Các nền kinh tế châu Á trước nguy cơ suy giảm mới

Các nhà phân tích kinh tế Liên hợp quốc và quốc tế cảnh báo các nền kinh tế châu Á hiện đang đứng trước nguy cơ suy giảm mới trong bối cảnh châu lục này không còn ở vị thế thuận lợi như trước cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu năm 2008 để có thể phục hồi mạnh mẽ các hoạt động kinh tế . Các nhà kinh tế Liên hợp quốc và quốc tế nêu rõ rằng nguy cơ suy giảm mới của các nền kinh tế châu Á lần này xuất phát từ hai nhân tố từng được coi là tích cực giúp các nền kinh tế châu Á phục hồi nhanh sau khủng hoảng kinh tế toàn cầu năm 2008 đó là chi tiêu của người tiêu dùng trong nước tăng nhanh và dòng vốn nước ngoài lớn đổ vào các nền kinh tế châu Á.
Các nhà phân tích kinh tế Liên hợp quốc và quốc tế cảnh báo các nền kinh tế châu Á hiện đang đứng trước nguy cơ suy giảm mới trong bối cảnh châu lục này không còn ở vị thế thuận lợi như trước cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu năm 2008 để có thể phục hồi mạnh mẽ các hoạt động kinh tế .

Các nhà kinh tế Liên hợp quốc và quốc tế nêu rõ rằng nguy cơ suy giảm mới của các nền kinh tế châu Á lần này xuất phát từ hai nhân tố từng được coi là tích cực giúp các nền kinh tế châu Á phục hồi nhanh sau khủng hoảng kinh tế toàn cầu năm 2008 và trở thành động lực thúc đẩy nền kinh tế toàn cầu phục hồi, bất chấp sự trì trệ của các nền kinh tế phát triển. Đó là chi tiêu của người tiêu dùng trong nước tăng nhanh và dòng vốn nước ngoài lớn đổ vào các nền kinh tế châu Á.

Các nền kinh tế châu Á đã vượt qua thách thức mới do tác động của cuộc khủng hoảng nợ công Eurozone, nhưng trong thách thức suy giảm mới, các nhân tố tích cực trong khủng hoảng kinh tế toàn cầu năm 2008 đang có nguy cơ làm các nền kinh tế này dễ tổn thương hơn trước các biến động bất ngờ.

Trưởng nhóm nghiên cứu kinh tế châu Á của Ngân hàng Anh HSBC, Frederic Neuman, cho rằng châu Á đang bước vào thời kỳ suy giảm kinh tế do tác động của các nhân tố dễ bị tổn thương trong nước lớn hơn cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu năm 2008.

Năm 2012, các nền kinh tế châu Á không chỉ bị tác động của các nhân tố tiêu cực từ các nền kinh tế khác mà còn bị tác động lớn hơn từ "gót chân Asin" mới của châu lục này là sự phụ thuộc ngày càng lớn vào nhu cầu trong nước. Tăng trưởng tín dụng mạnh và giá tài sản cao hơn đã làm tăng nhanh nhu cầu trong nước.

Sự phụ thuộc này đang có nguy cơ gia tăng do nợ ngân hàng, nhu cầu bán ô tô và các bất động sản khác. Vì khoản chi này là tùy tiện và rất không ổn định nên dễ gây tổn thương nghiêm trọng cho nền kinh tế hơn nhu cầu chi tiêu cho các hàng hóa thiết yếu nếu giá nhà và các bất động sản khác giảm. Các chi tiêu của người tiêu dùng đã giảm ở Hàn Quốc, Trung Quốc và Hong Kong.

Lãi suất thấp và nguồn vốn nước ngoài đổ vào châu Á đã tăng cường các nền kinh tế châu Á trong những năm gần đây nhưng nay đang là ẩn họa tiềm tàng. Hơn 750 tỷ USD mà giới đầu tư từng đổ vào các nền kinh tế châu Á mới nổi từ năm 2009 nay đã bắt đầu "rời khỏi" các nền kinh tế này. Nếu các nhà đầu tư hoảng loạn rút đầu tư khỏi châu Á, các hoạt động kinh tế có thể bị tê liệt. Indonesia đã "mất" 5% tổng dự trữ ngoại tệ tương đương với 5 tỷ USD chỉ trong tháng Năm khi nước này bảo vệ đồng nội tệ rupiah trước sức ép của các nhà đầu tư nước ngoài rút vốn khỏi nước này.

Các nhà kinh tế Liên hợp quốc và châu Á cũng cho rằng từ năm 2008, các ngân hàng châu Á luôn duy trì mức lãi suất thấp bất chấp thị trường lao động bùng nổ và lạm phát tăng. Vì vậy, hiện nay,các ngân hàng này không còn nhiều lợi thế kích thích tăng trưởng các nền kinh tế châu Á thông qua giảm lãi suất như trước khủng hoảng kinh tế toàn cầu năm 2008.

Nền kinh tế Ấn Độ vốn là nền kinh tế có sức bật mạnh nhất trong vòng bốn năm qua, nhưng nay đã đứng trước thách thức suy thoái với tăng trưởng kinh tế chậm lại, lạm phát cao, thâm hụt ngân sách lớn, nên khó có thể đủ tiềm lực để tăng các gói tài chính kích thích nền kinh tế.

Các nền kinh tế châu Á phản ứng rất khác nhau trước nguy cơ suy giảm mới. Trong khi Trung Quốc giảm lãi suất và cho phép các ngân hàng tăng cường cho vay thì nhiều nước khác, đặc biệt là Hàn Quốc, hầu như không có phản ứng nào đáng kể vì lo ngại làm bùng nổ sức ép lạm phát./.

Anh Tuấn (TTXVN)

Tin cùng chuyên mục