Lãnh đạo 12 ngân hàng thương mại lớn tại Hà Nội đã đồng thuận cao với chủ trương điều chỉnh lãi suất cho vay xuống còn từ 17-19% từ đầu tháng 9 tới theo như chủ trương của Ngân hàng Nhà nước.
Đây là nội dung chính của buổi làm việc giữa tân Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Bình với lãnh đạo các ngân hàng sáng hôm nay, 26/8.
Tham khảo các ngân hàng tham gia cuộc họp sáng nay được biết, Ngân hàng Nhà nước vẫn sẽ duy trì trần lãi suất huy động 14%. Tuy nhiên, để hạ lãi suất Ngân hàng Nhà nước sẽ linh hoạt hơn trong cung ứng vốn ra thị trường.
Bên cạnh đó, có thể một số quy định trong sử dụng vốn trên thị trường của các ngân hàng theo sẽ được điều chỉnh linh hoạt để ngân hàng có thể tăng tỷ lệ sử dụng vốn, thuận lợi hơn trong việc giảm lãi suất.
Cụ thể, Ngân hàng Nhà nước sẽ không cứng nhắc áp dụng các tỷ lệ an toàn sử dụng vốn của ngân hàng thương mại, đặc biệt là sử dụng vốn giữa thị trường một (thị trường giao dịch với dân cư và doanh nghiệp) và thị trường hai (thị trường liên ngân hàng).
Đáp lại việc này, các ngân hàng thương mại cho biết, trong tháng 9, sẽ dùng các biện pháp điều hành để lãi suất cho vay giảm dần xuống còn từ 17-19%, chủ yếu cho các doanh nghiệp trong lĩnh vực sản xuất.
Lãnh đạo một ngân hàng thương mại cổ phần cho biết, tất cả các ngân hàng đều nhiệt tình ủng hộ vì "nếu không hạ lãi suất xuống được mà các ngân hàng cứ nhìn nhau thì sẽ không cho vay ra được."
Lãnh đạo một ngân hàng lớn tại Hà Nội cho biết, ngân hàng của ông đã giảm lãi suất cho vay về mức 17-19% áp dụng cho tùy từng đối tượng doanh nghiệp từ trước đây và hiện giờ ngân hàng cũng đang áp dụng mức lãi suất này.
Còn vào đầu tuần Ngân hàng Thương mại cổ phần Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank) cũng đã nhanh chân "chạy trước" khi đưa ra chương trình giảm lãi suất cho doanh nghiệp xuất khẩu bằng VND với lãi suất 17%.
Một số ngân hàng khác như Techcombank, HD Bank, ABBANK cũng đã tuyên bố áp dụng lãi suất ưu đãi, với mức giảm 1,5% so với mức lãi suất thông thường cho doanh nghiệp. Đây cũng được coi là một trong những động thái để đưa dần mặt bằng lãi suất xuống mức mà số đông doanh nghiệp có thể chấp nhận được.
Như vậy, sự đồng thuận của các ngân hàng thương mại đã đem đến một thông tin tốt lành cho các doanh nghiệp vì thời gian qua lãi suất từ 22-25% đã khiến nhiều doanh nghiệp điêu đứng, sản xuất kinh doanh bị đình trệ hoặc chỉ sản xuất cầm chừng.
Tuy nhiên, các doanh nghiệp cũng mong muốn sẽ có nhiều đối tượng doanh nghiệp được hưởng mức lãi suất này chứ không chỉ áp dụng cho một số đối tượng nhất định và thời gian áp dụng mức lãi suất này sẽ kéo dài chứ không chỉ trong một thời gian ngắn.
Đồng tình với sự lo ngại này, một chuyên gia trong lĩnh vực ngân hàng cũng cho rằng, nếu việc áp dụng mức lãi suất 17-19% chỉ cho một số ít đối tượng doanh nghiệp, thì thực chất đây cũng chỉ mới dừng ở "mệnh lệnh hành chính", chứ chưa mang tính "thực tế" là kéo mặt bằng lãi suất cho vay xuống để tất cả doanh nghiệp đều cùng được hưởng lợi. "Tuy nhiên, xem ra cũng rất khó thực hiện trong bối cảnh giá vàng vẫn đang có xu hướng tăng và lạm phát chưa xuống như kỳ vọng," vị chuyên gia này nhấn mạnh.
Trước đó, trong buổi làm việc với Ngân hàng Nhà nước vào chiều ngày 25/8, Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh cũng đã yêu cầu cơ quan này cần tập trung phân tích khó khăn của các doanh nghiệp để đưa ra mức độ ưu tiên vốn cụ thể đối với từng đối tượng.
Được biết, để hiện thực hóa việc kéo mặt bằng lãi suất cho vay xuống, Ngân hàng Nhà nước sẽ có một cuộc làm việc nữa với tất cả ngân hàng thương mại vào đầu tháng 9 tới. Khi đó, cách chính sách chính thức để hỗ trợ giảm lãi suất sẽ được công bố../.
