Từ đầu năm đến nay, trên khu vực miền Trung và Tây Nguyên đã xuất hiện tình trạng hạn hán trên diện rộng, ảnh hưởng đến lưu lượng nước về các hồ thủy điện; đồng thời làm mực nước các hồ ngày càng suy giảm nhanh. Thậm chí, nhiều hồ đã “ngấp nghé” mực nước chết.
Liên tục giảm
Qua khảo sát thực tế, phần lớn các hồ thủy điện, thủy lợi trong khu vực chỉ tích nước đạt khoảng từ 30-70% khiến việc đảm bảo nước để phát điện và cấp nước cho hạ du trong mùa khô năm 2013 đặc biệt khó khăn. Và đến nay, khi bắt đầu bước vào giai đoạn cao điểm của khô hạn, thì việc cảnh báo này ngay từ đầu năm đang trở nên hiện hữu.
Tổ trưởng Tổ vận hành hồ đập Công ty cổ phần Thủy điện A Vương Nguyễn Minh Hoàng cho biết mùa mưa năm ngoái, lượng nước về hồ A Vương thấp bất thường, trước tình hình đó, Trung tâm Điều độ hệ thống điện quốc gia (A0) đã hạn chế phát điện nhà máy thủy điện A Vương từ giữa tháng 9 để tích nước cho mùa khô năm nay.
Tuy nhiên, đến cuối tháng 3/2013, mực nước hồ chỉ đạt 350m, thấp hơn so với mực nước dâng bình thường 30m, tương ứng với dung tích hữu ích 51 triệu m3.
Theo đánh giá của ngành thủy văn, đây là mực nước gần như thấp nhất trong chuỗi thủy văn của hồ chứa A Vương 37 năm qua. Lưu lượng nước về hồ trung bình trong tháng 3 là 8,3 m3/giây, tương ứng với tần suất là 95%, tức trong 100 năm thì có 95 năm đạt mức này trở lên và bằng khoảng 46% lưu lượng nước về hồ trung bình nhiều năm.
Dự báo mùa khô năm nay, lưu lượng nước về hồ sẽ diễn ra theo tần suất kiệt nhất và tương ứng với chuỗi thủy văn năm 1983.
Nhà máy thủy điện Ka Nak cũng không khá gì hơn. Theo Phó Giám đốc Công ty thủy điện An Khê-Ka Nak Đỗ Đức Hoài, hồ Ka Nak hiện duy trì lưu lượng nước về 7 m3/giây, giảm 50% so với trung bình nhiều năm. Mực nước hồ đang thấp so với mực nước dâng bình thường 9,5m, tương ứng với thiếu hụt 180 triệu m3 nước.
Bày tỏ sự lo lắng khi hiện nay nước về hồ thủy điện Vĩnh Sơn vừa đủ thấm và bốc hơi, ông Ngô Minh Hùng, Phó Phòng Kỹ thuật Công ty cổ phần thủy điện Vĩnh Sơn-Sông Hinh cho rằng đây là năm thủy văn kiệt nhất trong 18 năm vận hành thủy điện Vĩnh Sơn.
Đến cuối tháng 3/2013, hồ A chỉ cách mực nước chết 5,5m, hồ B và hồ C trên mực nước chết 0,3m với tổng lượng nước tồn của cả 3 hồ là 14 triệu m3.
Như vậy, theo tính toán, lượng nước các hồ này bổ sung cho hạ du trong mùa khô từ nay đến cuối tháng 7 là không đáng kể, chỉ vào khoảng 20 triệu m3.
“Nếu nhà máy này chạy hết công suất thiết kế (66MW) thì chỉ giữa tháng 4 là hết nước,” ông Hùng khẳng định.
Công ty thủy điện Buôn Kuốp được Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) giao quản lý và vận hành ba nhà máy thủy điện trên bậc thang sông Sêrêpôk là Buôn Tua Srah, Buôn Kuốp và Srêpôk 3.
Mặc dù công suất lắp đặt của Nhà máy thủy điện Buôn Tua Srah nhỏ nhất (86MW) trong ba nhà máy nhưng đây lại là hồ chứa đầu nguồn có dung tích lớn nhất (trên 522 triệu m3) và là hồ chứa duy nhất trên bậc thang sông Sêrêpôk có chế độ điều tiết năm, điều tiết dòng chảy trên toàn bậc thang.
