Vụ mía 2009, nông dân trồng mía tỉnh Hậu Giang rất phấn khởi vì bán được giá rất cao, lợi nhuận tăng gấp 2 đến 3 lần so với các năm trước, trong khi các nhà máy phải chạy đôn chạy đáo tìm mua nguyên liệu và phải hoạt động cầm chừng.
Nguyên nhân chủ yếu là do diện tích mía trên địa bàn giảm mạnh trong khi các nhà máy lại tiếp tục tăng công suất.
Theo Sở Nông nghiệp Phát triển nông thôn tỉnh Hậu Giang, vụ mía năm 2009, nông dân tỉnh Hậu Giang chỉ trồng được gần 13.000ha, giảm 2.500ha so với cùng kỳ, năng suất bình quân từ 85-90 tấn/ha, sản lượng đạt khoảng 1,1 triệu tấn. Long Mỹ là địa phương có diện tích trồng mía giảm nhiều nhất.
Ông Trần Minh Quang, Phó phòng Nông nghiệp Phát triển nông thôn huyện Long Mỹ cho biết, những năm qua, diện tích mía của huyện đạt khỏang 3.600ha nhưng trong vụ mía 2009 vừa qua, qua rà soát lại diện tích trồng mía của huyện chỉ còn có 409ha.
Nguyên nhân diện tích mía của huyện giảm nhanh là do giá mía trong các năm qua luôn thấp và lên xuống thất thường, nông dân trồng mía không có lãi, không được các doanh nghiệp đầu tư vốn và bao tiêu sản phẩm nên bà con đã chuyển sang trồng lúa hoặc các loại cây trồng khác.
Cũng do thiếu mía nguyên liệu mà cả 3 nhà máy đường trên địa bàn tỉnh Hậu Giang hiện nay chỉ hoạt động cầm chừng. 2 nhà máy đường của Casuco là Phụng Hiệp và Vị Thanh với tổng công suất 6.000 tấn/ngày nhưng chỉ hoạt động được chưa đầy 2/3 công suất.
Nhà máy đường cồn Long Mỹ Phát thì cứ 2 ngày họat động lại phải nghỉ 1 ngày chờ mía nhưng cũng không thể có đủ mía để chạy được hết công suất 3.000 tấn/ngày.
Tình hình thiếu mía nguyên liệu đã làm cho các nhà máy tranh mua, tranh bán và đã đẩy giá mía tăng rất cao, có lúc từ 1.100 đến 1.200 đồng/kg làm cho các nhà máy rất khốn đốn.
Hiện tại, lượng mía nguyên liệu trên địa bàn tỉnh còn rất ít , tập trung chủ yếu ở Vị Thanh, Long Mỹ với khoảng 50.000 tấn. Hầu hết lượng mía nguyên liệu phục vụ cho 3 nhà máy trên địa bàn tỉnh phải thu mua từ các tỉnh bạn.
Do thiếu mía nguyên liệu nên niên vụ ép đường 2009-2010 của các nhà máy đường trên địa bàn dự kiến sẽ kết thúc sớm so với các năm trước./.
Nguyên nhân chủ yếu là do diện tích mía trên địa bàn giảm mạnh trong khi các nhà máy lại tiếp tục tăng công suất.
Theo Sở Nông nghiệp Phát triển nông thôn tỉnh Hậu Giang, vụ mía năm 2009, nông dân tỉnh Hậu Giang chỉ trồng được gần 13.000ha, giảm 2.500ha so với cùng kỳ, năng suất bình quân từ 85-90 tấn/ha, sản lượng đạt khoảng 1,1 triệu tấn. Long Mỹ là địa phương có diện tích trồng mía giảm nhiều nhất.
Ông Trần Minh Quang, Phó phòng Nông nghiệp Phát triển nông thôn huyện Long Mỹ cho biết, những năm qua, diện tích mía của huyện đạt khỏang 3.600ha nhưng trong vụ mía 2009 vừa qua, qua rà soát lại diện tích trồng mía của huyện chỉ còn có 409ha.
Nguyên nhân diện tích mía của huyện giảm nhanh là do giá mía trong các năm qua luôn thấp và lên xuống thất thường, nông dân trồng mía không có lãi, không được các doanh nghiệp đầu tư vốn và bao tiêu sản phẩm nên bà con đã chuyển sang trồng lúa hoặc các loại cây trồng khác.
Cũng do thiếu mía nguyên liệu mà cả 3 nhà máy đường trên địa bàn tỉnh Hậu Giang hiện nay chỉ hoạt động cầm chừng. 2 nhà máy đường của Casuco là Phụng Hiệp và Vị Thanh với tổng công suất 6.000 tấn/ngày nhưng chỉ hoạt động được chưa đầy 2/3 công suất.
Nhà máy đường cồn Long Mỹ Phát thì cứ 2 ngày họat động lại phải nghỉ 1 ngày chờ mía nhưng cũng không thể có đủ mía để chạy được hết công suất 3.000 tấn/ngày.
Tình hình thiếu mía nguyên liệu đã làm cho các nhà máy tranh mua, tranh bán và đã đẩy giá mía tăng rất cao, có lúc từ 1.100 đến 1.200 đồng/kg làm cho các nhà máy rất khốn đốn.
Hiện tại, lượng mía nguyên liệu trên địa bàn tỉnh còn rất ít , tập trung chủ yếu ở Vị Thanh, Long Mỹ với khoảng 50.000 tấn. Hầu hết lượng mía nguyên liệu phục vụ cho 3 nhà máy trên địa bàn tỉnh phải thu mua từ các tỉnh bạn.
Do thiếu mía nguyên liệu nên niên vụ ép đường 2009-2010 của các nhà máy đường trên địa bàn dự kiến sẽ kết thúc sớm so với các năm trước./.
Ngọc Thiện (Vietnam+)