Trong thời đại công nghệ thông tin bùng nổ hiện nay, các nhà lãnh đạo thế giới đã tìm ra một công cụ mới rất đắc lực giúp cho họ tăng cường tính tương tác với người dân một cách hiệu quả, đó là mạng xã hội, mà ở đó phổ biến nhất vẫn là Facebook và Twitter.
Thử tưởng tượng xem, thông tin luôn được cập nhật nhanh chóng nhất trên mạng xã hội và người lãnh đạo đất nước sẽ lập tức nắm bắt được, thay vì phải trải qua một hệ thống “cung cấp tin tức” cồng kềnh, nhiều lớp.
Chưa hết, mạng xã hội cũng giúp cho người dân hiện thực hóa điều tưởng như không thể, đó là bày tỏ tâm tư nguyện vọng của họ đến những nhà lãnh đạo hàng đầu của đất nước theo con đường ngắn gọn hơn nhiều so với những hình thức dân nguyện truyền thống.
Không chỉ có vậy, ở chiều ngược lại, mạng xã hội như Facebook, Twitter còn giúp cho các chính trị gia gây dựng được sự cảm tình từ công chúng, bởi “cầu nối công nghệ số” này đã đưa những hình ảnh chân thực, đời thường của những nhà lãnh đạo tưởng như rất xa vời trở nên gần gũi với người dân hơn.
Với những ưu điểm nổi bật như vậy, không có gì lạ khi hiện nay, ngày càng có nhiều các nhà lãnh đạo thế giới tham gia vào mạng xã hội ảo, giúp làm nên bức tranh phong phú nhiều màu trên Facebook cũng như Twitter.
Có thể điểm qua 4 gương mặt chính trị gia sử dụng mạng xã hội rất hiệu quả như:
Tổng thống Mỹ Barack Obama
http://twitter.com/BarackObama
http://www.facebook.com/barackobama
Số người đang “theo đuôi” đương kim Tổng thống Mỹ hiện nay trên Twitter là 17.683.656, trong khi ở Facebook là 27.410.806.
Không có gì quá ngạc nhiên khi Tổng thống Obama được coi là tấm gương tiên phong cho việc ứng dụng mạng xã hội, bởi từ hồi vận động chiến dịch tranh cử đầu tiên, ông Obama đã khéo léo biến Facebook, Twitter trở thành những kênh truyền tải thông điệp đầy hiệu quả, và cũng từ đây, ông đã xây dựng được hình ảnh của một chính trị gia “hiện đại,” gần gũi, đầy nhiệt huyết.
Tới giờ, khi sắp bước vào chiến dịch tranh cử tổng thống cho nhiệm kỳ thứ 2, ông Obama vẫn không quên sức mạnh của mạng xã hội và đã chuẩn bị kỹ lưỡng để lại vận dụng những kênh thông tin giá trị này thuyết phục cử tri Mỹ.
Nhưng nên nhớ rằng hiện nay, không chỉ có ông Obama nắm được sức mạnh của mạng xã hội, mà những đối thủ chính trị khác tại Mỹ cũng đang rất tích cực khai phá lĩnh vực này để cạnh tranh với “vị tổng thống mạng xã hội.”
Ngoài ra, cũng cần nhắc tới một thực tế là khi trở thành ông chủ Nhà Trắng thì “núi” công việc khổng lồ khiến cho quỹ thời gian của Tổng thống Obama luôn ở trong tình trang eo hẹp, vậy nên ông đã chuyển giao phần quản lý các tài khoản mạng xã hội cho tổ chức dưới trướng là “Organising for America” phụ trách.
Tổng thống Venezuela: Hugo Chavez
http://twitter.com/chavezcandanga
http://www.facebook.com/pages/Hugo-Chavez/112591172085879
Lượng fan của Tổng thống Venezuela trên Twitter hiện nay đang là 3.219.500, trong khi ở Facebook, con số này là 29.270.
Dù có cả 2 tài khoản Twitter và Facebook song đối với Tổng thống Hugo Chavez, thì “tiểu blog” mới thực sự là dịch vụ mạng xã hội ưa thích của ông.
Không giống như người đồng nhiệm Obama ở việc giao phần quản lý tài khoản cho các phụ tá, Tổng thống Chavez rất tích cực tự tay “tweet” trên Twitter, vì thế tài khoản “tiểu blog” của ông được cho là mang nhiều màu sắc cá nhân, và đây cũng là lý do “Twitter Chavez” thu hút được nhiều sự quan tâm như vậy.
