Ngay sau khi xảy ra vụ cướp có vũ khí tại một phòng giao dịch trên địa bàn Hà Nội của Ngân hàng Thương mại cổ phần Hàng hải (Maritime Bank) vào trưa 5/4, các ngân hàng cho biết sẽ thắt chặt an ninh hơn.
Bà Nguyễn Thanh Huyền - Giám đốc Marketing của Maritime Bank cho biết sau sự việc đáng tiếc kể trên, chắc chắn ngân hàng này sẽ siết chặt công tác an ninh hơn nữa.
“Trên thực tế, từ trước tới nay, vấn đề an ninh vẫn luôn được quan tâm. Nếu lơi lỏng, chắc chắn số tiền bị cướp sẽ không đơn giản chỉ là 90 triệu đồng. Hiện nay, các dữ liệu từ camera đã được thu thập và chúng tôi tin điều đó sẽ giúp ích rất nhiều cho công tác điều tra,” bà Huyền nói.
Khẳng định tất cả các chi nhánh, phòng giao dịch của Maritime Bank đều được trang bị hệ thống báo động, hệ thống camera ghi nhớ và lực lượng bảo vệ, nhưng bà Huyền cũng cho rằng sẽ là rất khó đối với bất cứ doanh nghiệp nào để khẳng định sẽ tránh được 100% mọi rủi ro có thể xảy ra. Các nhân viên được đào tạo cách xử lý các tình huống bất ngờ nhưng khả năng chính của họ vẫn là nghiệp vụ ngân hàng.
Một số ngân hàng khác cho biết không phải đến khi xảy ra vụ cướp ở Maritime Bank họ mới thắt chặt công tác an ninh, mà công việc này vẫn được tiến hành thường xuyên.
Ông Phạm Huy Hùng - Chủ tịch Hội đồng quản trị Ngân hàng Công Thương Việt Nam (Vietinbank) cho biết bên cạnh lực lượng bảo vệ sẵn có, Vietinbank còn thuê thêm các lực lượng bên ngoài. Thậm chí có cả lực lượng an ninh địa phương bảo vệ, riêng lực lượng bảo vệ thường xuyên được huấn luyện để đối phó với các sự cố, phối hợp với lực lượng tác chiến dân quân tự vệ tại chỗ.
Bên cạnh đó, tất cả các quầy giao dịch đều có camera ghi hình 24/24 giờ, nhân viên ra vào đều có thẻ an ninh. Kể cả cán bộ ngân hàng cũng có những chỗ cũng không được vào.
Theo ông Nguyễn Thanh Toại, Phó Tổng Giám đốc Ngân hàng Á Châu (ACB): “Đối với các nhân viên giao dịch của ngân hàng, xử lý các tình huống đột ngột, khẩn cấp như cướp tài sản, phá hoại… đã nằm trong chương trình đào tạo thường xuyên của ACB dành cho các nhân viên”./.
Bà Nguyễn Thanh Huyền - Giám đốc Marketing của Maritime Bank cho biết sau sự việc đáng tiếc kể trên, chắc chắn ngân hàng này sẽ siết chặt công tác an ninh hơn nữa.
“Trên thực tế, từ trước tới nay, vấn đề an ninh vẫn luôn được quan tâm. Nếu lơi lỏng, chắc chắn số tiền bị cướp sẽ không đơn giản chỉ là 90 triệu đồng. Hiện nay, các dữ liệu từ camera đã được thu thập và chúng tôi tin điều đó sẽ giúp ích rất nhiều cho công tác điều tra,” bà Huyền nói.
Khẳng định tất cả các chi nhánh, phòng giao dịch của Maritime Bank đều được trang bị hệ thống báo động, hệ thống camera ghi nhớ và lực lượng bảo vệ, nhưng bà Huyền cũng cho rằng sẽ là rất khó đối với bất cứ doanh nghiệp nào để khẳng định sẽ tránh được 100% mọi rủi ro có thể xảy ra. Các nhân viên được đào tạo cách xử lý các tình huống bất ngờ nhưng khả năng chính của họ vẫn là nghiệp vụ ngân hàng.
Một số ngân hàng khác cho biết không phải đến khi xảy ra vụ cướp ở Maritime Bank họ mới thắt chặt công tác an ninh, mà công việc này vẫn được tiến hành thường xuyên.
Ông Phạm Huy Hùng - Chủ tịch Hội đồng quản trị Ngân hàng Công Thương Việt Nam (Vietinbank) cho biết bên cạnh lực lượng bảo vệ sẵn có, Vietinbank còn thuê thêm các lực lượng bên ngoài. Thậm chí có cả lực lượng an ninh địa phương bảo vệ, riêng lực lượng bảo vệ thường xuyên được huấn luyện để đối phó với các sự cố, phối hợp với lực lượng tác chiến dân quân tự vệ tại chỗ.
Bên cạnh đó, tất cả các quầy giao dịch đều có camera ghi hình 24/24 giờ, nhân viên ra vào đều có thẻ an ninh. Kể cả cán bộ ngân hàng cũng có những chỗ cũng không được vào.
Theo ông Nguyễn Thanh Toại, Phó Tổng Giám đốc Ngân hàng Á Châu (ACB): “Đối với các nhân viên giao dịch của ngân hàng, xử lý các tình huống đột ngột, khẩn cấp như cướp tài sản, phá hoại… đã nằm trong chương trình đào tạo thường xuyên của ACB dành cho các nhân viên”./.
Hữu Vinh (Báo Tin Tức/Vietnam+)