Sáng 19/6, Hội nghị các quan chức cấp cao ASEAN về phòng, chống tội phạm xuyên quốc gia (SOMTC) lần thứ 13 và các hội nghị liên quan đã khai mạc tại thành phố Đà Nẵng.
Trung tướng Lê Quý Vương, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Công an; các đại biểu của 10 quốc gia thành viên ASEAN; Ban Thư ký ASEAN; các đối tác đối thoại gồm Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Nga, Australia, New Zealand, Liên minh châu Âu; Mỹ; các tổ chức quốc tế UNODC và ARTIP đã tham dự hội nghị.
Phát biểu tại lễ khai mạc, Trung tướng Lê Quý Vương, Thứ trưởng Bộ Công an nhấn mạnh sự kiện này thể hiện sự tín nhiệm của các nước thành viên ASEAN đối với Việt Nam - một thành viên tích cực của ASEAN, đối tác tin cậy của các nước...
Trung tướng Lê Quý Vương cho rằng tình hình tội phạm xuyên quốc gia về buôn bán, vận chuyển trái phép chất ma túy, khủng bố, mua bán người, tội phạm sử dụng công nghệ cao gia tăng... đòi hỏi các quốc gia thành viên ASEAN cũng như các đối tác đối thoại cần tiếp tục hợp tác đấu tranh phòng, chống tội phạm, góp phần quan trọng vào duy trì hòa bình, ổn định và phát triển của khu vực.
SOMTC là hội nghị trù bị cho Hội nghị cấp Bộ trưởng ASEAN chống tội phạm xuyên quốc gia (AMMTC). Đây là cuộc họp thường niên, được tổ chức luân phiên tại các quốc gia thành viên ASEAN.
Hội nghị lần này tập trung vào nội dung chống khủng bố, chống mua bán người. Bên cạnh các cuộc họp chung, cuộc họp trưởng đoàn các nước ASEAN sẽ bàn thảo những kinh nghiệm, biện pháp chống tội phạm tại các quốc gia thành viên và tăng cường hợp tác ASEAN chống tội phạm xuyên quốc gia và tăng cường hợp tác giữa các quốc gia thành viên ASEAN trong đấu tranh phòng, chống tội phạm xuyên quốc gia; thông qua các cơ chế hợp tác, trao đổi thông tin, thực hiện các yêu cầu về tương trợ hình sự, dẫn độ tội phạm, đào tạo nâng cao năng lực cho sỹ quan thực thi pháp luật; trao đổi thông tin qua các cơ chế hiện có như cơ sở dữ liệu điện tử thông tin tội phạm xuyên quốc gia của Hiệp hội Cảnh sát các nước ASEAN (e-ADS) và Hệ thống thông tin toàn cầu của Tổ chức Interpol...
Trong thời gian diễn ra hội nghị, các cuộc tham vấn, cuộc họp với các nước đối thoại sẽ diễn ra nhằm tăng cường quyết tâm chính trị hợp tác ASEAN và các nước đối thoại trong đấu tranh chống tội phạm xuyên quốc gia; xác định các biện pháp cụ thể nhằm thực hiện các tuyên bố chung ASEAN và các nước trong đấu tranh chống tội phạm xuyên quốc gia; xác định cơ chế, thể chế trong trao đổi, chia sẻ thông tin về tình hình tội phạm xuyên quốc gia trong khu vực, chương trình xây dựng năng lực chống khủng bố, các lĩnh vực và phương hướng của các quốc gia trong hợp tác đấu tranh chống tội phạm xuyên quốc gia.
Đây là dịp để ghi nhận và đánh giá kết quả hợp tác giữa các quốc gia thành viên ASEAN và các nước đối thoại trong đấu tranh phòng, chống tội phạm xuyên quốc gia, thảo luận thống nhất những lĩnh vực ưu tiên về phòng chống tội phạm có liên quan đến các nước.
Trong những năm qua, Việt Nam đã tích cực triển khai thực hiện cam kết hợp tác ASEAN trong phòng, chống tội phạm xuyên quốc gia. Lực lượng thi hành pháp luật của Việt Nam đã chủ động tổ chức, thực hiện nhiều chương trình, kế hoạch tấn công trấn áp tội phạm ở Việt Nam đồng thời tăng cường quan hệ hợp tác quốc tế với lực lượng thi hành pháp luật của các nước trong khu vực theo các khuôn khổ hợp tác nhằm ngăn chặn nguy cơ khủng bố, tội phạm có tổ chức, các loại tội phạm xuyên quốc gia. Tình hình tội phạm ở Việt nam tiếp tục được kiềm chế, đảm bảo trật tự an toàn xã hội góp phần duy trì hòa bình, an ninh và ổn định của khu vực.
Tiếp tục phát huy những kết quả đạt được trong thực hiện Chương trình hành động phòng chống tội phạm mua bán người giai đoạn 2011-2015, Chính phủ đã phê duyệt Chương trình phòng, chống buôn bán phụ nữ và trẻ em thành Chương trình mục tiêu của Chính phủ để tập trung nguồn kinh phí và nguồn lực để thực hiện chương trình hiệu quả.
Trong năm qua, các lực lượng thực thi pháp luật của Việt Nam đã mở nhiều đợt tấn công trấn áp tội phạm, kiềm chế hoạt động vận chuyển ma túy xuyên quốc gia từ nước ngoài vào Việt Nam. Số vụ tội phạm ma túy và đối tượng tội phạm ma túy bị phát hiện gia tăng. Các lực lượng tăng cường hoạt động quản lý và kiểm soát tiền chất nhằm chủ động ngăn ngừa sản xuất các loại ma túy tổng hợp.
Việt Nam cam kết thực hiện các tuyên bố về phòng chống tội phạm theo kế hoạch đã được đưa ra tại Hội nghị cấp cao ASEAN và Hội nghị cấp Bộ trưởng ASEAN về phòng, chống tội phạm xuyên quốc gia nhằm thực hiện thành công Kế hoạch tổng thể xây dựng Cộng đồng Chính trị-Anh ninh ASEAN, hướng tới xây dựng Cộng đồng ASEAN vào năm 2015./.
Trung tướng Lê Quý Vương, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Công an; các đại biểu của 10 quốc gia thành viên ASEAN; Ban Thư ký ASEAN; các đối tác đối thoại gồm Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Nga, Australia, New Zealand, Liên minh châu Âu; Mỹ; các tổ chức quốc tế UNODC và ARTIP đã tham dự hội nghị.
Phát biểu tại lễ khai mạc, Trung tướng Lê Quý Vương, Thứ trưởng Bộ Công an nhấn mạnh sự kiện này thể hiện sự tín nhiệm của các nước thành viên ASEAN đối với Việt Nam - một thành viên tích cực của ASEAN, đối tác tin cậy của các nước...
Trung tướng Lê Quý Vương cho rằng tình hình tội phạm xuyên quốc gia về buôn bán, vận chuyển trái phép chất ma túy, khủng bố, mua bán người, tội phạm sử dụng công nghệ cao gia tăng... đòi hỏi các quốc gia thành viên ASEAN cũng như các đối tác đối thoại cần tiếp tục hợp tác đấu tranh phòng, chống tội phạm, góp phần quan trọng vào duy trì hòa bình, ổn định và phát triển của khu vực.
SOMTC là hội nghị trù bị cho Hội nghị cấp Bộ trưởng ASEAN chống tội phạm xuyên quốc gia (AMMTC). Đây là cuộc họp thường niên, được tổ chức luân phiên tại các quốc gia thành viên ASEAN.