Một điều thú vị là từ những đoạn tweet chia sẻ của Tổng thống Chavez, người ta thấy ông rất hâm mộ…dấu chấm than. Có lẽ, người đứng đầu chính phủ Venezuela luôn muốn thể hiện sự mạnh mẽ, tràn đầy năng lượng cùng một cảm xúc thăng hoa khi ông tham gia Twitter.
Cựu Thống đốc bang California, Arnold Schwarzenegger
http://twitter.com/Schwarzenegger
http://www.facebook.com/joinarnold
Hiện giờ, số người theo đuôi chính trị gia vốn là một diễn viên nổi tiếng này trên Twitter là 2.534.020, trong khi ở Facebook, lượng fan của ông là 1.984.004.
Dư luận đánh giá tài khoản Twitter của cựu Thống đốc bang California là rất “chân thành” và có nhiều chia sẻ “đa dạng” bao gồm cả chính trị, cũng như đời sống riêng tư.
Schwarzenegger tweet về mọi thứ, từ cuộc gặp gỡ Thủ tướng Nga, cho tới việc ra mắt cuốn sách của con gái, hay ông đã cố gắng tìm kiếm tài liệu Waiting for Superman nhiều như thế nào.
Và cũng tương tự như Tổng thống Venezuela Hugo Chavez, cựu Thống đốc Schwarzenegger không thể hiện sự riêng tư trên Facebook nhiều như ở Twitter.
Tài khoản Facebook của Schwarzenegger nói chung là “thuần chính trị,” dù ưu điểm ở đây là ông cũng duy trì sự tham gia trang này rất đều đặn.
Thủ tướng Australia Julia Gillard
http://twitter.com/JuliaGillard
http://www.facebook.com/pages/Julia-Gillard/161674172327
Lượng người “theo đuôi” hiện thời của nữ Thủ tướng Australia trên “tiểu blog” là 252.869, trong khi ở Facebook, con số này là 129.864.
Nếu so với những nhà lãnh đạo kể trên thì lượng fan của nữ Thủ tướng đầu tiên của Australia trên mạng xã hội là khá khiêm tốn, nhưng dù sao bà Julia Gillard cũng là một trong số ít những chính trị gia “chịu khó” theo đuôi các tài khoản khác.
Bà thường xuyên “retweet” nội dung từ tài khoản Twitter của đảng chính trị mà bà xuất thân (@AustralianLabor), đồng thời bà cũng thường phản hồi các ý kiến đóng góp từ những cá nhân khác nhau, và còn chia sẻ không ít những chi tiết đời thường khác, chẳng hạn như…trưa nay bà ăn món gì.
Trong khi đó, trang Facebook của Thủ tướng Australia thì lại là “thuần quảng bá,” khi tại đó, người ta thấy những thông tin về việc bà đi thăm binh lính tại Afghanistan, gặp gỡ Chủ tịch FIFA Sepp Blatter…
Trong thế giới công nghệ vốn không hề tồn tại bất kỳ đường ranh giới nào, người ta dễ dàng thấy ngày càng có nhiều các vị lãnh đạo quốc gia “góp vui” trên mạng xã hội Facebook, Twitter, từ châu Âu, châu Mỹ cho tới châu Á, châu Phi hay châu Đại Dương, trong đó bốn gương mặt chính trị gia nói trên là những dẫn chứng tiêu biểu.
Ngay tại khu vực Đông Nam Á, hiện nay đã có bảy nhà lãnh đạo sử dụng Facebook như một kênh giao tiếp, tương tác hiệu quả.
Thử tưởng tượng xem, thông tin luôn được cập nhật nhanh chóng nhất trên mạng xã hội và người lãnh đạo đất nước sẽ lập tức nắm bắt được, thay vì phải trải qua một hệ thống “cung cấp tin tức” cồng kềnh, nhiều lớp.
Chưa hết, mạng xã hội cũng giúp cho người dân hiện thực hóa điều tưởng như không thể, đó là bày tỏ tâm tư nguyện vọng của họ đến những nhà lãnh đạo hàng đầu của đất nước theo con đường ngắn gọn hơn nhiều so với những hình thức dân nguyện truyền thống.
Không chỉ có vậy, ở chiều ngược lại, mạng xã hội như Facebook, Twitter còn giúp cho các chính trị gia gây dựng được sự cảm tình từ công chúng, bởi “cầu nối công nghệ số” này đã đưa những hình ảnh chân thực, đời thường của những nhà lãnh đạo tưởng như rất xa vời trở nên gần gũi với người dân hơn.
Với những ưu điểm nổi bật như vậy, không có gì lạ khi hiện nay, ngày càng có nhiều các nhà lãnh đạo thế giới tham gia vào mạng xã hội ảo, giúp làm nên bức tranh phong phú nhiều màu trên Facebook cũng như Twitter.
