Cuộc khủng hoảng nợ công châu Âu đã giúp các ngân hàng Nhật Bản thăng hạng cao hơn trong bảng xếp hạng tín dụng quốc tế, nhờ vẫn duy trì được khả năng ổn định hơn các ngân hàng đối thủ từ Mỹ và châu Âu.
Nhật báo kinh doanh Nikkei dẫn nguồn từ Tập đoàn dịch vụ tài chính toàn cầu Markit Group cho biết, Ngân hàng Sumitomo Mitsui Banking Corp. (SMBC) đã nhảy từ thứ 11 lên vị trí thứ 2 trong bảng xếp hạng của Fitch Ratings về sự tham gia của các quỹ thị trường tiền tệ với các thể chế tài chính tính tới cuối tháng 12/2011.
Đây là lần đầu tiên một ngân hàng Nhật giành được thứ hạng đáng nể này. Ngân hàng Bank of Tokyo-Mitsubishi UFJ cũng leo lên thứ 13.
Tháng trước, SMBC đã phát hành trái phiếu 10 năm tại Mỹ với chênh lệch lãi suất chỉ là 2 điểm phần trăm so với trái phiếu cùng kỳ hạn của Chính phủ Mỹ và chỉ bằng một nửa phí bảo hiểm trái phiếu mà Goldman Sachs bán ra.
Tháng 9 năm ngoái, chi phí đi vay của các ngân hàng Nhật Bản đã giảm xuống mức thấp hơn chi phí đi vay của các ngân hàng Pháp dựa vào lãi suất liên ngân hàng trên thị trường Luân Đôn (LIBOR).
Tính theo hoán đổi vỡ nợ tín dụng, ba ngân hàng lớn của Nhật là Bank of Tokyo-Mitsubishi UFJ, SMBC và Mizuho Corporate Bank lần lượt đứng thứ 3, 4 và 5 trong bảng xếp hạng tín dụng của nhóm các ngân hàng Nhật, Mỹ và châu Âu.
Các ngân hàng Nhật cũng đang mở rộng hoạt động cho vay bằng đồng USD ra nước ngoài, trong đó tập trung vào Mỹ và châu Á. Tính đến cuối năm 2011, vốn cho vay ra nước ngoài chưa thanh toán đã tăng 30% so với cùng kỳ năm trước
Nhật báo kinh doanh Nikkei còn cho biết thêm các quỹ thị trường tiền tệ của Mỹ, hiện nắm giữ 2.700 tỷ USD tài sản và đầu vào các loại giấy tờ có giá ngắn hạn, đang gia tăng đầu tư vào các ngân hàng Nhật Bản.
Cuộc khủng hoảng nợ công châu Âu đã làm các quỹ thị trường tiền tệ Mỹ giảm bớt việc nắm giữ các loại giấy tờ có giá cũng như tài sản của các ngân hàng châu Âu.
Do đó, tỷ lệ tài sản mà họ nắm giữ trong các ngân hàng thuộc các nước sử dụng đồng euro (Eurozone) đã giảm xuống 9,9% tính đến cuối năm ngoái, giảm mạnh so với mức 30% của năm 2009.
Cho dù các ngân hàng trung ương đã gia tăng nguồn cung USD từ cuối năm ngoái, song các tổ chức tài chính châu Âu vẫn gặp khó khăn trong việc huy động đồng USD theo các điều khoản như trước đây./.
Nhật báo kinh doanh Nikkei dẫn nguồn từ Tập đoàn dịch vụ tài chính toàn cầu Markit Group cho biết, Ngân hàng Sumitomo Mitsui Banking Corp. (SMBC) đã nhảy từ thứ 11 lên vị trí thứ 2 trong bảng xếp hạng của Fitch Ratings về sự tham gia của các quỹ thị trường tiền tệ với các thể chế tài chính tính tới cuối tháng 12/2011.
Đây là lần đầu tiên một ngân hàng Nhật giành được thứ hạng đáng nể này. Ngân hàng Bank of Tokyo-Mitsubishi UFJ cũng leo lên thứ 13.
Tháng trước, SMBC đã phát hành trái phiếu 10 năm tại Mỹ với chênh lệch lãi suất chỉ là 2 điểm phần trăm so với trái phiếu cùng kỳ hạn của Chính phủ Mỹ và chỉ bằng một nửa phí bảo hiểm trái phiếu mà Goldman Sachs bán ra.
Tháng 9 năm ngoái, chi phí đi vay của các ngân hàng Nhật Bản đã giảm xuống mức thấp hơn chi phí đi vay của các ngân hàng Pháp dựa vào lãi suất liên ngân hàng trên thị trường Luân Đôn (LIBOR).
Tính theo hoán đổi vỡ nợ tín dụng, ba ngân hàng lớn của Nhật là Bank of Tokyo-Mitsubishi UFJ, SMBC và Mizuho Corporate Bank lần lượt đứng thứ 3, 4 và 5 trong bảng xếp hạng tín dụng của nhóm các ngân hàng Nhật, Mỹ và châu Âu.
Các ngân hàng Nhật cũng đang mở rộng hoạt động cho vay bằng đồng USD ra nước ngoài, trong đó tập trung vào Mỹ và châu Á. Tính đến cuối năm 2011, vốn cho vay ra nước ngoài chưa thanh toán đã tăng 30% so với cùng kỳ năm trước
Nhật báo kinh doanh Nikkei còn cho biết thêm các quỹ thị trường tiền tệ của Mỹ, hiện nắm giữ 2.700 tỷ USD tài sản và đầu vào các loại giấy tờ có giá ngắn hạn, đang gia tăng đầu tư vào các ngân hàng Nhật Bản.
Cuộc khủng hoảng nợ công châu Âu đã làm các quỹ thị trường tiền tệ Mỹ giảm bớt việc nắm giữ các loại giấy tờ có giá cũng như tài sản của các ngân hàng châu Âu.
Do đó, tỷ lệ tài sản mà họ nắm giữ trong các ngân hàng thuộc các nước sử dụng đồng euro (Eurozone) đã giảm xuống 9,9% tính đến cuối năm ngoái, giảm mạnh so với mức 30% của năm 2009.
Cho dù các ngân hàng trung ương đã gia tăng nguồn cung USD từ cuối năm ngoái, song các tổ chức tài chính châu Âu vẫn gặp khó khăn trong việc huy động đồng USD theo các điều khoản như trước đây./.
Hoàng Hà (TTXVN/Vietnam+)