Hội nghị lần này tập trung vào nội dung chống khủng bố, chống mua bán người. Bên cạnh các cuộc họp chung, cuộc họp trưởng đoàn các nước ASEAN sẽ bàn thảo những kinh nghiệm, biện pháp chống tội phạm tại các quốc gia thành viên và tăng cường hợp tác ASEAN chống tội phạm xuyên quốc gia và tăng cường hợp tác giữa các quốc gia thành viên ASEAN trong đấu tranh phòng, chống tội phạm xuyên quốc gia; thông qua các cơ chế hợp tác, trao đổi thông tin, thực hiện các yêu cầu về tương trợ hình sự, dẫn độ tội phạm, đào tạo nâng cao năng lực cho sỹ quan thực thi pháp luật; trao đổi thông tin qua các cơ chế hiện có như cơ sở dữ liệu điện tử thông tin tội phạm xuyên quốc gia của Hiệp hội Cảnh sát các nước ASEAN (e-ADS) và Hệ thống thông tin toàn cầu của Tổ chức Interpol...
Trong thời gian diễn ra hội nghị, các cuộc tham vấn, cuộc họp với các nước đối thoại sẽ diễn ra nhằm tăng cường quyết tâm chính trị hợp tác ASEAN và các nước đối thoại trong đấu tranh chống tội phạm xuyên quốc gia; xác định các biện pháp cụ thể nhằm thực hiện các tuyên bố chung ASEAN và các nước trong đấu tranh chống tội phạm xuyên quốc gia; xác định cơ chế, thể chế trong trao đổi, chia sẻ thông tin về tình hình tội phạm xuyên quốc gia trong khu vực, chương trình xây dựng năng lực chống khủng bố, các lĩnh vực và phương hướng của các quốc gia trong hợp tác đấu tranh chống tội phạm xuyên quốc gia.
Đây là dịp để ghi nhận và đánh giá kết quả hợp tác giữa các quốc gia thành viên ASEAN và các nước đối thoại trong đấu tranh phòng, chống tội phạm xuyên quốc gia, thảo luận thống nhất những lĩnh vực ưu tiên về phòng chống tội phạm có liên quan đến các nước.
Trong những năm qua, Việt Nam đã tích cực triển khai thực hiện cam kết hợp tác ASEAN trong phòng, chống tội phạm xuyên quốc gia. Lực lượng thi hành pháp luật của Việt Nam đã chủ động tổ chức, thực hiện nhiều chương trình, kế hoạch tấn công trấn áp tội phạm ở Việt Nam đồng thời tăng cường quan hệ hợp tác quốc tế với lực lượng thi hành pháp luật của các nước trong khu vực theo các khuôn khổ hợp tác nhằm ngăn chặn nguy cơ khủng bố, tội phạm có tổ chức, các loại tội phạm xuyên quốc gia. Tình hình tội phạm ở Việt nam tiếp tục được kiềm chế, đảm bảo trật tự an toàn xã hội góp phần duy trì hòa bình, an ninh và ổn định của khu vực.
Tiếp tục phát huy những kết quả đạt được trong thực hiện Chương trình hành động phòng chống tội phạm mua bán người giai đoạn 2011-2015, Chính phủ đã phê duyệt Chương trình phòng, chống buôn bán phụ nữ và trẻ em thành Chương trình mục tiêu của Chính phủ để tập trung nguồn kinh phí và nguồn lực để thực hiện chương trình hiệu quả.
Trong năm qua, các lực lượng thực thi pháp luật của Việt Nam đã mở nhiều đợt tấn công trấn áp tội phạm, kiềm chế hoạt động vận chuyển ma túy xuyên quốc gia từ nước ngoài vào Việt Nam. Số vụ tội phạm ma túy và đối tượng tội phạm ma túy bị phát hiện gia tăng. Các lực lượng tăng cường hoạt động quản lý và kiểm soát tiền chất nhằm chủ động ngăn ngừa sản xuất các loại ma túy tổng hợp.
Việt Nam cam kết thực hiện các tuyên bố về phòng chống tội phạm theo kế hoạch đã được đưa ra tại Hội nghị cấp cao ASEAN và Hội nghị cấp Bộ trưởng ASEAN về phòng, chống tội phạm xuyên quốc gia nhằm thực hiện thành công Kế hoạch tổng thể xây dựng Cộng đồng Chính trị-Anh ninh ASEAN, hướng tới xây dựng Cộng đồng ASEAN vào năm 2015./.
Văn Sơn (TTXVN)