Các hãng thời trang lớn của Italy hy vọng phục sinh

Các nhãn hiệu cao cấp hàng đầu Italy đã góp mặt trong tuần lễ thời trang Milan trong tâm trạng nóng lòng chờ đợi kết quả bầu cử.
Các nhãn hiệu cao cấp hàng đầu Italy đã góp mặt trong tuần lễ thời trang Milan trong tâm trạng nóng lòng chờ đợi kết quả tổng tuyển cử, cuộc bầu cử có lẽ sẽ đem lại một hiệu ứng đối với các sản phẩm "Made in Italy." Cuộc khủng hoảng kinh tế thời gian qua đã giáng đòn mạnh vào ngành công nghiệp thời trang Italy, khiến kinh đô thời trang xa xỉ thế giới đang mất dần vị thế với các trung tâm thời trang lớn khác của thế giới. "Đây không phải là một thử thách dễ dàng. New York, Paris và London có rất nhiều sức mạnh cảm hứng," Mario Boselli, người đứng đầu Viện thời trang Italy cho biết. “Chúng tôi cần phải biết thể hiện sự vượt trội của mình bằng cách vượt qua khủng hoảng. Nhưng như thế cần phải có sự hỗ trợ từ chính phủ.” Gucci đang chuẩn bị khởi động dòng thời trang ngẫu hứng, với 69 nhãn hiệu nội địa và thế giới - bao gồm hai nhãn hiệu mới - trong một tuần lễ với các buổi trình diễn, khai trương cửa hàng, buổi ra mắt và các bữa tiệc. Tiếp sau đó là các buổi trình diễn của Frankie Morello, Alberta Ferretti và No.21 với lịch diễn chồng chéo gây khó khăn cho khâu hậu cần, cũng như nổ ra các vụ tranh cãi nảy lửa giữa các nhà thiết kế hàng đầu. Trong ngày 21/2 sẽ tới lượt nhà mốt Prada, tiếp đó là cặp sinh đôi người Canada Dan và Dean cùng DSquared2, trong khi Moschino, Etro và Versace trình diễn vào ngày 22/2.
Các hãng thời trang lớn của Italy hy vọng phục sinh ảnh 1
Bộ sưu tập Thu-Đông 2013-2014 của Gucci (Nguồn: AFP)
Ngày thứ bảy 23/2 mở màn với nhà tạo mẫu Đức Tomas Maier, người sẽ giới thiệu những thiết kế mới nhất dành cho Bottega Veneta, tiếp đó là Roberto Cavalli và Jil Sander với bộ sưu tập thứ hai kể từ khi tham gia trở lại với nhãn hiệu này với vai trò giám đốc sáng tạo hồi năm ngoái. Ngày chủ nhật 24/2 - ngày người dân Italy sẽ đi bỏ phiếu - sẽ là những tên tuổi lớn Emporio Armani và Dolce & Gabbana bước lên sàn catwalk cùng với Missoni, người sẽ kỷ niệm sinh nhật lần thứ 60 trong năm nay. Tuần lễ thời trang kết thúc với John Richmond, Giorgio Armani và Gianfranco Ferre vào ngày 25/2. còn ngày tiếp theo dành cho các nhà tạo mẫu mới nổi, bao gồm Ryuya Ohishi của Nhật Bản và Miguel Garcia Abad của Tây Ban Nha. Mặc dù đã có những chương trình chuẩn bị trước biểu diễn tại khắp thành phố, nơi các kho hàng của ngành công nghiệp này sẽ được chuyển tới các trung tâm diễn thời trang xa xỉ, và rượu sâm banh đã được bật nút, song các số liệu mới công bố đã cho thấy mức độ của cuộc khủng hoảng. Theo Viện thời trang, doanh thu của ngành công nghiệp này ước khoảng 60 tỷ euro trong năm 2012, giảm 5% so với năm 2011. "Chúng tôi trở lại với mức của năm 2010, nhưng ghi nhớ không quên mức độ của cuộc khủng khoảng, nó không quá tệ. Điều đó có nghĩa là hệ thống đã đứng vững," Boselli cho biết. Bất chấp sự ảm đạm ở Milan, hầu hết các tên tuổi lớn xoay xở để cứu vãn hình ảnh.
Các hãng thời trang lớn của Italy hy vọng phục sinh ảnh 2
Bộ sưu tập mới của Marc Jacobs được trình làng ở New York tuần trước cũng sẽ được đem tới Milan (Nguồn: AFP)
Những tên tuổi thời trang lớn đã tập trung nỗ lực để mở rộng ra nước ngoài - đặc biệt là trong các cường quốc kinh tế mới nổi như Trung Quốc và Brazil - và một vài tên tuổi, như Bottega Veneta, đã cho thấy họ đang đẩy mạnh trở lại với nhiều cửa hàng nữa được mở thêm.  Doanh thu từ bán hàng tại châu Á đã cho thấy sự bùng nổ về lợi nhuận với những thương hiệu như Roberto Cavalli, và Prada độc quyền, với mức gia tăng 29% lợi nhuận trong năm 2012 so với năm trước. Những tên tuổi không đủ lớn để khởi động ở châu Á phải đấu tranh để được công nhận ở Italy - và tuần này sẽ cho thấy khi nào họ có thể làm ngây ngất các nhà phê bình./.
S.N (Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục