sẽ thử nghiệm các hệ thống cảnh báo cũng như khả năng ứng phó của các cơ quan kiểm soát tình trạng khẩn cấp của các nước trong khu vực.
Đây cũng là bài tập xác định khả năng truyền thông tin một cách nhanh chóng và hiệu quả đến đâu, đồng thời xem xét lại các kế hoạch sơ tán và tuyên truyền cộng đồng về rủi ro này tại các trường học.
Cuộc diễn tập được bắt đầu từ ngày 23/3 khi các nước trong khu vực nhận được cảnh báo sóng thần từ trận động đất giả tưởng với cường độ 7,6 độ Richter ở ngoài khơi bờ biển từ đảo Virgin (Mỹ). Các trung tâm cảnh báo sóng thần của Mỹ sẽ bắt đầu diễn tập bằng hàng loạt tín hiệu phát tới Puerto Rico và đảo Virgin cũng như các vùng khác ở Caribe không thuộc chủ quyền của Mỹ.
Nhà chức trách các nước khu vực cũng đang kiểm nghiệm chức năng của hệ thống cảnh báo tại Caribe lắp đặt năm 2005 với sự phối hợp của Ủy ban Đại dương Liên chính phủ của Tổ chức giáo dục, khoa học và văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO).
Phát biểu nhân dịp này, bà Irina Bokova, Tổng Giám đốc UNESCO nêu rõ trận động đất và sóng thần tàn phá Nhật Bản vừa qua đã cho thấy sự quan trọng của hệ thống cảnh báo. Trong hoàn cảnh này, sự phát triển hệ thống phối hợp ở Caribe trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết.
Theo Ủy ban khí quyển và đại dương quốc gia (NOAA), các trận động đất, sạt lở đất hoặc núi lửa phun trào và là nguyên nhân gây nên sóng thần khiến 3.500 người thiệt mạng trong khu vực Caribe kể từ giữa thế kỷ 19./.
Với tên gọi "Con sóng Caribe 11," cuộc diễn tập nói trên không bao gồm sự tham gia trực tiếp của các cộng đồng dân cư nhưng sẽ thử nghiệm các hệ thống cảnh báo cũng như khả năng ứng phó của các cơ quan kiểm soát tình trạng khẩn cấp của các nước trong khu vực.
Đây cũng là bài tập xác định khả năng truyền thông tin một cách nhanh chóng và hiệu quả đến đâu, đồng thời xem xét lại các kế hoạch sơ tán và tuyên truyền cộng đồng về rủi ro này tại các trường học.
Cuộc diễn tập được bắt đầu từ ngày 23/3 khi các nước trong khu vực nhận được cảnh báo sóng thần từ trận động đất giả tưởng với cường độ 7,6 độ Richter ở ngoài khơi bờ biển từ đảo Virgin (Mỹ). Các trung tâm cảnh báo sóng thần của Mỹ sẽ bắt đầu diễn tập bằng hàng loạt tín hiệu phát tới Puerto Rico và đảo Virgin cũng như các vùng khác ở Caribe không thuộc chủ quyền của Mỹ.
Nhà chức trách các nước khu vực cũng đang kiểm nghiệm chức năng của hệ thống cảnh báo tại Caribe lắp đặt năm 2005 với sự phối hợp của Ủy ban Đại dương Liên chính phủ của Tổ chức giáo dục, khoa học và văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO).
Phát biểu nhân dịp này, bà Irina Bokova, Tổng Giám đốc UNESCO nêu rõ trận động đất và sóng thần tàn phá Nhật Bản vừa qua đã cho thấy sự quan trọng của hệ thống cảnh báo. Trong hoàn cảnh này, sự phát triển hệ thống phối hợp ở Caribe trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết.
Theo Ủy ban khí quyển và đại dương quốc gia (NOAA), các trận động đất, sạt lở đất hoặc núi lửa phun trào và là nguyên nhân gây nên sóng thần khiến 3.500 người thiệt mạng trong khu vực Caribe kể từ giữa thế kỷ 19./.
(TTXVN/Vietnam+)