Đây là nội dung chính của buổi làm việc giữa tân Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Bình với lãnh đạo các ngân hàng sáng hôm nay, 26/8.
Tham khảo các ngân hàng tham gia cuộc họp sáng nay được biết, Ngân hàng Nhà nước vẫn sẽ duy trì trần lãi suất huy động 14%. Tuy nhiên, để hạ lãi suất Ngân hàng Nhà nước sẽ linh hoạt hơn trong cung ứng vốn ra thị trường.
Bên cạnh đó, có thể một số quy định trong sử dụng vốn trên thị trường của các ngân hàng theo sẽ được điều chỉnh linh hoạt để ngân hàng có thể tăng tỷ lệ sử dụng vốn, thuận lợi hơn trong việc giảm lãi suất.
Cụ thể, Ngân hàng Nhà nước sẽ không cứng nhắc áp dụng các tỷ lệ an toàn sử dụng vốn của ngân hàng thương mại, đặc biệt là sử dụng vốn giữa thị trường một (thị trường giao dịch với dân cư và doanh nghiệp) và thị trường hai (thị trường liên ngân hàng).
Đáp lại việc này, các ngân hàng thương mại cho biết, trong tháng 9, sẽ dùng các biện pháp điều hành để lãi suất cho vay giảm dần xuống còn từ 17-19%, chủ yếu cho các doanh nghiệp trong lĩnh vực sản xuất.
Lãnh đạo một ngân hàng thương mại cổ phần cho biết, tất cả các ngân hàng đều nhiệt tình ủng hộ vì "nếu không hạ lãi suất xuống được mà các ngân hàng cứ nhìn nhau thì sẽ không cho vay ra được."
Lãnh đạo một ngân hàng lớn tại Hà Nội cho biết, ngân hàng của ông đã giảm lãi suất cho vay về mức 17-19% áp dụng cho tùy từng đối tượng doanh nghiệp từ trước đây và hiện giờ ngân hàng cũng đang áp dụng mức lãi suất này.
Còn vào đầu tuần Ngân hàng Thương mại cổ phần Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank) cũng đã nhanh chân "chạy trước" khi đưa ra chương trình giảm lãi suất cho doanh nghiệp xuất khẩu bằng VND với lãi suất 17%.
Một số ngân hàng khác như Techcombank, HD Bank, ABBANK cũng đã tuyên bố áp dụng lãi suất ưu đãi, với mức giảm 1,5% so với mức lãi suất thông thường cho doanh nghiệp. Đây cũng được coi là một trong những động thái để đưa dần mặt bằng lãi suất xuống mức mà số đông doanh nghiệp có thể chấp nhận được.
Như vậy, sự đồng thuận của các ngân hàng thương mại đã đem đến một thông tin tốt lành cho các doanh nghiệp vì thời gian qua lãi suất từ 22-25% đã khiến nhiều doanh nghiệp điêu đứng, sản xuất kinh doanh bị đình trệ hoặc chỉ sản xuất cầm chừng.
Tuy nhiên, các doanh nghiệp cũng mong muốn sẽ có nhiều đối tượng doanh nghiệp được hưởng mức lãi suất này chứ không chỉ áp dụng cho một số đối tượng nhất định và thời gian áp dụng mức lãi suất này sẽ kéo dài chứ không chỉ trong một thời gian ngắn.
Đồng tình với sự lo ngại này, một chuyên gia trong lĩnh vực ngân hàng cũng cho rằng, nếu việc áp dụng mức lãi suất 17-19% chỉ cho một số ít đối tượng doanh nghiệp, thì thực chất đây cũng chỉ mới dừng ở "mệnh lệnh hành chính", chứ chưa mang tính "thực tế" là kéo mặt bằng lãi suất cho vay xuống để tất cả doanh nghiệp đều cùng được hưởng lợi. "Tuy nhiên, xem ra cũng rất khó thực hiện trong bối cảnh giá vàng vẫn đang có xu hướng tăng và lạm phát chưa xuống như kỳ vọng," vị chuyên gia này nhấn mạnh.
Trước đó, trong buổi làm việc với Ngân hàng Nhà nước vào chiều ngày 25/8, Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh cũng đã yêu cầu cơ quan này cần tập trung phân tích khó khăn của các doanh nghiệp để đưa ra mức độ ưu tiên vốn cụ thể đối với từng đối tượng.
Được biết, để hiện thực hóa việc kéo mặt bằng lãi suất cho vay xuống, Ngân hàng Nhà nước sẽ có một cuộc làm việc nữa với tất cả ngân hàng thương mại vào đầu tháng 9 tới. Khi đó, cách chính sách chính thức để hỗ trợ giảm lãi suất sẽ được công bố../.