Trong khi thế giới đang theo dõi "cơn bão nợ công" tàn phá châu Âu, thì một cơn bão thầm lặng khác cũng đang tràn qua các nền kinh tế mới nổi.
Theo tờ Thời báo Tài chính (Anh), giá trị đồng tiền, thị trường chứng khoán và trái phiếu của các nền kinh tế này nằm trong nhóm hoạt động kém hiệu quả nhất trong năm nay và nguy cơ xảy ra một "cuộc tháo chạy" đã xuất hiện.
Khi các nhà lãnh đạo Khu vực đồng euro (Eurozone) tìm cách cứu thị trường trái phiếu của họ, cũng là lúc dấu hiệu vỡ nợ khó kiểm soát ở các nền kinh tế phát triển ngày càng rõ.
Các chuyên gia tài chính nhận định quá trình dịch chuyển vốn đầu tư từ các nền kinh tế này sang các khu vực khác gia tăng, tạo ra sự suy giảm về cả cầu và cung tín dụng.
Sự kết hợp giữa nợ chính phủ và nợ trong khu vực tài chính cùng với sự khan hiếm tín dụng cho nền kinh tế sản xuất do hoạt động thoái vốn sẽ dẫn tới tình trạng GDP của Eurozone giảm mạnh, tạo ra những hậu quả tiêu cực cho nền thương mại thế giới, tiếp đến là các nền kinh tế đang phát triển.
Tình trạng thoái vốn ở nhóm kinh tế phát triển sẽ tạo ra sự đổ vỡ tín dụng ở các nền kinh tế mới nổi thông qua thương mại và đầu tư, nhất là khi các ngân hàng châu Âu đã cho các thị trường này vay quá nhiều.
Ước tính trong năm 2012, các ngân hàng châu Âu sẽ phải rút về hơn 2.000 tỷ USD để đáp ứng quy định mới do khó khăn trong huy động vốn và dự phòng tình hình thị trường bất ổn hiện nay. Sức ép chính trị đòi hỏi duy trì cân đối sổ sách và tăng cường cho vay nội địa sẽ buộc các ngân hàng châu Âu phải rút vốn khỏi các nền kinh tế mới nổi.
Các nước Trung và Đông Âu là nhóm dễ bị tổn thương nhất do vốn vay từ Tây Âu chiếm tỷ trọng lớn trong nền kinh tế. Xu hướng thoái vốn không chỉ có ở các ngân hàng châu Âu mà cả các ngân hàng Mỹ. Thực tế các ngân hàng Mỹ gần đây đã bắt đầu bán bớt cổ phần trong các ngân hàng của Trung Quốc.
Theo giới phân tích, việc các nước phương Tây không thể tiếp tục chính sách tài khóa kích thích tăng trưởng do thâm hụt cao và bế tắc chính trị nội bộ sẽ gây ra tình trạng tổng cầu giảm sút, cung vượt cầu trong nền kinh tế, tăng trưởng sa sút, thất nghiệp cao và bất ổn xã hội ở các nền kinh tế mới nổi.
Các chuyên gia cho rằng, với trào lưu thoái vốn liên tục hiện nay, các nền kinh tế đang nổi sẽ phải trải qua giai đoạn quá độ vỡ nợ và các thị trường sụt giảm trước khi chuyển sang nền kinh tế thực từ năm 2015 trở đi. Do vậy, các nhà đầu tư cần chuẩn bị tinh thần cho một thị trường tài chính đầy sóng gió trong 2-3 năm tới./.
Theo tờ Thời báo Tài chính (Anh), giá trị đồng tiền, thị trường chứng khoán và trái phiếu của các nền kinh tế này nằm trong nhóm hoạt động kém hiệu quả nhất trong năm nay và nguy cơ xảy ra một "cuộc tháo chạy" đã xuất hiện.
Khi các nhà lãnh đạo Khu vực đồng euro (Eurozone) tìm cách cứu thị trường trái phiếu của họ, cũng là lúc dấu hiệu vỡ nợ khó kiểm soát ở các nền kinh tế phát triển ngày càng rõ.
Các chuyên gia tài chính nhận định quá trình dịch chuyển vốn đầu tư từ các nền kinh tế này sang các khu vực khác gia tăng, tạo ra sự suy giảm về cả cầu và cung tín dụng.
Sự kết hợp giữa nợ chính phủ và nợ trong khu vực tài chính cùng với sự khan hiếm tín dụng cho nền kinh tế sản xuất do hoạt động thoái vốn sẽ dẫn tới tình trạng GDP của Eurozone giảm mạnh, tạo ra những hậu quả tiêu cực cho nền thương mại thế giới, tiếp đến là các nền kinh tế đang phát triển.
Tình trạng thoái vốn ở nhóm kinh tế phát triển sẽ tạo ra sự đổ vỡ tín dụng ở các nền kinh tế mới nổi thông qua thương mại và đầu tư, nhất là khi các ngân hàng châu Âu đã cho các thị trường này vay quá nhiều.
Ước tính trong năm 2012, các ngân hàng châu Âu sẽ phải rút về hơn 2.000 tỷ USD để đáp ứng quy định mới do khó khăn trong huy động vốn và dự phòng tình hình thị trường bất ổn hiện nay. Sức ép chính trị đòi hỏi duy trì cân đối sổ sách và tăng cường cho vay nội địa sẽ buộc các ngân hàng châu Âu phải rút vốn khỏi các nền kinh tế mới nổi.
Các nước Trung và Đông Âu là nhóm dễ bị tổn thương nhất do vốn vay từ Tây Âu chiếm tỷ trọng lớn trong nền kinh tế. Xu hướng thoái vốn không chỉ có ở các ngân hàng châu Âu mà cả các ngân hàng Mỹ. Thực tế các ngân hàng Mỹ gần đây đã bắt đầu bán bớt cổ phần trong các ngân hàng của Trung Quốc.
Theo giới phân tích, việc các nước phương Tây không thể tiếp tục chính sách tài khóa kích thích tăng trưởng do thâm hụt cao và bế tắc chính trị nội bộ sẽ gây ra tình trạng tổng cầu giảm sút, cung vượt cầu trong nền kinh tế, tăng trưởng sa sút, thất nghiệp cao và bất ổn xã hội ở các nền kinh tế mới nổi.
Các chuyên gia cho rằng, với trào lưu thoái vốn liên tục hiện nay, các nền kinh tế đang nổi sẽ phải trải qua giai đoạn quá độ vỡ nợ và các thị trường sụt giảm trước khi chuyển sang nền kinh tế thực từ năm 2015 trở đi. Do vậy, các nhà đầu tư cần chuẩn bị tinh thần cho một thị trường tài chính đầy sóng gió trong 2-3 năm tới./.
(TTXVN/Vietnam+)