Đến thăm làng nghề truyền thống bánh khô mè Cẩm Lệ (nay thuộc 2 phường Hòa Thọ Đông và phường Khuê Trung), quận Cẩm Lệ, thành phố Đà Nẵng những ngày giáp Tết, mọi người đều có thể cảm nhận được không khí làm nghề nhộn nhịp với những chuyến xe tấp nập tới lấy hàng mang đi phân phối khắp nơi.
Hiện nay, làng nghề có 12 cơ sở sản xuất bánh, trong đó có 4 cơ sở sản xuất lớn hoạt động quanh năm còn các cơ sở khác chỉ hoạt động vào dịp Tết.
Theo những người cao tuổi ở đây, bánh khô mè Cẩm Lệ có từ khoảng thế kỷ 19, là một sản phẩm không thể thiếu để cúng tổ tiên trong những ngày rằm, đầu tháng, các dịp lễ hội và đặc biệt là trong dịp Tết cổ truyền của dân tộc. Chất liệu để làm loại bánh này gồm gạo, mè, gừng và đường.
Bà Nguyễn Thị Nhứt, chủ một cơ sở sản xuất bánh ở Cẩm Lệ cho biết: gia đình bà đã có truyền thống 4 đời làm bánh khô mè, nay 2 người con vẫn tiếp nối nghề này. Hiện tại, 20 lao động trong cơ sở sản xuất đang tích cực làm việc để kịp giao các đơn hàng Tết đi khắp nơi.
Bà cho biết các công đoạn làm bánh nghe có vẻ đơn giản nhưng để làm được những chiếc bánh đạt chất lượng thì ở mỗi khâu đều có các bí quyết riêng. Một chiếc bánh khô mè ngon phải đảm bảo độ giòn xốp và độ quyện của nước đường gừng với nhân bánh gạo và mùi thơm của mè. Loại bánh này thường được thưởng thức cùng với nước trà và khi đóng gói có thể bảo quản được từ 3 tới 6 tháng.
Thời gian gần đây, các cơ sở sản xuất bánh khô mè Cẩm Lệ đã bắt đầu chú ý tới việc đăng ký kiểu dáng công nghiệp và nhãn hiệu hàng hóa để mở rộng thị trường tiêu thụ.
Bà Huỳnh Thị Kim Chi, Phó trưởng Phòng Kinh tế quận Cẩm Lệ cho biết năm 2012, niềm vui lớn đã đến với người dân làng nghề làm bánh khô mè khi Tổ chức kỷ lục Việt Nam đã xếp bánh khô mè Cẩm Lệ vào danh sách 10 đặc sản bánh quà tặng nổi tiếng.
Nhằm bảo tồn và phát triển làng nghề, thành phố và quận đã hỗ trợ các cơ sở sản xuất bánh tham gia các hội chợ hàng Việt, hội chợ Xuân, mua các khuôn làm bánh mới, mua máy in hạn sử dụng trên bao bì.
Để phát triển loại đặc sản này theo hướng quy mô bền vững trong thời gian tới, quận Cẩm Lệ có kế hoạch vận động các cơ sở sản xuất xây dựng hợp tác xã hoặc thành lập doanh nghiệp.
Ngoài ra, Sở Khoa học và Công nghệ thành phố cũng đang triển khai đề án để trình Bộ Khoa học và Công nghệ công nhận thương hiệu tập thể bánh khô mè Cẩm Lệ.
Cũng giống làng nghề bánh khô mè Cẩm Lệ, càng gần Tết Nguyên đán, làng nghề bánh tráng ở ấp Lộc Thạnh, xã Lộc Giang, huyện Đức Hòa, tỉnh Long An càng tất bật để kịp giao hàng cho khách. Mới 4 giờ sáng, tại các lò tráng bánh, điện đã được thắp sáng trưng để bắt đầu công việc. Người thì đốt lò, pha bột, người thì tráng bánh, phơi bánh, tạo không khí nhộn nhịp chuẩn bị đón Xuân.
Bánh tráng Lộc Giang được thị trường ưa chuộng, vì bí quyết ở khâu lựa chọn bột mì hoặc gạo thơm để làm bột, cách pha bột trộn gia vị, kỹ thuật tráng bánh độ mỏng đều và giữ được hương vị thơm đậm của bột.
Chị Lê Thị Tươi cho biết: "Gia đình tôi làm nghề bánh tráng gần 25 năm nay. Chưa có năm nào nhu cầu thị trường tiêu thụ nhiều như năm nay. Trước đây, vào tháng Chạp, mỗi ngày chỉ tráng 400-500kg bánh, vậy mà 2-3 ngày mới tiêu thụ hết, còn hiện nay mỗi ngày tráng 1 tấn bánh cũng không đủ giao cho khách hàng."
Không khí ở làng nghề bánh tráng ấp Lộc Thạnh rất nhộn nhịp. Người đi mua bột, người đi mua chất đốt tấp nập chở về dự trữ. Các cơ sở tráng bánh khẩn trương và tăng công suất tráng bánh lên gấp 3-4 lần so với ngày thường. Hiện bà con đảm bảo từ nay đến Tết, mỗi ngày cho ra lò hàng chục tấn bánh tráng phục vụ nhu cầu tiêu dùng trong dịp Tết Nguyên đán./.
