Ngân hàng trung ương Singapore (với tên gọi chính thức là Cơ quan Tiền tệ Singapore - MAS) khẳng định các ngân hàng nội địa không hề bị rủi ro và hoàn toàn có khả năng đối phó với bất kỳ thay đổi nào về lãi suất.
Tuyên bố ngày 16/7 của MAS cho biết: “Các ngân hàng nội địa có đủ vốn để chống đỡ với bất kỳ tình huống thử thách khắc nghiệt nào. Các ngân hàng này đã và đang duy trì mức vốn cao hơn ‘tiêu chuẩn Basel’ - tiêu chuẩn được áp dụng trên toàn cầu."
Tuyên bố của MAS được đưa ra sau khi Moody’s hạ triển vọng của hệ thống ngân hàng Singapore từ mức “ổn định” xuống mức “tiêu cực” do có quan ngại rằng chất lượng tín dụng của các ngân hàng Singapore sẽ xuống cấp vì trong thời gian gần đây, lượng tiền vay mượn leo thang, đặc biệt là các khoản vay liên quan tới bất động sản, và giá bất động sản liên tục tăng tại "đảo quốc sư tử.
[Moody’s đã hạ triển vọng của ngân hàng Singapore]
"Ngân hàng trung ương Singapore cho biết họ “e ngại về việc một số bên vay có thể gặp rủi ro vì khoản vay của họ vượt khả năng tài chính, nhất là khi lãi suất tăng”, “nhưng các ngân hàng nội địa thì không hề bị rủi ro."
Liên quan tới rủi ro trong thị trường bất động sản, MAS cho biết, kể từ năm 2009, Chính phủ Singapore đã áp dụng bảy đợt giải pháp nhằm hạ nhiệt thị trường nhà ở như đánh thuế đối với hoạt động giao dịch bất động sản và giảm thời hạn của các khoản vay mua nhà ở.
Về lâu dài, MAS đã thiết lập khung tỷ lệ nợ để áp dụng với những bên vay để mua bất động sản nhằm tránh vay nợ quá khả năng tài chính, qua đó giảm thiểu rủi ro nếu lãi suất tăng cao. Giá nhà ở tại Singapore tăng 61% trong bốn năm qua và vẫn chưa có dấu hiệu giảm.
Tuyên bố của MAS cũng cho biết trong bảng xếp hạng hàng năm các ngân hàng mạnh nhất thế giới mà Bloomberg công bố vào tháng Năm vừa qua, ba ngân hàng của Singapore nằm trong “top ten” là ngân hàng Oversea-Chinese Banking Corporation (OCBC) đứng thứ hai, Ngân hàng DBS Bank Ltd (DBS) đứng thứ năm và Ngân hàng United Overseas Bank (UOB) đứng thứ sáu.
[Singapore quyết tâm là một “trung tâm tài chính sạch”]
Trong khi đó, trong báo cáo mà Moody’s công bố cuối tuần trước, ngân hàng OCBC và UOB được đánh giá là “ổn định," còn ngân hàng DBS bị xếp hạng “tiêu cực”./.
Tuyên bố ngày 16/7 của MAS cho biết: “Các ngân hàng nội địa có đủ vốn để chống đỡ với bất kỳ tình huống thử thách khắc nghiệt nào. Các ngân hàng này đã và đang duy trì mức vốn cao hơn ‘tiêu chuẩn Basel’ - tiêu chuẩn được áp dụng trên toàn cầu."
Tuyên bố của MAS được đưa ra sau khi Moody’s hạ triển vọng của hệ thống ngân hàng Singapore từ mức “ổn định” xuống mức “tiêu cực” do có quan ngại rằng chất lượng tín dụng của các ngân hàng Singapore sẽ xuống cấp vì trong thời gian gần đây, lượng tiền vay mượn leo thang, đặc biệt là các khoản vay liên quan tới bất động sản, và giá bất động sản liên tục tăng tại "đảo quốc sư tử.
[Moody’s đã hạ triển vọng của ngân hàng Singapore]
"Ngân hàng trung ương Singapore cho biết họ “e ngại về việc một số bên vay có thể gặp rủi ro vì khoản vay của họ vượt khả năng tài chính, nhất là khi lãi suất tăng”, “nhưng các ngân hàng nội địa thì không hề bị rủi ro."
Liên quan tới rủi ro trong thị trường bất động sản, MAS cho biết, kể từ năm 2009, Chính phủ Singapore đã áp dụng bảy đợt giải pháp nhằm hạ nhiệt thị trường nhà ở như đánh thuế đối với hoạt động giao dịch bất động sản và giảm thời hạn của các khoản vay mua nhà ở.
Về lâu dài, MAS đã thiết lập khung tỷ lệ nợ để áp dụng với những bên vay để mua bất động sản nhằm tránh vay nợ quá khả năng tài chính, qua đó giảm thiểu rủi ro nếu lãi suất tăng cao. Giá nhà ở tại Singapore tăng 61% trong bốn năm qua và vẫn chưa có dấu hiệu giảm.
Tuyên bố của MAS cũng cho biết trong bảng xếp hạng hàng năm các ngân hàng mạnh nhất thế giới mà Bloomberg công bố vào tháng Năm vừa qua, ba ngân hàng của Singapore nằm trong “top ten” là ngân hàng Oversea-Chinese Banking Corporation (OCBC) đứng thứ hai, Ngân hàng DBS Bank Ltd (DBS) đứng thứ năm và Ngân hàng United Overseas Bank (UOB) đứng thứ sáu.
[Singapore quyết tâm là một “trung tâm tài chính sạch”]
Trong khi đó, trong báo cáo mà Moody’s công bố cuối tuần trước, ngân hàng OCBC và UOB được đánh giá là “ổn định," còn ngân hàng DBS bị xếp hạng “tiêu cực”./.
Kim Yến/Singapore (Vietnam+)