Các nhà sản xuất ôtô hàng đầu tại Ấn Độ, trong đó có Maruti, Ford, Honda, Volkswagen và Tata Motors, vừa đồng loạt công bố doanh số kỷ lục trong tháng 3/2012, nhờ kết quả kinh doanh tích cực tại thị trường ôtô ở quốc gia Nam Á này.
Honda Siel Car (Ấn Độ) cho biết doanh số ôtô trong tháng 3/2012 đã tăng vọt 203% lên mức kỷ lục 11.016 chiếc và mới đây đã thông báo mở lại nhà máy sản xuất tại Thái Lan sau trận lụt lịch sử vào năm 2011 với mục tiêu hoạt động 100% công suất (240.000 chiếc/năm).
Trong khi đó, chi nhánh Ấn Độ của "đại gia xe hơi" Ford của Mỹ công bố doanh số đạt 12.148 chiếc trong tháng 3/2012, tăng gần 1% so với cùng kỳ năm 2011.
Cũng trong tháng 3/2012, Volkswagen đã bán ra 8.326 chiếc, tăng 2,8% so với cùng kỳ năm 2011, dẫn đầu là các loại xe Polo và Vento.
Doanh số của Tata Motors trong tháng 3/2012 tuy không đạt con số kỷ lục nhưng đã tăng 30% so với cùng kỳ năm 2011, nhờ doanh số kỷ lục của dòng xe rẻ nhất thế giới Nano.
Hyundai Motors - hãng sản xuất ôtô lớn thứ hai Ấn Độ - cũng cho biết doanh số tháng 3 vừa qua đã tăng 6,61%, đạt 59.229 chiếc.
Về phần mình, Maruti - mà tập đoàn ôtô Suzuki Motor (Nhật Bản) nắm cổ phần đa số - cho biết doanh số trong tháng 3/2012 "leo" nhanh 3,3% so với cùng kỳ năm 2011 lên mức kỷ lục 124.952 xe, nhờ hoạt động kinh doanh mạnh mẽ các dòng xe cửa sau cũng như dòng xe DZire và các loại xe tải nhỏ.
Tuy nhiên, nếu xét về kết quả hoạt động trong tài khóa tính đến 31/3/2012, doanh số của Maruti đã giảm gần 11% xuống mức 1.133.695 chiếc, do sản lượng ôtô giảm 106.000 chiếc trong giai đoạn từ tháng 6-12/2011 do những bất đồng với người lao động tại một trong các nhà máy tại phía bắc Ấn Độ.
Các kết quả tăng trưởng kỷ lục trên là nhờ việc các nhà sản xuất đã tăng hiệu quả sử dụng động cơ điêden và người tiêu dùng tranh thủ mua xe trước khi các quy định về thuế ôtô mới của Chính phủ Ấn Độ trở nên có hiệu lực sẽ ảnh hưởng tới một số phân khúc thị trường.
Năm 2011, ngành công nghiệp ôtô Ấn Độ - một trong những thị trường ôtô tăng trưởng nhanh nhất thế giới trong những năm gần đây - đã đối mặt với tình trạng nhu cầu giảm sút do người tiêu dùng trì hoãn hoặc hủy bỏ các quyết định mua sắm vì các khoản vay lãi suất cao và giá nhiên liệu gia tăng.
Nhà phân tích công nghiệp ôtô Mahantesh Sabarad tại Fortune Equity Broker cho hay "các dữ liệu tháng 3/2012 đã cho thấy ngành công nghiệp ôtô Ấn Độ đang dần thoát khỏi vết lún của chính mình từ những vấn đề gặp phải trong năm 2011."
Các nhà phân tích dự đoán lượng ôtô bán ra tại Ấn Độ sẽ còn tiếp tục tăng trong các tháng tới do Ngân hàng Trung ương Ấn Độ được kỳ vọng sẽ hạ lãi suất cho vay, giúp giảm chi phí mua sắm ôtô. Hiệp hội các nhà sản xuất ôtô Ấn Độ dự đoán doanh số ôtô của nước này sẽ tăng 11-13% trong tài khóa 2012-2013./.
