Chính phủ Thụy Sĩ ngày 28/8 cho biết các ngân hàng nước này sẵn sàng trả tiền phạt khổng lồ nhằm giải quyết tranh chấp trốn thuế với Mỹ theo các điều khoản của một thỏa thuận mới vừa được chính phủ Thụy Sĩ "bật đèn xanh."
Tuy nhiên, các chi tiết chính thức của thỏa thuận sẽ được công bố khi Mỹ đặt chữ ký vào thỏa thuận này.
Tuyên bố của chính phủ nêu rõ: "Việc ký tuyên bố chung sẽ cho phép các ngân hàng Thụy Sĩ giải quyết tranh chấp thuế với Mỹ."
Cả Nội các và Hiệp hội Ngân hàng Thụy Sĩ (SBA) đều cho rằng thỏa thuận này cuối cùng cũng dàn xếp ổn thỏa với sự hài lòng của tất cả các bên mà không vi phạm pháp luật của Thụy Sĩ.
SBA ca ngợi thỏa thuận này là "bước cuối cùng hướng tới một giải pháp," đồng thời cho biết thêm "việc bảo vệ người lao động mà bị đe dọa truy tố hình sự ở Mỹ, hiện có thể giải quyết ở mức độ tốt nhất có thể."
Thỏa thuận giữa chính phủ và các ngân hàng Thụy Sĩ là bước đệm cần thiết để có được sự thông qua của quốc hội. Hồi tháng 5/2013, chính phủ Thụy Sĩ đã đệ trình lên quốc hội dự luật cho phép các ngân hàng nước này chuyển giao thông tin cho Mỹ nhằm tránh bị buộc tội hình sự.
Tuy nhiên, Hạ viện Thụy Sĩ ngày 18/6 lại bác bỏ dự luật giữa Mỹ và nước này mang tên "Lex USA," cho dù trước đó Thượng viện đã bỏ phiếu ủng hộ. Nếu không được quốc hội bật đèn xanh, việc tiết lộ danh tính của các khách hàng Mỹ sẽ vi phạm luật bảo mật ngân hàng của Thụy Sĩ.
Thỏa thuận này chủ yếu sẽ ảnh hưởng đến khoảng 100 ngân hàng đang bị nghi ngờ, nhưng chưa bị Bộ Tư pháp Mỹ điều tra.
Hiện có ít nhất 14 ngân hàng Thụy Sĩ đang bị Mỹ điều tra về những cáo buộc giúp các khách hàng giàu có của họ trốn thuế. Trong danh sách này có các ngân hàng Credit Suisse, Julius Baer, chi nhánh tại Thụy Sĩ của ngân hàng Anh HSBC.
Năm ngoái, các ngân hàng này đã được chính phủ Thụy Sĩ cho phép chuyển giao chi tiết các hoạt động kinh doanh liên quan tới các nhà chức trách Mỹ, bao gồm cả tên của các nhân viên./.
Tuy nhiên, các chi tiết chính thức của thỏa thuận sẽ được công bố khi Mỹ đặt chữ ký vào thỏa thuận này.
Tuyên bố của chính phủ nêu rõ: "Việc ký tuyên bố chung sẽ cho phép các ngân hàng Thụy Sĩ giải quyết tranh chấp thuế với Mỹ."
Cả Nội các và Hiệp hội Ngân hàng Thụy Sĩ (SBA) đều cho rằng thỏa thuận này cuối cùng cũng dàn xếp ổn thỏa với sự hài lòng của tất cả các bên mà không vi phạm pháp luật của Thụy Sĩ.
SBA ca ngợi thỏa thuận này là "bước cuối cùng hướng tới một giải pháp," đồng thời cho biết thêm "việc bảo vệ người lao động mà bị đe dọa truy tố hình sự ở Mỹ, hiện có thể giải quyết ở mức độ tốt nhất có thể."
Thỏa thuận giữa chính phủ và các ngân hàng Thụy Sĩ là bước đệm cần thiết để có được sự thông qua của quốc hội. Hồi tháng 5/2013, chính phủ Thụy Sĩ đã đệ trình lên quốc hội dự luật cho phép các ngân hàng nước này chuyển giao thông tin cho Mỹ nhằm tránh bị buộc tội hình sự.
Tuy nhiên, Hạ viện Thụy Sĩ ngày 18/6 lại bác bỏ dự luật giữa Mỹ và nước này mang tên "Lex USA," cho dù trước đó Thượng viện đã bỏ phiếu ủng hộ. Nếu không được quốc hội bật đèn xanh, việc tiết lộ danh tính của các khách hàng Mỹ sẽ vi phạm luật bảo mật ngân hàng của Thụy Sĩ.
Thỏa thuận này chủ yếu sẽ ảnh hưởng đến khoảng 100 ngân hàng đang bị nghi ngờ, nhưng chưa bị Bộ Tư pháp Mỹ điều tra.
Hiện có ít nhất 14 ngân hàng Thụy Sĩ đang bị Mỹ điều tra về những cáo buộc giúp các khách hàng giàu có của họ trốn thuế. Trong danh sách này có các ngân hàng Credit Suisse, Julius Baer, chi nhánh tại Thụy Sĩ của ngân hàng Anh HSBC.
Năm ngoái, các ngân hàng này đã được chính phủ Thụy Sĩ cho phép chuyển giao chi tiết các hoạt động kinh doanh liên quan tới các nhà chức trách Mỹ, bao gồm cả tên của các nhân viên./.
Tố Uyên (TTXVN)