Bốn thành viên của Liên minh Bolivar cho các dân tộc châu Mỹ (ALBA) là Venezuela, Nicaragua, Ecuador và Bolivia ngày 5/6 quyết định rút khỏi Hiệp ước hỗ tương liên Mỹ (TIAR) bởi từ khi được thành lập, thể chế này chưa bao giờ đóng vai trò là công cụ hỗ trợ lẫn nhau về quốc phòng giữa các nước tại châu lục mà chỉ phục vụ lợi ích của Mỹ.
Tại cuộc họp báo chung sau khi kết thúc Đại hội đồng lần thứ 42 của Tổ chức các nước châu Mỹ (OAS) diễn ra tại Cochambamba (Bolivia), Ngoại trưởng Ecuador Ricardo Patino thay mặt những người đồng cấp của Venezuela, Nicaragua và Bolivia, chỉ rõ Hiệp ước trên ra đời với mục đích bảo vệ lẫn nhau trong trường hợp một nước châu Mỹ bị tấn công quân sự từ bên ngoài châu lục, thế nhưng nó đã không được thực hiện vào thời điểm quan trọng nhất lẽ ra phải được áp dụng, đó là cuộc xung đột vũ trang tại quần đảo Malvinas giữa Argentina và Anh.
Ngoại trưởng Patino tố cáo Mỹ đã hậu thuẫn Anh chứ không ủng hộ Argentina trong cuộc tranh chấp quân sự cách đây 30 năm tại quần đảo ở Nam Đại Tây Dương trên.
TIAR được ký năm 1947 tại Rio de Janeiro (Brazil) và có hiệu lực từ năm 1948. Venezuela và Bolivia ký tham gia hiệp ước năm 1947, Nicaragua ký năm 1948, còn Ecuador ký năm 1949. Trước đó, vào năm 2002, Mexico đã thông báo rút khỏi TIAR vì coi đây là một cơ chế “lỗi thời.”
Theo ông Patino, TIAR hiện chỉ còn là một “xác chết đã thối rữa” và điều cần làm là phải “chôn” nó. TIAR sẽ chỉ còn 18 thành viên sau khi 4 nước trên rút khỏi cơ quan trực thuộc OAS này.
Sự cần thiết cấp bách cải tổ sâu rộng OAS được đại diện của các nước theo đường lối cánh tả Mỹ Latinh đề cập tại Đại hội đồng OAS lần này. Theo Tổng thống Ecuador Rafael Correa, mục tiêu của các dân tộc châu Mỹ là tạo ra sự thịnh vượng và xây dựng một “Tổ quốc lớn” không có nghèo đói và nhân phẩm được tôn trọng. Nếu như OAS không hỗ trợ quá trình đó thì cần phải thành lập một tổ chức liên Mỹ mới và tốt hơn thay thế.
Phát biểu với báo chí khi trở về nước đêm 4/6 sau khi dự cuộc họp thường niên cấp bộ trưởng của OAS, Tổng thống Correa không loại trừ việc Ecuador sẽ rút khỏi Ủy ban nhân quyền liên Mỹ (CIDH), một cơ quan khác của OAS mà theo ông cũng bị các nước theo chủ nghĩa bá chủ như Mỹ giật dây phục vụ quyền lợi của Washington và hành động vượt quá chức năng cho phép.
Ông chỉ rõ một điểm bất cập khác của Hệ thống nhân quyền liên Mỹ là CIDH có trụ sở tại Washington mặc dù Mỹ vẫn chưa ký Hiệp ước nhân quyền châu Mỹ (Hiệp ước San Jose), một trong những cơ sở pháp lý để thúc đẩy và bảo vệ nhân quyền tại châu lục.
Tháng 5 vừa qua, Tổng thống Venezuela Hugo Chávez thông báo Caracas sẽ rút khỏi CIDH vì coi đây là một “cơ chế” được Mỹ thao túng để chống lại quốc gia Nam Mỹ này./.
Tại cuộc họp báo chung sau khi kết thúc Đại hội đồng lần thứ 42 của Tổ chức các nước châu Mỹ (OAS) diễn ra tại Cochambamba (Bolivia), Ngoại trưởng Ecuador Ricardo Patino thay mặt những người đồng cấp của Venezuela, Nicaragua và Bolivia, chỉ rõ Hiệp ước trên ra đời với mục đích bảo vệ lẫn nhau trong trường hợp một nước châu Mỹ bị tấn công quân sự từ bên ngoài châu lục, thế nhưng nó đã không được thực hiện vào thời điểm quan trọng nhất lẽ ra phải được áp dụng, đó là cuộc xung đột vũ trang tại quần đảo Malvinas giữa Argentina và Anh.
Ngoại trưởng Patino tố cáo Mỹ đã hậu thuẫn Anh chứ không ủng hộ Argentina trong cuộc tranh chấp quân sự cách đây 30 năm tại quần đảo ở Nam Đại Tây Dương trên.
TIAR được ký năm 1947 tại Rio de Janeiro (Brazil) và có hiệu lực từ năm 1948. Venezuela và Bolivia ký tham gia hiệp ước năm 1947, Nicaragua ký năm 1948, còn Ecuador ký năm 1949. Trước đó, vào năm 2002, Mexico đã thông báo rút khỏi TIAR vì coi đây là một cơ chế “lỗi thời.”
Theo ông Patino, TIAR hiện chỉ còn là một “xác chết đã thối rữa” và điều cần làm là phải “chôn” nó. TIAR sẽ chỉ còn 18 thành viên sau khi 4 nước trên rút khỏi cơ quan trực thuộc OAS này.
Sự cần thiết cấp bách cải tổ sâu rộng OAS được đại diện của các nước theo đường lối cánh tả Mỹ Latinh đề cập tại Đại hội đồng OAS lần này. Theo Tổng thống Ecuador Rafael Correa, mục tiêu của các dân tộc châu Mỹ là tạo ra sự thịnh vượng và xây dựng một “Tổ quốc lớn” không có nghèo đói và nhân phẩm được tôn trọng. Nếu như OAS không hỗ trợ quá trình đó thì cần phải thành lập một tổ chức liên Mỹ mới và tốt hơn thay thế.
Phát biểu với báo chí khi trở về nước đêm 4/6 sau khi dự cuộc họp thường niên cấp bộ trưởng của OAS, Tổng thống Correa không loại trừ việc Ecuador sẽ rút khỏi Ủy ban nhân quyền liên Mỹ (CIDH), một cơ quan khác của OAS mà theo ông cũng bị các nước theo chủ nghĩa bá chủ như Mỹ giật dây phục vụ quyền lợi của Washington và hành động vượt quá chức năng cho phép.
Ông chỉ rõ một điểm bất cập khác của Hệ thống nhân quyền liên Mỹ là CIDH có trụ sở tại Washington mặc dù Mỹ vẫn chưa ký Hiệp ước nhân quyền châu Mỹ (Hiệp ước San Jose), một trong những cơ sở pháp lý để thúc đẩy và bảo vệ nhân quyền tại châu lục.
Tháng 5 vừa qua, Tổng thống Venezuela Hugo Chávez thông báo Caracas sẽ rút khỏi CIDH vì coi đây là một “cơ chế” được Mỹ thao túng để chống lại quốc gia Nam Mỹ này./.
Quang Sơn/Buenos Aires (Vietnam+)