Tổng công ty Bảo hiểm Tiền gửi Liên bang của Mỹ (FDIC) cho biết các ngân hàng nước này đã đạt 21,6 tỷ USD lãi ròng trong quý 2/2010, mức lãi hàng quý cao nhất kể từ năm 2007.
FDIC cho biết những ngân hàng có tài sản trị giá hơn 10 tỷ USD chiếm khoảng 1,3% ngành công nghiệp tài chính ngân hàng - chiếm tới 19,9 tỷ USD trong tổng số lãi nói trên.
Trong khi đó, số lượng các ngân hàng nằm trong danh mục "gặp rắc rối" của FDIC cũng tăng thêm 54, từ con số 775 trong quý 1, lên 829 trong quý hai.
Hầu hết các ngân hàng lớn nhất đã phục hồi từ cuộc khủng hoảng tài chính với sự hỗ trợ từ các gói kích thích, giải cứu của chính quyền liên bang. Những ngân hàng này cũng đã cắt giảm tín dụng ở những nơi gặp khó khăn như Florida và Nevada.
Tuy nhiên, các ngân hàng khu vực và nhỏ hơn phụ thuộc nhiều vào việc cho vay đối với phát triển và tài sản thương mại - những khu vực đang phải gánh chịu những khoản thua lỗ lớn - nên tất cả 118 ngân hàng sụp đổ trong năm 2010 tính đến thời điểm này đều là những ngân hàng nhỏ hay ngân hàng khu vực.
Chủ tịch FDIC Sheila Bair cho biết các ngân hàng đã bắt đầu nới lỏng tiêu chuẩn cho vay của đối với một số hình thức tín dụng và nhấn mạnh rằng việc lợi nhuận của các ngân hàng cao hơn và chất lượng các khoản vay được cải thiện đã cho thấy kinh tế Mỹ đang trên đà phục hồi.
Theo FDIC, lần đầu tiên kể từ cuối năm 2006, các ngân hàng để dành khoản dự trữ ít hơn để trang trải các khoản thua lỗ trong tương lai. Tổng dự trữ của các ngân hàng giảm 4,5% (11,8 tỷ USD). Tuy nhiên, mức dự trữ này vẫn còn cao do nền kinh tế phục hồi chậm có thể vẫn tạo ra các khoản thua lỗ về nợ trong những quý sắp tới./.
FDIC cho biết những ngân hàng có tài sản trị giá hơn 10 tỷ USD chiếm khoảng 1,3% ngành công nghiệp tài chính ngân hàng - chiếm tới 19,9 tỷ USD trong tổng số lãi nói trên.
Trong khi đó, số lượng các ngân hàng nằm trong danh mục "gặp rắc rối" của FDIC cũng tăng thêm 54, từ con số 775 trong quý 1, lên 829 trong quý hai.
Hầu hết các ngân hàng lớn nhất đã phục hồi từ cuộc khủng hoảng tài chính với sự hỗ trợ từ các gói kích thích, giải cứu của chính quyền liên bang. Những ngân hàng này cũng đã cắt giảm tín dụng ở những nơi gặp khó khăn như Florida và Nevada.
Tuy nhiên, các ngân hàng khu vực và nhỏ hơn phụ thuộc nhiều vào việc cho vay đối với phát triển và tài sản thương mại - những khu vực đang phải gánh chịu những khoản thua lỗ lớn - nên tất cả 118 ngân hàng sụp đổ trong năm 2010 tính đến thời điểm này đều là những ngân hàng nhỏ hay ngân hàng khu vực.
Chủ tịch FDIC Sheila Bair cho biết các ngân hàng đã bắt đầu nới lỏng tiêu chuẩn cho vay của đối với một số hình thức tín dụng và nhấn mạnh rằng việc lợi nhuận của các ngân hàng cao hơn và chất lượng các khoản vay được cải thiện đã cho thấy kinh tế Mỹ đang trên đà phục hồi.
Theo FDIC, lần đầu tiên kể từ cuối năm 2006, các ngân hàng để dành khoản dự trữ ít hơn để trang trải các khoản thua lỗ trong tương lai. Tổng dự trữ của các ngân hàng giảm 4,5% (11,8 tỷ USD). Tuy nhiên, mức dự trữ này vẫn còn cao do nền kinh tế phục hồi chậm có thể vẫn tạo ra các khoản thua lỗ về nợ trong những quý sắp tới./.
Khắc Hiếu (TTXVN/Vietnam+)