Ngày 2/11, trong nghiên cứu nhan đề “Biến đổi khí hậu, cácbon và các dải san hô,” Tổ chức Khí tượng Thế giới (WMO) đã kêu gọi cộng đồng thế giới cần có hành động phối hợp toàn cầu để cứu các dải san hô và đảm bảo sự tồn tại lâu dài của các khu rừng nhiệt đới của đại dương này.
Trong báo cáo của mình, WMO cảnh báo dải san hô tại các đại dương đang đối diện với nguy cơ tuyệt chủng chưa từng thấy do tác động của biến đổi khí hậu như các trận xoáy lốc nhiệt đới với cường độ ngày càng mạnh và tình trạng đại dương ngày càng bị axít hóa…
Hơn 20% các vùng biển trước đây giàu có các dải san hô đã biến mất và 25% các dải san hô hiện tại có nguy cơ biến mất trong thế kỷ 21. Vì vậy, cộng đồng thế giới cần hành động khẩn cấp để cứu các loài san hô.
Nghiên cứu của WMO cho biết các dải san hô nhiệt đới che phủ 0,2% diện tích các đại dương và là môi trường sống cho 25% số loài sinh vật biển, đem lại giá trị 30 tỷ USD hàng năm cho nền kinh tế toàn cầu thông qua chức năng bảo vệ bờ biển, du lịch và thực phẩm.
Tuy nhiên, suốt 2 thập kỷ qua, các dải san hô bị tác động của các mối đe dọa toàn cầu ngày càng nghiêm trọng là sự tập trung điôxít cácbon (CO2) ngày càng cao trong khí quyển. Hàm lượng CO2 cao trong khí quyển tác động kép đến các dải san hô.
Một là nhiệt độ cao của khí quyển làm các đại dương ấm lên gây ra hiện tượng “tẩy trắng” và khiến san hô chết hàng loạt. Hai là hàm lượng CO2 cao trong khí quyển làm cho các đại dương bị axít hóa khiến san hô giảm phát triển và mất khả năng duy trì cấu trúc và các chức năng của chúng.
WMO kêu gọi cộng đồng thế giới đầu tư và nghiên cứu sâu hơn để tăng cường khả năng đánh giá và dự báo tác động của biến đổi khí hậu và các hiện tượng thời tiết cực đoan khác đối với các dải san hô, hệ sinh thái đa dạng và vô giá của tự nhiên./.
Trong báo cáo của mình, WMO cảnh báo dải san hô tại các đại dương đang đối diện với nguy cơ tuyệt chủng chưa từng thấy do tác động của biến đổi khí hậu như các trận xoáy lốc nhiệt đới với cường độ ngày càng mạnh và tình trạng đại dương ngày càng bị axít hóa…
Hơn 20% các vùng biển trước đây giàu có các dải san hô đã biến mất và 25% các dải san hô hiện tại có nguy cơ biến mất trong thế kỷ 21. Vì vậy, cộng đồng thế giới cần hành động khẩn cấp để cứu các loài san hô.
Nghiên cứu của WMO cho biết các dải san hô nhiệt đới che phủ 0,2% diện tích các đại dương và là môi trường sống cho 25% số loài sinh vật biển, đem lại giá trị 30 tỷ USD hàng năm cho nền kinh tế toàn cầu thông qua chức năng bảo vệ bờ biển, du lịch và thực phẩm.
Tuy nhiên, suốt 2 thập kỷ qua, các dải san hô bị tác động của các mối đe dọa toàn cầu ngày càng nghiêm trọng là sự tập trung điôxít cácbon (CO2) ngày càng cao trong khí quyển. Hàm lượng CO2 cao trong khí quyển tác động kép đến các dải san hô.
Một là nhiệt độ cao của khí quyển làm các đại dương ấm lên gây ra hiện tượng “tẩy trắng” và khiến san hô chết hàng loạt. Hai là hàm lượng CO2 cao trong khí quyển làm cho các đại dương bị axít hóa khiến san hô giảm phát triển và mất khả năng duy trì cấu trúc và các chức năng của chúng.
WMO kêu gọi cộng đồng thế giới đầu tư và nghiên cứu sâu hơn để tăng cường khả năng đánh giá và dự báo tác động của biến đổi khí hậu và các hiện tượng thời tiết cực đoan khác đối với các dải san hô, hệ sinh thái đa dạng và vô giá của tự nhiên./.
(TTXVN/Vietnam+)