Trong bối cảnh châu Âu vẫn chưa tìm được giải pháp nhanh chóng thoát khỏicuộc khủng hoảng nợ công trong Khu vực đồng euro (Eurozone), nhiều nước trongkhối tiền tệ này lại trở thành đối tượng bị theo dõi sát sao của các hãng đánhgiá tín nhiệm quốc tế.
Hãng Fitch ngày 16/12 đã tỏ ý hoài nghi về khả năng hiệp ước liên chính phủvề kỷ luật ngân sách và tài chính mà các nước châu Âu dự định thông qua có thểgiải quyết được cuộc khủng hoảng nợ công hiện nay, đồng thời cảnh báo hãng nàycó thể sớm đánh tụt bậc xếp hạng nợ đối với 6 nước thuộc Eurozone, gồm Tây BanNha, Italy, Bỉ, Ireland, Slovenia và Síp.
Bên cạnh đó, Fitch cũng cho biết sẽ xem xét mức xếp hạng tín nhiệm của Pháp,hiện vẫn giữ ở mức AAA - mức tốt nhất có thể. Việc để mất thứ bậc này, có thểxảy ra trong vòng hai năm tới, sẽ là "điều sỉ nhục" đặc biệt đối với Paris, vốncũng đang chịu sức ép bị hạ bậc tín nhiệm từ các hãng xếp hạng uy tín khác nhưMoody's hay Standard & Poor's.
Phản ứng trước những cảnh báo trên, Bộ trưởng Kinh tế và Tài chính PhápFrancois Baroin một lần nữa khẳng định cam kết của Paris trong việc chống thâmhụt ngân sách.
["Không nước nào miễn nhiễm với nợ công Eurozone"]
Sở dĩ Fitch đưa nhiều nước châu Âu vào diện đánh tụt bậc xếp hạng tín nhiệmtừ nay cho đến cuối tháng 1/2012 là do không thấy triển vọng khu vực này sớmthoát khỏi khủng hoảng tài chính và nợ công. Trong một thông cáo, Fitch đánh giákhả năng có một "giải pháp tổng thể" cho cuộc khủng hoảng trong Eurozone, về mặtkỹ thuật và chính trị, đã bị đẩy lùi bất chấp những quyết định đưa ra tại hộinghị thượng đỉnh ở Brusels, Bỉ mới đây.
Trong khi đó, cùng ngày, hãng xếp hạng tín dụng Moody's đã hạ hai bậc xếphạng tín dụng của một thành viên khác trong Eurozone là Bỉ, xuống còn Aa3. Hãngnày viện dẫn các điều kiện tài chính của các nước trong khu vực tiếp tục sa sút,những rủi ro về tăng trưởng kinh tế của Bỉ và khoản ngân sách mà nước này có thểphải bỏ ra để cứu ngân hàng Dexia.
Trước đó, Moody's cho biết hãng sẽ xem xét lại bậc tín dụng của các nướctrong Eurozone và Liên minh châu Âu (EU) vào quý I/2012 do Hội nghị Brussels vừaqua đã không đưa ra được các biện pháp mang tính quyết định. Moody's cũng đồngthời hạ mức xếp hạng tín nhiệm đối với bốn ngân hàng của Hungary.
Trước tình hình trên, Chủ tịch Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) MarioDraghi đã hối thúc EU nhanh chóng thực hiện các biện pháp để siết chặt kỷ luậtngân sách, nhằm giải quyết cuộc khủng hoảng nợ công khi việc bán trái phiếu TâyBan Nha đã đẩy giá cổ phiếu và đồng euro tăng giá./.
Hãng Fitch ngày 16/12 đã tỏ ý hoài nghi về khả năng hiệp ước liên chính phủvề kỷ luật ngân sách và tài chính mà các nước châu Âu dự định thông qua có thểgiải quyết được cuộc khủng hoảng nợ công hiện nay, đồng thời cảnh báo hãng nàycó thể sớm đánh tụt bậc xếp hạng nợ đối với 6 nước thuộc Eurozone, gồm Tây BanNha, Italy, Bỉ, Ireland, Slovenia và Síp.
Bên cạnh đó, Fitch cũng cho biết sẽ xem xét mức xếp hạng tín nhiệm của Pháp,hiện vẫn giữ ở mức AAA - mức tốt nhất có thể. Việc để mất thứ bậc này, có thểxảy ra trong vòng hai năm tới, sẽ là "điều sỉ nhục" đặc biệt đối với Paris, vốncũng đang chịu sức ép bị hạ bậc tín nhiệm từ các hãng xếp hạng uy tín khác nhưMoody's hay Standard & Poor's.
Phản ứng trước những cảnh báo trên, Bộ trưởng Kinh tế và Tài chính PhápFrancois Baroin một lần nữa khẳng định cam kết của Paris trong việc chống thâmhụt ngân sách.
["Không nước nào miễn nhiễm với nợ công Eurozone"]
Sở dĩ Fitch đưa nhiều nước châu Âu vào diện đánh tụt bậc xếp hạng tín nhiệmtừ nay cho đến cuối tháng 1/2012 là do không thấy triển vọng khu vực này sớmthoát khỏi khủng hoảng tài chính và nợ công. Trong một thông cáo, Fitch đánh giákhả năng có một "giải pháp tổng thể" cho cuộc khủng hoảng trong Eurozone, về mặtkỹ thuật và chính trị, đã bị đẩy lùi bất chấp những quyết định đưa ra tại hộinghị thượng đỉnh ở Brusels, Bỉ mới đây.
Trong khi đó, cùng ngày, hãng xếp hạng tín dụng Moody's đã hạ hai bậc xếphạng tín dụng của một thành viên khác trong Eurozone là Bỉ, xuống còn Aa3. Hãngnày viện dẫn các điều kiện tài chính của các nước trong khu vực tiếp tục sa sút,những rủi ro về tăng trưởng kinh tế của Bỉ và khoản ngân sách mà nước này có thểphải bỏ ra để cứu ngân hàng Dexia.
Trước đó, Moody's cho biết hãng sẽ xem xét lại bậc tín dụng của các nướctrong Eurozone và Liên minh châu Âu (EU) vào quý I/2012 do Hội nghị Brussels vừaqua đã không đưa ra được các biện pháp mang tính quyết định. Moody's cũng đồngthời hạ mức xếp hạng tín nhiệm đối với bốn ngân hàng của Hungary.
Trước tình hình trên, Chủ tịch Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) MarioDraghi đã hối thúc EU nhanh chóng thực hiện các biện pháp để siết chặt kỷ luậtngân sách, nhằm giải quyết cuộc khủng hoảng nợ công khi việc bán trái phiếu TâyBan Nha đã đẩy giá cổ phiếu và đồng euro tăng giá./.
(TTXVN/Vietnam+)