Theo một kết quả nghiên cứu mới nhất đăng trên tạp chí Naturwissenschaften của Đức, các nhà khoa học phát hiện ra rằng các loài cá mập không có khả năng phân biệt giữa các màu sắc.
Trong thí nghiệm của mình, các nhà khoa học Australia đã sử dụng một kỹ thuật gọi là vi quang phổ để nghiên cứu các tế bào võng mạc của 17 loài cá mập bị bắt ở ngoài khơi Queensland và Tây Australia.
Trong tất cả 17 loài này, hình thức phổ biến nhất của các bộ phận cảm thụ ánh sáng là các tế bào "hình que," vốn rất nhạy cảm đối với ánh sáng và cho phép nhìn rõ vào ban đêm, nhưng lại không thể phân biệt được các màu sắc.
Nghiên cứu cũng cho biết các loài cá mập thường thiếu các tế bào hình nón, vốn rất nhạy cảm với ánh sáng chói và có thể nhận ra các màu. Ở con người, các loại tế bào hình nón giúp chúng ta phân biệt các màu với nhau.
Tiến sỹ Nathan Scott Hart thuộc Đại học Western Australia, chủ nhiệm công trình nghiên cứu, nói rằng ở 10 trong tổng số 17 loài cá mập được nghiên cứu, các nhà khoa học đã không phát hiện thấy một tế bào hình nón nào. Ở bảy loài còn lại, các nhà khoa học phát hiện ra các tế bào hình nón nhưng chúng ở thể đơn, rất nhạy cảm với bước sóng khoảng 530nm có màu xanh.
Hệ thống võng mạc này cho thấy các loài cá mập có thể phân biệt giữa các sắc thái màu xám, nhưng hầu như không có khả năng phân biệt các màu sắc khác.
Tiến sỹ Hart nói rằng kết quả nghiên cứu này có thể giúp phòng ngừa các vụ tấn công của cá mập đối với con người và phát triển các ngư cụ giúp giảm các vụ đánh bắt ngẫu nhiên các loài cá mập.
Trước đây, các nhà khoa học tại Viện nghiên cứu thần kinh Max Placnk của Đức cũng phát hiện ra rằng sống trong làn nước đại dương xanh thẳm, nhưng cá voi và cá heo lại không được “thưởng thức” vẻ đẹp của môi trường vì thị giác của chúng thiếu tế bào có khả năng tiếp nhận màu sắc này./.
Trong thí nghiệm của mình, các nhà khoa học Australia đã sử dụng một kỹ thuật gọi là vi quang phổ để nghiên cứu các tế bào võng mạc của 17 loài cá mập bị bắt ở ngoài khơi Queensland và Tây Australia.
Trong tất cả 17 loài này, hình thức phổ biến nhất của các bộ phận cảm thụ ánh sáng là các tế bào "hình que," vốn rất nhạy cảm đối với ánh sáng và cho phép nhìn rõ vào ban đêm, nhưng lại không thể phân biệt được các màu sắc.
Nghiên cứu cũng cho biết các loài cá mập thường thiếu các tế bào hình nón, vốn rất nhạy cảm với ánh sáng chói và có thể nhận ra các màu. Ở con người, các loại tế bào hình nón giúp chúng ta phân biệt các màu với nhau.
Tiến sỹ Nathan Scott Hart thuộc Đại học Western Australia, chủ nhiệm công trình nghiên cứu, nói rằng ở 10 trong tổng số 17 loài cá mập được nghiên cứu, các nhà khoa học đã không phát hiện thấy một tế bào hình nón nào. Ở bảy loài còn lại, các nhà khoa học phát hiện ra các tế bào hình nón nhưng chúng ở thể đơn, rất nhạy cảm với bước sóng khoảng 530nm có màu xanh.
Hệ thống võng mạc này cho thấy các loài cá mập có thể phân biệt giữa các sắc thái màu xám, nhưng hầu như không có khả năng phân biệt các màu sắc khác.
Tiến sỹ Hart nói rằng kết quả nghiên cứu này có thể giúp phòng ngừa các vụ tấn công của cá mập đối với con người và phát triển các ngư cụ giúp giảm các vụ đánh bắt ngẫu nhiên các loài cá mập.
Trước đây, các nhà khoa học tại Viện nghiên cứu thần kinh Max Placnk của Đức cũng phát hiện ra rằng sống trong làn nước đại dương xanh thẳm, nhưng cá voi và cá heo lại không được “thưởng thức” vẻ đẹp của môi trường vì thị giác của chúng thiếu tế bào có khả năng tiếp nhận màu sắc này./.
Khắc Hiếu (Vietnam+)