Phó Giám đốc Công ty Nguyễn Tấn Triết cho biết lưu lượng về hồ liên tục suy giảm nhanh từ đầu năm đến nay làm ảnh hưởng lớn đến tình hình sản xuất điện của các nhà máy trên bậc thang cũng như cung cấp nước phục vụ nông nghiệp khu vực hạ lưu các hồ.
Ba tháng đầu năm, hàng ngày hồ chứa Buôn Tua Srah xả ra hạ lưu gần 4,4 triệu m3. Do vậy, mực nước hồ đến cuối tháng 3 chỉ cách mực nước chết 9,32m. Dung tích hữu ích còn khoảng 157,6 triệu m3, bằng 1/3 dung tích hữu ích của cả hồ.
Hàng ngày, Công ty thủy điện Buôn Kuốp thường xuyên cập nhật bản tin dự báo mưa lưu vực sông Sêrêpôk từ Trung tâm Dịch vụ khí tượng thủy văn trong 5 ngày kế tiếp về tình hình mưa; cứ 15 phút, mực nước hồ được đo một lần. Trong khu vực Nhà máy thủy điện Buôn Tua Srah còn lắp đặt 5 trạm thủy văn và đo mưa cũng cập nhật tình hình này để công ty chủ động phương án chạy máy cấp nước.
Sản xuất điện “cầm chừng”
Nắng nóng ở miền Trung và Tây Nguyên tiếp tục kéo dài như hiện nay khiến nhiều hồ không tích được đến mực nước dâng bình thường, đồng thời dự báo lưu lượng nước về trong năm rất thấp thì năm 2013 sẽ là năm đầy khó khăn trong cung cấp nước chống hạn cho hạ du và sản xuất điện. Trước tình hình nghiêm trọng này, các Nhà máy thủy điện trong khu vực chỉ sản xuất điện “cầm chừng” để duy trì cấp nước cho hạ du.
Tổng sản lượng của ba nhà máy Buôn Tua Srah, Buôn Kuốp và Srêpôk 3 trong quý đầu năm chỉ đạt gần 230,8 triệu kWh, bằng 55% so với cùng kỳ năm trước.
Ông Triết tính toán, nếu thời tiết Tây Nguyên tiếp tục không có mưa và hồ được khai thác như hiện nay với lưu lượng nước xả gấp 2,56 lần lưu lượng nước về thì khoảng giữa tháng 5 tới, hồ Buôn Tua Srah sẽ về mực nước chết là 465m.
Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Thủy điện A Vương Nguyễn Trâm cho hay, nếu chạy cả hai tổ máy với công suất định mức thì hồ A Vương sẽ cạn nước trong khoảng 7-8 ngày.
Vì vậy, với lượng nước như hiện nay, nhà máy chỉ chạy được 1 tổ máy trong thời gian từ 10-14 giờ, chạy 5 ngày và nghỉ 5 ngày, chủ yếu để phục vụ nước tưới tiêu ở hạ du. Với lưu lượng chạy máy bình quân là 30 m3/giây thì sản lượng điện chỉ đạt gần 1,4 triệu kWh/ngày.
Trong quý 1/2013, hai Nhà máy thủy điện Vĩnh Sơn-Sông Hinh cũng sản xuất điện theo huy động của A0, thấp hơn so với cùng kỳ năm trước từ 11,1 đến 42 triệu kWh, kết hợp đáp ứng tốt nhu cầu dùng nước của hạ du.
Thủy điện An Khê và Ka Nak đang duy trì chạy một tổ máy trong thời gian từ 10-14 giờ/ngày với sản lượng không đáng kể, chỉ đạt từ 75-80% công suất thiết kế.
Việc cấp nước cho nhu cầu vùng hạ du trong thời gian qua không chỉ phụ thuộc vào lưu lượng nước về hồ mà còn khiến nhiều nhà máy thủy điện phải tách ra khỏi thị trường điện, gây thiệt hại về kinh tế cho doanh nghiệp. Vì vậy, nếu không có sự phối hợp chặt chẽ của các nhà máy thủy điện trên cùng lưu vực sông khi xả nước chống hạn và chính quyền địa phương không huy động nông dân tập trung lấy nước hay tích trữ trong ao hồ thủy lợi thì sẽ thật lãng phí nguồn tài nguyên thiên nhiên quý giá này./.
