Ngày 30/11, Cục Dự trữ liên bang Mỹ (FED) cùng 5 ngân hàng trung ương lớn khác gồm Ngân hàng trung ương châu Âu (ECB) và Ngân hàng trung ương Canada (BoC), Ngân hàng trung ương Anh (BoE), Ngân hàng trung ương Nhật Bản (BoJ), Ngân hàng trung ương Thụy Sỹ (SNB) đã phối hợp hành động nhằm đẩy mạnh việc cung cấp vốn bằng đồng USD để ổn định thị trường tiền tệ, đối phó với những khó khăn lan rộng trong ngành ngân hàng do cuộc khủng hoảng tài chính châu Âu gây ra.
Trong tuyên bố chung, các ngân hàng trung ương trên nhất trí giảm 0,5 điểm phần trăm lãi suất cung cấp thanh khoản bằng đồng USD cho các ngân hàng thương mại từ ngày 5/12. FED cũng sẽ gia hạn các thỏa thuận hoán đổi USD tương ứng của 5 ngân hàng trung ương trên thêm 6 tháng đến hết ngày 1/2/2013 so với hạn chót vào tháng 8/2012.
Các thỏa thuận hoán đổi tiền tệ này nhằm đảm bảo các ngân hàng bên ngoài nước Mỹ có thể tiếp cận dễ dàng nguồn vốn bằng đồng USD, đã trở nên khó khăn hơn trong việc huy động trên thị trường đối với các ngân hàng ở châu Âu do các nhà đầu tư lo ngại cuộc khủng hoảng nợ ở khu vực sử dụng đồng euro (Eurozone) gia tăng.
Ngoài ra, 6 ngân hàng trung ương này còn thiết lập một cơ chế tạm thời, qua đó tạo điều kiện thuận lợi hơn cho việc trao đổi các loại ngoại tệ khác ngoài đồng USD. Các ngân hàng trung ương cho biết họ sẽ thực hiện các bước nhằm đảm bảo cho các ngân hàng có thể nhận được bất kỳ loại tiền tệ nào nếu điều kiện thị trường cho phép.
Tuyên bố chung cho biết hoạt động phối hợp giữa các ngân hàng nhằm mục đích tăng cường khả năng cấp vốn cho hệ thống tài chính toàn cầu, giảm nhẹ căng thẳng trên các thị trường tài chính, qua đó giảm thiểu tác động do những căng thẳng này gây ra đối với hoạt động cấp tín dụng cho các hộ gia đình và doanh nghiệp, từ đó thúc đẩy hoạt động kinh tế. Đây được xem là một nỗ lực mạnh mẽ nhằm đẩy lui cuộc khủng hoảng nợ công có nguy cơ làm tan rã Eurozone.
Tuy nhiên, theo các chuyên gia, việc các ngân hàng trung ương "mở cửa xả lũ" trên là dấu hiệu cho thấy mức độ mong manh của các ngân hàng ở châu Âu và giải pháp về thanh khoản mới này sẽ không đủ để giải quyết các vấn đề của ngành ngân hàng cũng như có thể không hoàn toàn hiệu quả. Nhà phân tích Simon Admason thuộc CreditSights bày tỏ nghi ngờ việc các ngân hàng không chấp nhận những điều kiện hiện nay chỉ vì chi phí đi vay đắt hơn 50 điểm cơ bản.
Chuyên gia Max Holzer thuộc Union Investment cho rằng động thái trên của các ngân hàng trung ương là cần thiết nhưng không phải là yếu tố đủ để giải quyết cuộc khủng hoảng. Thị trường đang chờ đợi một giải pháp chính trị. Theo nhà phân tích Kinner Lakhani của Citi, nếu biện pháp về thanh khoản này không giải quyết được vấn đề trọng tâm thì ít nhất nó cũng được thiết kế để làm cho con đường tiếp cận vốn đỡ gập nghềnh hơn với các ngân hàng.