Hiện nay, làng nghề có 12 cơ sở sản xuất bánh, trong đó có 4 cơ sở sản xuất lớn hoạt động quanh năm còn các cơ sở khác chỉ hoạt động vào dịp Tết.
Theo những người cao tuổi ở đây, bánh khô mè Cẩm Lệ có từ khoảng thế kỷ 19, là một sản phẩm không thể thiếu để cúng tổ tiên trong những ngày rằm, đầu tháng, các dịp lễ hội và đặc biệt là trong dịp Tết cổ truyền của dân tộc. Chất liệu để làm loại bánh này gồm gạo, mè, gừng và đường.
Bà Nguyễn Thị Nhứt, chủ một cơ sở sản xuất bánh ở Cẩm Lệ cho biết: gia đình bà đã có truyền thống 4 đời làm bánh khô mè, nay 2 người con vẫn tiếp nối nghề này. Hiện tại, 20 lao động trong cơ sở sản xuất đang tích cực làm việc để kịp giao các đơn hàng Tết đi khắp nơi.
Bà cho biết các công đoạn làm bánh nghe có vẻ đơn giản nhưng để làm được những chiếc bánh đạt chất lượng thì ở mỗi khâu đều có các bí quyết riêng. Một chiếc bánh khô mè ngon phải đảm bảo độ giòn xốp và độ quyện của nước đường gừng với nhân bánh gạo và mùi thơm của mè. Loại bánh này thường được thưởng thức cùng với nước trà và khi đóng gói có thể bảo quản được từ 3 tới 6 tháng.
Thời gian gần đây, các cơ sở sản xuất bánh khô mè Cẩm Lệ đã bắt đầu chú ý tới việc đăng ký kiểu dáng công nghiệp và nhãn hiệu hàng hóa để mở rộng thị trường tiêu thụ.
Bà Huỳnh Thị Kim Chi, Phó trưởng Phòng Kinh tế quận Cẩm Lệ cho biết năm 2012, niềm vui lớn đã đến với người dân làng nghề làm bánh khô mè khi Tổ chức kỷ lục Việt Nam đã xếp bánh khô mè Cẩm Lệ vào danh sách 10 đặc sản bánh quà tặng nổi tiếng.
Nhằm bảo tồn và phát triển làng nghề, thành phố và quận đã hỗ trợ các cơ sở sản xuất bánh tham gia các hội chợ hàng Việt, hội chợ Xuân, mua các khuôn làm bánh mới, mua máy in hạn sử dụng trên bao bì.
Để phát triển loại đặc sản này theo hướng quy mô bền vững trong thời gian tới, quận Cẩm Lệ có kế hoạch vận động các cơ sở sản xuất xây dựng hợp tác xã hoặc thành lập doanh nghiệp.
Ngoài ra, Sở Khoa học và Công nghệ thành phố cũng đang triển khai đề án để trình Bộ Khoa học và Công nghệ công nhận thương hiệu tập thể bánh khô mè Cẩm Lệ.
Cũng giống làng nghề bánh khô mè Cẩm Lệ, càng gần Tết Nguyên đán, làng nghề bánh tráng ở ấp Lộc Thạnh, xã Lộc Giang, huyện Đức Hòa, tỉnh Long An càng tất bật để kịp giao hàng cho khách. Mới 4 giờ sáng, tại các lò tráng bánh, điện đã được thắp sáng trưng để bắt đầu công việc. Người thì đốt lò, pha bột, người thì tráng bánh, phơi bánh, tạo không khí nhộn nhịp chuẩn bị đón Xuân.
Bánh tráng Lộc Giang được thị trường ưa chuộng, vì bí quyết ở khâu lựa chọn bột mì hoặc gạo thơm để làm bột, cách pha bột trộn gia vị, kỹ thuật tráng bánh độ mỏng đều và giữ được hương vị thơm đậm của bột.
Chị Lê Thị Tươi cho biết: "Gia đình tôi làm nghề bánh tráng gần 25 năm nay. Chưa có năm nào nhu cầu thị trường tiêu thụ nhiều như năm nay. Trước đây, vào tháng Chạp, mỗi ngày chỉ tráng 400-500kg bánh, vậy mà 2-3 ngày mới tiêu thụ hết, còn hiện nay mỗi ngày tráng 1 tấn bánh cũng không đủ giao cho khách hàng."
Không khí ở làng nghề bánh tráng ấp Lộc Thạnh rất nhộn nhịp. Người đi mua bột, người đi mua chất đốt tấp nập chở về dự trữ. Các cơ sở tráng bánh khẩn trương và tăng công suất tráng bánh lên gấp 3-4 lần so với ngày thường. Hiện bà con đảm bảo từ nay đến Tết, mỗi ngày cho ra lò hàng chục tấn bánh tráng phục vụ nhu cầu tiêu dùng trong dịp Tết Nguyên đán./.
Đỗ Trưởng-Thanh Tuấn (TTXVN)