Liên tục giảm
Qua khảo sát thực tế, phần lớn các hồ thủy điện, thủy lợi trong khu vực chỉ tích nước đạt khoảng từ 30-70% khiến việc đảm bảo nước để phát điện và cấp nước cho hạ du trong mùa khô năm 2013 đặc biệt khó khăn. Và đến nay, khi bắt đầu bước vào giai đoạn cao điểm của khô hạn, thì việc cảnh báo này ngay từ đầu năm đang trở nên hiện hữu.
Tổ trưởng Tổ vận hành hồ đập Công ty cổ phần Thủy điện A Vương Nguyễn Minh Hoàng cho biết mùa mưa năm ngoái, lượng nước về hồ A Vương thấp bất thường, trước tình hình đó, Trung tâm Điều độ hệ thống điện quốc gia (A0) đã hạn chế phát điện nhà máy thủy điện A Vương từ giữa tháng 9 để tích nước cho mùa khô năm nay.
Tuy nhiên, đến cuối tháng 3/2013, mực nước hồ chỉ đạt 350m, thấp hơn so với mực nước dâng bình thường 30m, tương ứng với dung tích hữu ích 51 triệu m3.
Theo đánh giá của ngành thủy văn, đây là mực nước gần như thấp nhất trong chuỗi thủy văn của hồ chứa A Vương 37 năm qua. Lưu lượng nước về hồ trung bình trong tháng 3 là 8,3 m3/giây, tương ứng với tần suất là 95%, tức trong 100 năm thì có 95 năm đạt mức này trở lên và bằng khoảng 46% lưu lượng nước về hồ trung bình nhiều năm.
Dự báo mùa khô năm nay, lưu lượng nước về hồ sẽ diễn ra theo tần suất kiệt nhất và tương ứng với chuỗi thủy văn năm 1983.
Nhà máy thủy điện Ka Nak cũng không khá gì hơn. Theo Phó Giám đốc Công ty thủy điện An Khê-Ka Nak Đỗ Đức Hoài, hồ Ka Nak hiện duy trì lưu lượng nước về 7 m3/giây, giảm 50% so với trung bình nhiều năm. Mực nước hồ đang thấp so với mực nước dâng bình thường 9,5m, tương ứng với thiếu hụt 180 triệu m3 nước.
Bày tỏ sự lo lắng khi hiện nay nước về hồ thủy điện Vĩnh Sơn vừa đủ thấm và bốc hơi, ông Ngô Minh Hùng, Phó Phòng Kỹ thuật Công ty cổ phần thủy điện Vĩnh Sơn-Sông Hinh cho rằng đây là năm thủy văn kiệt nhất trong 18 năm vận hành thủy điện Vĩnh Sơn.
Đến cuối tháng 3/2013, hồ A chỉ cách mực nước chết 5,5m, hồ B và hồ C trên mực nước chết 0,3m với tổng lượng nước tồn của cả 3 hồ là 14 triệu m3.
Như vậy, theo tính toán, lượng nước các hồ này bổ sung cho hạ du trong mùa khô từ nay đến cuối tháng 7 là không đáng kể, chỉ vào khoảng 20 triệu m3.
“Nếu nhà máy này chạy hết công suất thiết kế (66MW) thì chỉ giữa tháng 4 là hết nước,” ông Hùng khẳng định.
Công ty thủy điện Buôn Kuốp được Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) giao quản lý và vận hành ba nhà máy thủy điện trên bậc thang sông Sêrêpôk là Buôn Tua Srah, Buôn Kuốp và Srêpôk 3.
Mặc dù công suất lắp đặt của Nhà máy thủy điện Buôn Tua Srah nhỏ nhất (86MW) trong ba nhà máy nhưng đây lại là hồ chứa đầu nguồn có dung tích lớn nhất (trên 522 triệu m3) và là hồ chứa duy nhất trên bậc thang sông Sêrêpôk có chế độ điều tiết năm, điều tiết dòng chảy trên toàn bậc thang.