Có thể điểm qua 4 gương mặt chính trị gia sử dụng mạng xã hội rất hiệu quả như:
Tổng thống Mỹ Barack Obama
http://twitter.com/BarackObama
http://www.facebook.com/barackobama
Số người đang “theo đuôi” đương kim Tổng thống Mỹ hiện nay trên Twitter là 17.683.656, trong khi ở Facebook là 27.410.806.
Không có gì quá ngạc nhiên khi Tổng thống Obama được coi là tấm gương tiên phong cho việc ứng dụng mạng xã hội, bởi từ hồi vận động chiến dịch tranh cử đầu tiên, ông Obama đã khéo léo biến Facebook, Twitter trở thành những kênh truyền tải thông điệp đầy hiệu quả, và cũng từ đây, ông đã xây dựng được hình ảnh của một chính trị gia “hiện đại,” gần gũi, đầy nhiệt huyết.
Tới giờ, khi sắp bước vào chiến dịch tranh cử tổng thống cho nhiệm kỳ thứ 2, ông Obama vẫn không quên sức mạnh của mạng xã hội và đã chuẩn bị kỹ lưỡng để lại vận dụng những kênh thông tin giá trị này thuyết phục cử tri Mỹ.
Nhưng nên nhớ rằng hiện nay, không chỉ có ông Obama nắm được sức mạnh của mạng xã hội, mà những đối thủ chính trị khác tại Mỹ cũng đang rất tích cực khai phá lĩnh vực này để cạnh tranh với “vị tổng thống mạng xã hội.”
Ngoài ra, cũng cần nhắc tới một thực tế là khi trở thành ông chủ Nhà Trắng thì “núi” công việc khổng lồ khiến cho quỹ thời gian của Tổng thống Obama luôn ở trong tình trang eo hẹp, vậy nên ông đã chuyển giao phần quản lý các tài khoản mạng xã hội cho tổ chức dưới trướng là “Organising for America” phụ trách.
Tổng thống Venezuela: Hugo Chavez
http://twitter.com/chavezcandanga
http://www.facebook.com/pages/Hugo-Chavez/112591172085879
Lượng fan của Tổng thống Venezuela trên Twitter hiện nay đang là 3.219.500, trong khi ở Facebook, con số này là 29.270.
Dù có cả 2 tài khoản Twitter và Facebook song đối với Tổng thống Hugo Chavez, thì “tiểu blog” mới thực sự là dịch vụ mạng xã hội ưa thích của ông.
Không giống như người đồng nhiệm Obama ở việc giao phần quản lý tài khoản cho các phụ tá, Tổng thống Chavez rất tích cực tự tay “tweet” trên Twitter, vì thế tài khoản “tiểu blog” của ông được cho là mang nhiều màu sắc cá nhân, và đây cũng là lý do “Twitter Chavez” thu hút được nhiều sự quan tâm như vậy.
Một điều thú vị là từ những đoạn tweet chia sẻ của Tổng thống Chavez, người ta thấy ông rất hâm mộ…dấu chấm than. Có lẽ, người đứng đầu chính phủ Venezuela luôn muốn thể hiện sự mạnh mẽ, tràn đầy năng lượng cùng một cảm xúc thăng hoa khi ông tham gia Twitter.
Cựu Thống đốc bang California, Arnold Schwarzenegger
http://twitter.com/Schwarzenegger
http://www.facebook.com/joinarnold
Hiện giờ, số người theo đuôi chính trị gia vốn là một diễn viên nổi tiếng này trên Twitter là 2.534.020, trong khi ở Facebook, lượng fan của ông là 1.984.004.
Dư luận đánh giá tài khoản Twitter của cựu Thống đốc bang California là rất “chân thành” và có nhiều chia sẻ “đa dạng” bao gồm cả chính trị, cũng như đời sống riêng tư.
Schwarzenegger tweet về mọi thứ, từ cuộc gặp gỡ Thủ tướng Nga, cho tới việc ra mắt cuốn sách của con gái, hay ông đã cố gắng tìm kiếm tài liệu Waiting for Superman nhiều như thế nào.
Và cũng tương tự như Tổng thống Venezuela Hugo Chavez, cựu Thống đốc Schwarzenegger không thể hiện sự riêng tư trên Facebook nhiều như ở Twitter.
Tài khoản Facebook của Schwarzenegger nói chung là “thuần chính trị,” dù ưu điểm ở đây là ông cũng duy trì sự tham gia trang này rất đều đặn.
Thủ tướng Australia Julia Gillard
http://twitter.com/JuliaGillard
http://www.facebook.com/pages/Julia-Gillard/161674172327
Lượng người “theo đuôi” hiện thời của nữ Thủ tướng Australia trên “tiểu blog” là 252.869, trong khi ở Facebook, con số này là 129.864.
