Theo báo cáo mới công bố của Chương trình phát triển của Liên hợp quốc (UNDP), sáu trên mười quốc gia trợ cấp lớn nhất cho ngành năng lượng nội địa chính là các nước đến từ thế giới Arập, trong đó có Kuwait, Arập Xêút và Qatar.
Ba quốc gia này thu phí người dân đối với nhiên liệu và điện ít hơn 1/3 giá quốc tế.
Báo cáo của UNDP cho hay, mục đích đằng sau việc các nước Arập thực hiện chính sách này trải rộng từ các mục tiêu toàn diện về phúc lợi xã hội như mở rộng quyền sử dụng năng lượng và bảo vệ thu nhập của những hộ dân nghèo, cho đến phát triển kinh tế như thúc đẩy tăng trưởng của ngành công nghiệp, gia tăng tiêu dùng nội địa, hay những lý do về chính trị bao gồm việc phân bổ dầu mỏ và khí đốt tự nhiên hợp lý hơn tại các quốc gia giàu tài nguyên.
Cho dù các hình thức trợ cấp năng lượng kiểu này có thể giúp ích trong việc đạt được một số mục tiêu quốc gia, song hình thức trợ cấp rất tốn kém và có thể không hiệu quả.
Bên cạnh đó, trợ cấp năng lượng gây ra tình trạng bóp méo tín hiệu giá cả, đồng thời tạo ra xu hướng trái với thông thường, khi các hộ gia đình có thu nhập cao và các ngành công nghiệp được hưởng lợi lớn nhất từ giá năng lượng thấp.
Tuy vậy, việc trợ cấp này vẫn là mạng lưới xã hội an toàn quan trọng dành cho người nghèo tại nhiều nơi trong thế giới Arập. Do tầm quan trọng của việc trợ cấp năng lượng, bất kỳ sự thay đổi trong vấn đề này cần được xem xét một cách cẩn trọng.
Một nhân tố thành công quan trọng cho những cải cách cần thiết là khả năng của chính phủ trong việc bù đắp cho người dân trước việc cắt giảm và hủy bỏ các trợ cấp năng lượng, thông qua hình thức trợ cấp năng lượng được nhắm đúng vào các nhóm thu nhập thấp; phân bổ hợp lý gói trợ cấp tiền mặt trực tiếp hay cải thiện và mở rộng mạng lưới an sinh xã hội hiện có./.
Ba quốc gia này thu phí người dân đối với nhiên liệu và điện ít hơn 1/3 giá quốc tế.
Báo cáo của UNDP cho hay, mục đích đằng sau việc các nước Arập thực hiện chính sách này trải rộng từ các mục tiêu toàn diện về phúc lợi xã hội như mở rộng quyền sử dụng năng lượng và bảo vệ thu nhập của những hộ dân nghèo, cho đến phát triển kinh tế như thúc đẩy tăng trưởng của ngành công nghiệp, gia tăng tiêu dùng nội địa, hay những lý do về chính trị bao gồm việc phân bổ dầu mỏ và khí đốt tự nhiên hợp lý hơn tại các quốc gia giàu tài nguyên.
Cho dù các hình thức trợ cấp năng lượng kiểu này có thể giúp ích trong việc đạt được một số mục tiêu quốc gia, song hình thức trợ cấp rất tốn kém và có thể không hiệu quả.
Bên cạnh đó, trợ cấp năng lượng gây ra tình trạng bóp méo tín hiệu giá cả, đồng thời tạo ra xu hướng trái với thông thường, khi các hộ gia đình có thu nhập cao và các ngành công nghiệp được hưởng lợi lớn nhất từ giá năng lượng thấp.
Tuy vậy, việc trợ cấp này vẫn là mạng lưới xã hội an toàn quan trọng dành cho người nghèo tại nhiều nơi trong thế giới Arập. Do tầm quan trọng của việc trợ cấp năng lượng, bất kỳ sự thay đổi trong vấn đề này cần được xem xét một cách cẩn trọng.
Một nhân tố thành công quan trọng cho những cải cách cần thiết là khả năng của chính phủ trong việc bù đắp cho người dân trước việc cắt giảm và hủy bỏ các trợ cấp năng lượng, thông qua hình thức trợ cấp năng lượng được nhắm đúng vào các nhóm thu nhập thấp; phân bổ hợp lý gói trợ cấp tiền mặt trực tiếp hay cải thiện và mở rộng mạng lưới an sinh xã hội hiện có./.
Quỳnh Anh (TTXVN)