Phó Giám đốc Công ty Nguyễn Tấn Triết cho biết lưu lượng về hồ liên tục suy giảm nhanh từ đầu năm đến nay làm ảnh hưởng lớn đến tình hình sản xuất điện của các nhà máy trên bậc thang cũng như cung cấp nước phục vụ nông nghiệp khu vực hạ lưu các hồ.
Ba tháng đầu năm, hàng ngày hồ chứa Buôn Tua Srah xả ra hạ lưu gần 4,4 triệu m3. Do vậy, mực nước hồ đến cuối tháng 3 chỉ cách mực nước chết 9,32m. Dung tích hữu ích còn khoảng 157,6 triệu m3, bằng 1/3 dung tích hữu ích của cả hồ.
Hàng ngày, Công ty thủy điện Buôn Kuốp thường xuyên cập nhật bản tin dự báo mưa lưu vực sông Sêrêpôk từ Trung tâm Dịch vụ khí tượng thủy văn trong 5 ngày kế tiếp về tình hình mưa; cứ 15 phút, mực nước hồ được đo một lần. Trong khu vực Nhà máy thủy điện Buôn Tua Srah còn lắp đặt 5 trạm thủy văn và đo mưa cũng cập nhật tình hình này để công ty chủ động phương án chạy máy cấp nước.
Sản xuất điện “cầm chừng”
Nắng nóng ở miền Trung và Tây Nguyên tiếp tục kéo dài như hiện nay khiến nhiều hồ không tích được đến mực nước dâng bình thường, đồng thời dự báo lưu lượng nước về trong năm rất thấp thì năm 2013 sẽ là năm đầy khó khăn trong cung cấp nước chống hạn cho hạ du và sản xuất điện. Trước tình hình nghiêm trọng này, các Nhà máy thủy điện trong khu vực chỉ sản xuất điện “cầm chừng” để duy trì cấp nước cho hạ du.
Tổng sản lượng của ba nhà máy Buôn Tua Srah, Buôn Kuốp và Srêpôk 3 trong quý đầu năm chỉ đạt gần 230,8 triệu kWh, bằng 55% so với cùng kỳ năm trước.
Ông Triết tính toán, nếu thời tiết Tây Nguyên tiếp tục không có mưa và hồ được khai thác như hiện nay với lưu lượng nước xả gấp 2,56 lần lưu lượng nước về thì khoảng giữa tháng 5 tới, hồ Buôn Tua Srah sẽ về mực nước chết là 465m.
Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Thủy điện A Vương Nguyễn Trâm cho hay, nếu chạy cả hai tổ máy với công suất định mức thì hồ A Vương sẽ cạn nước trong khoảng 7-8 ngày.
Vì vậy, với lượng nước như hiện nay, nhà máy chỉ chạy được 1 tổ máy trong thời gian từ 10-14 giờ, chạy 5 ngày và nghỉ 5 ngày, chủ yếu để phục vụ nước tưới tiêu ở hạ du. Với lưu lượng chạy máy bình quân là 30 m3/giây thì sản lượng điện chỉ đạt gần 1,4 triệu kWh/ngày.
Trong quý 1/2013, hai Nhà máy thủy điện Vĩnh Sơn-Sông Hinh cũng sản xuất điện theo huy động của A0, thấp hơn so với cùng kỳ năm trước từ 11,1 đến 42 triệu kWh, kết hợp đáp ứng tốt nhu cầu dùng nước của hạ du.
Thủy điện An Khê và Ka Nak đang duy trì chạy một tổ máy trong thời gian từ 10-14 giờ/ngày với sản lượng không đáng kể, chỉ đạt từ 75-80% công suất thiết kế.
Việc cấp nước cho nhu cầu vùng hạ du trong thời gian qua không chỉ phụ thuộc vào lưu lượng nước về hồ mà còn khiến nhiều nhà máy thủy điện phải tách ra khỏi thị trường điện, gây thiệt hại về kinh tế cho doanh nghiệp. Vì vậy, nếu không có sự phối hợp chặt chẽ của các nhà máy thủy điện trên cùng lưu vực sông khi xả nước chống hạn và chính quyền địa phương không huy động nông dân tập trung lấy nước hay tích trữ trong ao hồ thủy lợi thì sẽ thật lãng phí nguồn tài nguyên thiên nhiên quý giá này./.
Mai Phương (TTXVN)