Honda Siel Car (Ấn Độ) cho biết doanh số ôtô trong tháng 3/2012 đã tăng vọt 203% lên mức kỷ lục 11.016 chiếc và mới đây đã thông báo mở lại nhà máy sản xuất tại Thái Lan sau trận lụt lịch sử vào năm 2011 với mục tiêu hoạt động 100% công suất (240.000 chiếc/năm).
Trong khi đó, chi nhánh Ấn Độ của "đại gia xe hơi" Ford của Mỹ công bố doanh số đạt 12.148 chiếc trong tháng 3/2012, tăng gần 1% so với cùng kỳ năm 2011.
Cũng trong tháng 3/2012, Volkswagen đã bán ra 8.326 chiếc, tăng 2,8% so với cùng kỳ năm 2011, dẫn đầu là các loại xe Polo và Vento.
Doanh số của Tata Motors trong tháng 3/2012 tuy không đạt con số kỷ lục nhưng đã tăng 30% so với cùng kỳ năm 2011, nhờ doanh số kỷ lục của dòng xe rẻ nhất thế giới Nano.
Hyundai Motors - hãng sản xuất ôtô lớn thứ hai Ấn Độ - cũng cho biết doanh số tháng 3 vừa qua đã tăng 6,61%, đạt 59.229 chiếc.
Về phần mình, Maruti - mà tập đoàn ôtô Suzuki Motor (Nhật Bản) nắm cổ phần đa số - cho biết doanh số trong tháng 3/2012 "leo" nhanh 3,3% so với cùng kỳ năm 2011 lên mức kỷ lục 124.952 xe, nhờ hoạt động kinh doanh mạnh mẽ các dòng xe cửa sau cũng như dòng xe DZire và các loại xe tải nhỏ.
Tuy nhiên, nếu xét về kết quả hoạt động trong tài khóa tính đến 31/3/2012, doanh số của Maruti đã giảm gần 11% xuống mức 1.133.695 chiếc, do sản lượng ôtô giảm 106.000 chiếc trong giai đoạn từ tháng 6-12/2011 do những bất đồng với người lao động tại một trong các nhà máy tại phía bắc Ấn Độ.
Các kết quả tăng trưởng kỷ lục trên là nhờ việc các nhà sản xuất đã tăng hiệu quả sử dụng động cơ điêden và người tiêu dùng tranh thủ mua xe trước khi các quy định về thuế ôtô mới của Chính phủ Ấn Độ trở nên có hiệu lực sẽ ảnh hưởng tới một số phân khúc thị trường.
Năm 2011, ngành công nghiệp ôtô Ấn Độ - một trong những thị trường ôtô tăng trưởng nhanh nhất thế giới trong những năm gần đây - đã đối mặt với tình trạng nhu cầu giảm sút do người tiêu dùng trì hoãn hoặc hủy bỏ các quyết định mua sắm vì các khoản vay lãi suất cao và giá nhiên liệu gia tăng.
Nhà phân tích công nghiệp ôtô Mahantesh Sabarad tại Fortune Equity Broker cho hay "các dữ liệu tháng 3/2012 đã cho thấy ngành công nghiệp ôtô Ấn Độ đang dần thoát khỏi vết lún của chính mình từ những vấn đề gặp phải trong năm 2011."
Các nhà phân tích dự đoán lượng ôtô bán ra tại Ấn Độ sẽ còn tiếp tục tăng trong các tháng tới do Ngân hàng Trung ương Ấn Độ được kỳ vọng sẽ hạ lãi suất cho vay, giúp giảm chi phí mua sắm ôtô. Hiệp hội các nhà sản xuất ôtô Ấn Độ dự đoán doanh số ôtô của nước này sẽ tăng 11-13% trong tài khóa 2012-2013./.
Quỳnh Anh (TTXVN)