Các luật sư của những kẻ bị buộc tội chủ mưu gây ra vụ khủng bố ngày 11/9 muốn Tổng thống Barack Obama và người tiền nhiệm George W. Bush phải cung cấp lời khai trong một tòa án quân sự vì các "phát ngôn mang tính kích động" mà họ đưa ra làm ảnh hưởng tới tiến trình xét xử.
Kiến nghị do các luật sư của 3/5 bị cáo chính được đưa ra trong các tài liệu công bố hôm thứ Năm còn kêu gọi bỏ toàn bộ các cáo buộc chống lại họ. Các luật sư cũng yêu cầu có lời khai từ 6 quan chức khác, gồm Phó Tổng thống Joe Biden.
Đầu tháng này, 5 người đàn ông trên đã chính thức bị buộc các tội danh gồm giết người, khủng bố trong một phiên tòa quân sự tổ chức ở căn cứ Mỹ đặt ở Vịnh Guantanamo, Cuba. Họ có thể đối mặt với án tử hình nếu bị cho là có tội trong các vụ khủng bố của Al Qaeda hồi năm 2001 làm 2.976 người thiệt mạng ở New York, Washington và Shanksville, Pennsylvania.
"Các tuyên bố mang tích kích động diễn ra ở nhiều nơi từ giới lãnh đạo chính trị, trong vòng 10 năm đã mang tới các ảnh hưởng không hợp pháp" - các luật sư viết - "Việc xóa bỏ mọi cáo buộc là liều thuốc duy nhất giúp đảo ngược tình trạng này. Trong 10 năm qua, thông qua các chính quyền của hai tổng thống khác nhau, các bị cáo thường bị mô tả là "những kẻ sát nhân", "những kẻ giết người", "những kẻ khủng bố", đã "lên kế hoạch tổ chức các vụ tấn công khủng bố 11/9" và phải đối diện với công lý."
Họ chỉ ra các tuyên bố bao gồm một lần ông Obama bình luận về kẻ chủ mưu gây ra vụ khủng bố 11/9, Khalid Sheikh Mohammed, nhân vật vốn đã thừa nhận các tội ác của y. Lần đó, ông đã nói: "Tôi không nghĩ sẽ có gì gây khó chịu nếu như hắn ta bị kết án và phải nhận bản án tử hình."
Bush mô tả Mohammed là "sát thủ hàng đầu của mạng lưới Al-Qaeda", trong khi Biden nói rằng ông "hoàn toàn tin tưởng rằng nhân vật này sẽ bị bỏ tù trong một thời gian dài, rất dài."
Các luật sư còn muốn có lời khai của Công tố viên trưởng Eric Holder, Công tố viên Lầu Năm Góc Jeh Johnson, Nghị sĩ Lindsey Graham, công tố viên Mark Martins và Bruce MacDonald, người giám sát các phiên tòa diễn ra ở Guantanamo.
Người đứng đầu một ủy ban quân sự trực tiếp tiến hành xét xử 5 nhân vật kể trên sẽ ra quyết định ai sẽ phải tới trình diện và cung cấp lời khai trước tòa. Hiện phía cơ quan công tố đã chống lại yêu cầu của các luật sư.
Luật sư James Connell, người đại diện bị cáo Ali Abd al-Aziz Ali của Pakistan, đánh giá sự từ chối đáp ứng yêu cầu của họ từ cơ quan công tố giống việc bịt miệng. "Hành động bịt miệng này là một màn bí mật nữa mà cơ quan công tố muốn triển khai lên vụ này," ông nói./.
Kiến nghị do các luật sư của 3/5 bị cáo chính được đưa ra trong các tài liệu công bố hôm thứ Năm còn kêu gọi bỏ toàn bộ các cáo buộc chống lại họ. Các luật sư cũng yêu cầu có lời khai từ 6 quan chức khác, gồm Phó Tổng thống Joe Biden.
Đầu tháng này, 5 người đàn ông trên đã chính thức bị buộc các tội danh gồm giết người, khủng bố trong một phiên tòa quân sự tổ chức ở căn cứ Mỹ đặt ở Vịnh Guantanamo, Cuba. Họ có thể đối mặt với án tử hình nếu bị cho là có tội trong các vụ khủng bố của Al Qaeda hồi năm 2001 làm 2.976 người thiệt mạng ở New York, Washington và Shanksville, Pennsylvania.
"Các tuyên bố mang tích kích động diễn ra ở nhiều nơi từ giới lãnh đạo chính trị, trong vòng 10 năm đã mang tới các ảnh hưởng không hợp pháp" - các luật sư viết - "Việc xóa bỏ mọi cáo buộc là liều thuốc duy nhất giúp đảo ngược tình trạng này. Trong 10 năm qua, thông qua các chính quyền của hai tổng thống khác nhau, các bị cáo thường bị mô tả là "những kẻ sát nhân", "những kẻ giết người", "những kẻ khủng bố", đã "lên kế hoạch tổ chức các vụ tấn công khủng bố 11/9" và phải đối diện với công lý."
Họ chỉ ra các tuyên bố bao gồm một lần ông Obama bình luận về kẻ chủ mưu gây ra vụ khủng bố 11/9, Khalid Sheikh Mohammed, nhân vật vốn đã thừa nhận các tội ác của y. Lần đó, ông đã nói: "Tôi không nghĩ sẽ có gì gây khó chịu nếu như hắn ta bị kết án và phải nhận bản án tử hình."
Bush mô tả Mohammed là "sát thủ hàng đầu của mạng lưới Al-Qaeda", trong khi Biden nói rằng ông "hoàn toàn tin tưởng rằng nhân vật này sẽ bị bỏ tù trong một thời gian dài, rất dài."
Các luật sư còn muốn có lời khai của Công tố viên trưởng Eric Holder, Công tố viên Lầu Năm Góc Jeh Johnson, Nghị sĩ Lindsey Graham, công tố viên Mark Martins và Bruce MacDonald, người giám sát các phiên tòa diễn ra ở Guantanamo.
Người đứng đầu một ủy ban quân sự trực tiếp tiến hành xét xử 5 nhân vật kể trên sẽ ra quyết định ai sẽ phải tới trình diện và cung cấp lời khai trước tòa. Hiện phía cơ quan công tố đã chống lại yêu cầu của các luật sư.
Luật sư James Connell, người đại diện bị cáo Ali Abd al-Aziz Ali của Pakistan, đánh giá sự từ chối đáp ứng yêu cầu của họ từ cơ quan công tố giống việc bịt miệng. "Hành động bịt miệng này là một màn bí mật nữa mà cơ quan công tố muốn triển khai lên vụ này," ông nói./.
Linh Vũ (Vietnam+)