Nếu so với những nhà lãnh đạo kể trên thì lượng fan của nữ Thủ tướng đầu tiên của Australia trên mạng xã hội là khá khiêm tốn, nhưng dù sao bà Julia Gillard cũng là một trong số ít những chính trị gia “chịu khó” theo đuôi các tài khoản khác.
Bà thường xuyên “retweet” nội dung từ tài khoản Twitter của đảng chính trị mà bà xuất thân (@AustralianLabor), đồng thời bà cũng thường phản hồi các ý kiến đóng góp từ những cá nhân khác nhau, và còn chia sẻ không ít những chi tiết đời thường khác, chẳng hạn như…trưa nay bà ăn món gì.
Trong khi đó, trang Facebook của Thủ tướng Australia thì lại là “thuần quảng bá,” khi tại đó, người ta thấy những thông tin về việc bà đi thăm binh lính tại Afghanistan, gặp gỡ Chủ tịch FIFA Sepp Blatter…
Trong thế giới công nghệ vốn không hề tồn tại bất kỳ đường ranh giới nào, người ta dễ dàng thấy ngày càng có nhiều các vị lãnh đạo quốc gia “góp vui” trên mạng xã hội Facebook, Twitter, từ châu Âu, châu Mỹ cho tới châu Á, châu Phi hay châu Đại Dương, trong đó bốn gương mặt chính trị gia nói trên là những dẫn chứng tiêu biểu.
Ngay tại khu vực Đông Nam Á, hiện nay đã có bảy nhà lãnh đạo sử dụng Facebook như một kênh giao tiếp, tương tác hiệu quả.
Cụ thể:
Nhà lãnh đạo |
Quốc gia |
Vị trí |
Địa chỉ Facebook |
Hassanal Bolkiah Mu’izzaddin Waddaulah |
Brunei | Quốc vương |
https://www.facebook.com/pages/Prime-Ministers-Office-of-Brunei-Darussalam/147688808616818 |
Najib Tun Razak |
Malaysia | Thủ tướng |
https://www.facebook.com/pages/Dato-Seri-Najib-Tun-Razak/240306492648795?ref=ts (chưa được xác thực) |
Benigno Simeon Aquino |
Philippines | Tổng thống |
https://www.facebook.com/presidentnoy |
Tony Tan Keng Yam |
Singapore | Tổng thống |
https://www.facebook.com/DrTonyTan |
Lý Hiển Long | Singapore | Thủ tướng |
http://www.facebook.com/leehsienloong |
Yingluck Shinawatra | Thái Lan |
Thủ tướng |
http://www.facebook.com/Y.Shinawatra |
Abhisit Vejjajiva |
Thái Lan |
Cựu Thủ tướng |
https://www.facebook.com/Abhisit.M.Vejjajiva |
Xin kết lại bài viết bằng một câu chuyện đơn giản nhưng có nhiều ý nghĩa về mạng xã hội ngày nay.
Đó là vào hôm 20/5 vừa qua, chính quyền Pakistan đã bất ngờ cấm truy cập vào mạng xã hội Twitter vì trang này xuất hiện những “nội dung báng bổ.”
Tuy nhiên, chỉ sau 12 tiếng cấm đoán, quốc gia Đạo Hồi này đã mở lại truy cập cho dịch vụ tiểu blog nói trên.
Sau đó, một thành viên Twitter tích cực trong chính phủ Pakistan là Bộ trưởng Nội vụ Rehman Malik đã bày tỏ vào đêm hôm đó rằng chính ông đã can thiệp và đề nghị Thủ tướng kết thúc lệnh cấm, để người dùng Internet tại đất nước Nam Á này tiếp tục được trải nghiệm những điều tuyệt vời do mạng xã hội mang lại./.
Đó là vào hôm 20/5 vừa qua, chính quyền Pakistan đã bất ngờ cấm truy cập vào mạng xã hội Twitter vì trang này xuất hiện những “nội dung báng bổ.”
Tuy nhiên, chỉ sau 12 tiếng cấm đoán, quốc gia Đạo Hồi này đã mở lại truy cập cho dịch vụ tiểu blog nói trên.
Sau đó, một thành viên Twitter tích cực trong chính phủ Pakistan là Bộ trưởng Nội vụ Rehman Malik đã bày tỏ vào đêm hôm đó rằng chính ông đã can thiệp và đề nghị Thủ tướng kết thúc lệnh cấm, để người dùng Internet tại đất nước Nam Á này tiếp tục được trải nghiệm những điều tuyệt vời do mạng xã hội mang lại./.
Văn Hưng (Vietnam+)