Hai trong số bốn ngân hàng lớn nhất Australia là Commonwealth và ANZ đang đẩy mạnh mở rộng thị trường châu Á, trong khi những cơ hội tăng trưởng ở "xứ sở chuột túi" này giảm đi.
Ngân hàng Commonwealth (CBA) ngày 21/4 đã mua 15% cổ phần của Ngân hàng Thương mại cổ phần Quốc tế Việt Nam (VIB) và thỏa thuận tỷ lệ sở hữu cổ phần này trong tương lai sẽ lên tới 20%, tùy thuộc vào sự phê chuẩn của cơ quan quản lý ở Việt Nam.
Tờ "Người Australia" ngày 22/4 dẫn lời Trưởng bộ phận Dịch vụ tài chính quốc tế của CBA Simon Blair nhận xét, với dân số trẻ cũng như việc áp dụng nhanh những công nghệ Internet và điện thoại di động, song chỉ có 15% trong khoảng 87 triệu người Việt Nam sử dụng dịch vụ ngân hàng. Nhu cầu dịch vụ tài chính tại Việt Nam sẽ tăng đáng kể trong những năm tới.
Theo báo trên, số vốn để CBA tiến tới nắm giữ 20% cổ phần của VIB là gần 200 triệu AUD.
VIB đặt mục tiêu trở thành một trong năm ngân hàng thương mại tư nhân hàng đầu ở Việt Nam khi hoàn tất thỏa thuận đối tác chiến lược này và vào lúc đó CBA dự kiến sẽ có hai ghế trong Hội đồng quản trị của VIB.
Trong khi đó, Tập đoàn ngân hàng Australia & New Zealand (ANZ) cũng đang quan tâm tới việc mua lại 51% cổ phần trị giá 4 tỷ USD (4,3 tỷ AUD) của Ngân hàng Ngoại hối Hàn Quốc (Korea Exchange Bank - KEB) mà Quỹ Lone Star có trụ sở ở Dallas đang nắm giữ.
Theo tờ "Người Australia," tiến trình mua cổ phần này được cho là đang ở trong giai đoạn khởi động ban đầu.
Người phát ngôn của ANZ cho biết ngân hàng này luôn tìm kiếm các cơ hội nhằm thúc đẩy chiến lược siêu khu vực của mình.
Giám đốc điều hành ANZ Mike Smith từng nói rằng ông muốn tăng phần lợi nhuận thu được từ khu vực châu Á-Thái Bình Dương của ngân hàng từ 12% lên 20% vào năm 2012.
Việc tăng lợi nhuận này chủ yếu sẽ là nhờ tăng trưởng nội tại của ANZ, nhưng ngân hàng này cũng sẽ mở rộng chỗ đứng bằng những thương vụ mua bán và sáp nhập.
ANZ gần đây đã thu xếp mua lại các chi nhánh của Ngân hàng Hoàng gia Scotland (RBS) ở châu Á với tổng giá trị 550 triệu USD.
Việc kiểm soát KEB sẽ giúp ANZ có một chỗ đứng vững chắc ở Hàn Quốc, nền kinh tế lớn thứ tư của châu Á và là đối tác thương mại lớn thứ ba của Australia.
Dự kiến, Hàn Quốc cùng với Campuchia, Lào, Philippines và Thái Lan sẽ là một phần của làn sóng tiếp theo trong chương trình của ANZ, tiếp theo Trung Quốc, Ấn Độ, Việt Nam, Malaysia và Indonesia.
Trong khi ANZ có sự hiện diện lớn hơn ở châu Á, CBA lại có cơ sở vững chắc ở những nước như Trung Quốc và Indonesia và là ngân hàng có mạng lưới chi nhánh và ATM lớn nhất Australia hiện nay./.
Ngân hàng Commonwealth (CBA) ngày 21/4 đã mua 15% cổ phần của Ngân hàng Thương mại cổ phần Quốc tế Việt Nam (VIB) và thỏa thuận tỷ lệ sở hữu cổ phần này trong tương lai sẽ lên tới 20%, tùy thuộc vào sự phê chuẩn của cơ quan quản lý ở Việt Nam.
Tờ "Người Australia" ngày 22/4 dẫn lời Trưởng bộ phận Dịch vụ tài chính quốc tế của CBA Simon Blair nhận xét, với dân số trẻ cũng như việc áp dụng nhanh những công nghệ Internet và điện thoại di động, song chỉ có 15% trong khoảng 87 triệu người Việt Nam sử dụng dịch vụ ngân hàng. Nhu cầu dịch vụ tài chính tại Việt Nam sẽ tăng đáng kể trong những năm tới.
Theo báo trên, số vốn để CBA tiến tới nắm giữ 20% cổ phần của VIB là gần 200 triệu AUD.
VIB đặt mục tiêu trở thành một trong năm ngân hàng thương mại tư nhân hàng đầu ở Việt Nam khi hoàn tất thỏa thuận đối tác chiến lược này và vào lúc đó CBA dự kiến sẽ có hai ghế trong Hội đồng quản trị của VIB.
Trong khi đó, Tập đoàn ngân hàng Australia & New Zealand (ANZ) cũng đang quan tâm tới việc mua lại 51% cổ phần trị giá 4 tỷ USD (4,3 tỷ AUD) của Ngân hàng Ngoại hối Hàn Quốc (Korea Exchange Bank - KEB) mà Quỹ Lone Star có trụ sở ở Dallas đang nắm giữ.
Theo tờ "Người Australia," tiến trình mua cổ phần này được cho là đang ở trong giai đoạn khởi động ban đầu.
Người phát ngôn của ANZ cho biết ngân hàng này luôn tìm kiếm các cơ hội nhằm thúc đẩy chiến lược siêu khu vực của mình.
Giám đốc điều hành ANZ Mike Smith từng nói rằng ông muốn tăng phần lợi nhuận thu được từ khu vực châu Á-Thái Bình Dương của ngân hàng từ 12% lên 20% vào năm 2012.
Việc tăng lợi nhuận này chủ yếu sẽ là nhờ tăng trưởng nội tại của ANZ, nhưng ngân hàng này cũng sẽ mở rộng chỗ đứng bằng những thương vụ mua bán và sáp nhập.
ANZ gần đây đã thu xếp mua lại các chi nhánh của Ngân hàng Hoàng gia Scotland (RBS) ở châu Á với tổng giá trị 550 triệu USD.
Việc kiểm soát KEB sẽ giúp ANZ có một chỗ đứng vững chắc ở Hàn Quốc, nền kinh tế lớn thứ tư của châu Á và là đối tác thương mại lớn thứ ba của Australia.
Dự kiến, Hàn Quốc cùng với Campuchia, Lào, Philippines và Thái Lan sẽ là một phần của làn sóng tiếp theo trong chương trình của ANZ, tiếp theo Trung Quốc, Ấn Độ, Việt Nam, Malaysia và Indonesia.
Trong khi ANZ có sự hiện diện lớn hơn ở châu Á, CBA lại có cơ sở vững chắc ở những nước như Trung Quốc và Indonesia và là ngân hàng có mạng lưới chi nhánh và ATM lớn nhất Australia hiện nay./.
Ngọc Quang (Vietnam+)