Trong khi đó, một nguồn tin khác cho biết những công cụ tiếp theo có thể được công bố trong những tuần tới, như mở rộng diện các ngân hàng có thể tiếp cận thanh khoản từ các ngân hàng trung ương. Các ngân hàng trên khắp châu Âu, đặc biệt là những ngân hàng nắm giữ lượng lớn trái phiếu của Hy Lạp, Italy và Tây Ban Nha, đã bị ảnh hưởng nặng nề bởi những quan ngại về "sức khỏe" của các chính phủ và đống nợ của họ trong bối cảnh Eurozone có nguy cơ tan rã./.
Trong tuyên bố chung, các ngân hàng trung ương trên nhất trí giảm 0,5 điểm phần trăm lãi suất cung cấp thanh khoản bằng đồng USD cho các ngân hàng thương mại từ ngày 5/12. FED cũng sẽ gia hạn các thỏa thuận hoán đổi USD tương ứng của 5 ngân hàng trung ương trên thêm 6 tháng đến hết ngày 1/2/2013 so với hạn chót vào tháng 8/2012.
Các thỏa thuận hoán đổi tiền tệ này nhằm đảm bảo các ngân hàng bên ngoài nước Mỹ có thể tiếp cận dễ dàng nguồn vốn bằng đồng USD, đã trở nên khó khăn hơn trong việc huy động trên thị trường đối với các ngân hàng ở châu Âu do các nhà đầu tư lo ngại cuộc khủng hoảng nợ ở khu vực sử dụng đồng euro (Eurozone) gia tăng.
Ngoài ra, 6 ngân hàng trung ương này còn thiết lập một cơ chế tạm thời, qua đó tạo điều kiện thuận lợi hơn cho việc trao đổi các loại ngoại tệ khác ngoài đồng USD. Các ngân hàng trung ương cho biết họ sẽ thực hiện các bước nhằm đảm bảo cho các ngân hàng có thể nhận được bất kỳ loại tiền tệ nào nếu điều kiện thị trường cho phép.
Tuyên bố chung cho biết hoạt động phối hợp giữa các ngân hàng nhằm mục đích tăng cường khả năng cấp vốn cho hệ thống tài chính toàn cầu, giảm nhẹ căng thẳng trên các thị trường tài chính, qua đó giảm thiểu tác động do những căng thẳng này gây ra đối với hoạt động cấp tín dụng cho các hộ gia đình và doanh nghiệp, từ đó thúc đẩy hoạt động kinh tế. Đây được xem là một nỗ lực mạnh mẽ nhằm đẩy lui cuộc khủng hoảng nợ công có nguy cơ làm tan rã Eurozone.
Tuy nhiên, theo các chuyên gia, việc các ngân hàng trung ương "mở cửa xả lũ" trên là dấu hiệu cho thấy mức độ mong manh của các ngân hàng ở châu Âu và giải pháp về thanh khoản mới này sẽ không đủ để giải quyết các vấn đề của ngành ngân hàng cũng như có thể không hoàn toàn hiệu quả. Nhà phân tích Simon Admason thuộc CreditSights bày tỏ nghi ngờ việc các ngân hàng không chấp nhận những điều kiện hiện nay chỉ vì chi phí đi vay đắt hơn 50 điểm cơ bản.
Chuyên gia Max Holzer thuộc Union Investment cho rằng động thái trên của các ngân hàng trung ương là cần thiết nhưng không phải là yếu tố đủ để giải quyết cuộc khủng hoảng. Thị trường đang chờ đợi một giải pháp chính trị. Theo nhà phân tích Kinner Lakhani của Citi, nếu biện pháp về thanh khoản này không giải quyết được vấn đề trọng tâm thì ít nhất nó cũng được thiết kế để làm cho con đường tiếp cận vốn đỡ gập nghềnh hơn với các ngân hàng.
Trong khi đó, một nguồn tin khác cho biết những công cụ tiếp theo có thể được công bố trong những tuần tới, như mở rộng diện các ngân hàng có thể tiếp cận thanh khoản từ các ngân hàng trung ương. Các ngân hàng trên khắp châu Âu, đặc biệt là những ngân hàng nắm giữ lượng lớn trái phiếu của Hy Lạp, Italy và Tây Ban Nha, đã bị ảnh hưởng nặng nề bởi những quan ngại về "sức khỏe" của các chính phủ và đống nợ của họ trong bối cảnh Eurozone có nguy cơ tan rã./.
Hải Yến (TTXVN/Vietnam+)