Số liệu chính thức của Tổ chức Phát triển Nông nghiệp Arập (AOAD) cho thấy các nước Arập đã nhập khẩu 29,8 tỷ USD lương thực trong năm 2008, trong đó nhập khẩu lúa mỳ chiếm 33% với trị giá gần 10,5 tỷ USD.
AOAD cho biết nhu cầu nhập khẩu lương thực của các nước Arập trong thời gian tới sẽ tăng mạnh do mức tăng dân số Arập tương đối cao cùng với kế hoạch ngừng sản xuất lúa mỳ để cứu nguồn nước của Arập Xêút.
AOAD cho rằng sự phụ thuộc nặng nề vào lương thực nhập khẩu cùng với mức đầu tư nghèo nàn và tỷ lệ sử dụng đất thấp đã đẩy kim ngạch nhập khẩu của các nước Arập lên hơn 180 tỷ USD trong 10 năm qua.
Theo số liệu của AOAD, dân số Arập ước đạt gần 351 triệu người vào cuối năm 2009, tăng 2,34%/năm kể từ năm 1990 so với tỷ lệ tăng trưởng dân số toàn cầu là 1,16%.
Hiện nay, các nước Arập đang nghiên cứu một chiến lược nhằm tăng sản lượng lương thực và cắt giảm nhập khẩu.
Chiến lược gồm ba giai đoạn, kéo dài tới năm 2030 với chủ trương tăng gấp đôi sản lượng nông sản, với ba mục tiêu chính gồm tăng sản lượng, mở rộng đất canh tác bằng cách phát triển nguồn nước và thành lập các liên doanh nông nghiệp. Theo đó, đất trồng trọt sẽ tăng lên khoảng 2,9 triệu hécta vào năm 2030.
Mục đích chính là tăng sản lượng lúa mỳ lên 81,3%, sản lượng gạo tăng 56,5%, lúa mạch 81,2% và đường 69,3%. Chiến lược này đặt mục tiêu tạo gần 8,7 triệu việc làm mới./.
AOAD cho biết nhu cầu nhập khẩu lương thực của các nước Arập trong thời gian tới sẽ tăng mạnh do mức tăng dân số Arập tương đối cao cùng với kế hoạch ngừng sản xuất lúa mỳ để cứu nguồn nước của Arập Xêút.
AOAD cho rằng sự phụ thuộc nặng nề vào lương thực nhập khẩu cùng với mức đầu tư nghèo nàn và tỷ lệ sử dụng đất thấp đã đẩy kim ngạch nhập khẩu của các nước Arập lên hơn 180 tỷ USD trong 10 năm qua.
Theo số liệu của AOAD, dân số Arập ước đạt gần 351 triệu người vào cuối năm 2009, tăng 2,34%/năm kể từ năm 1990 so với tỷ lệ tăng trưởng dân số toàn cầu là 1,16%.
Hiện nay, các nước Arập đang nghiên cứu một chiến lược nhằm tăng sản lượng lương thực và cắt giảm nhập khẩu.
Chiến lược gồm ba giai đoạn, kéo dài tới năm 2030 với chủ trương tăng gấp đôi sản lượng nông sản, với ba mục tiêu chính gồm tăng sản lượng, mở rộng đất canh tác bằng cách phát triển nguồn nước và thành lập các liên doanh nông nghiệp. Theo đó, đất trồng trọt sẽ tăng lên khoảng 2,9 triệu hécta vào năm 2030.
Mục đích chính là tăng sản lượng lúa mỳ lên 81,3%, sản lượng gạo tăng 56,5%, lúa mạch 81,2% và đường 69,3%. Chiến lược này đặt mục tiêu tạo gần 8,7 triệu việc làm mới./.
(TTXVN/Vietnam+)