Tọa đàm "Sáng tạo âm nhạc về đề tài lịch sử" do Hội Nghệ sỹ Việt Nam tổ chức ngày 2/11 đã thu hút sự tham dự đông đảo của các nhạc sỹ, nghệ sỹ lão thành, các nhà lý luận phê bình âm nhạc.
Đây là một trong số các cuộc tọa đàm chuyên ngành của các Hội văn học nghệ thuật chuẩn bị cho hội thảo toàn quốc với chủ đề "Sáng tạo văn học nghệ thuật về đề tài lịch sử" do Hội đồng lý luận phê bình văn học nghệ thuật Trung ương tổ chức, dự kiến diễn ra vào tháng 12/2012.
Trong cuộc tọa đàm, các nhà phê bình lý luận, nghệ sỹ sáng tác đã đánh giá lại những thành tựu âm nhạc về đề tài lịch sử ở các thể loại, từ âm nhạc dân gian, âm nhạc thiếu nhi, ca khúc cho tới các hợp xướng, giao hưởng, nhạc kịch và cả âm nhạc cho sân khấu và điện ảnh.
Nhiều đại biểu đã đưa ra các giải pháp sáng tạo mới về đề tài lịch sử đạt được chân, thiện, mỹ và tầm bao quát, độc đáo về nghệ thuật và lan tỏa, bền vững trong công chúng.
Theo các nhà phê bình, âm nhạc Việt Nam luôn quan tâm đến đề tài lịch sử, các thế hệ nhạc sỹ Việt Nam đã không ngừng sáng tạo và ghi dấu ấn trong nền âm nhạc cách mạng. Chủ tịch Hồ Chí Minh là nguồn cảm hứng vô tận cho sáng tạo âm nhạc của các nhạc sĩ trong và ngoài nước. Đã có rất nhiều các tác phẩm âm nhạc viết về Chủ tịch Hồ Chí Minh ra đời và khắc sâu vào trong tâm khảm các thế hệ người Việt.
Bên cạnh đó, cũng có nhiều tác phẩm âm nhạc viết về các nhân vật lịch sử, sự kiện lịch sử được sáng tạo, giới thiệu tới công chúng yêu nhạc những năm gần đây, trong đó có thể kể đến thanh xướng kịch "Hoa Lư-Thăng Long, Bài ca dời đô" của nhạc sỹ Doãn Nho. Tác phẩm đã tái hiện sự kiện lịch sử dời đô của vua Lý Thái Tổ từ Hoa Lư về Thăng Long cách đây hàng ngàn năm. Tác phẩm thanh xướng kịch ra mắt đúng vào dịp Đại lễ kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long-Hà Nội, được giới âm nhạc đánh giá rất cao và được công chúng nhiệt tình đón nhận.
Chủ tịch Hội Nhạc sỹ Việt Nam Đỗ Hồng Quân cho biết hội rất mong muốn cuộc tọa đàm lần này sẽ mở ra hướng đi mới về khai thác đề tài lịch sử trong âm nhạc.
Sau Hội Nhạc sỹ Việt Nam sẽ tới Hội Điện ảnh Việt Nam, Hội Nghệ sỹ Sân khấu Việt Nam tiến hành tọa đàm sáng tạo nghệ thuật về đề tài lịch sử./.
Đây là một trong số các cuộc tọa đàm chuyên ngành của các Hội văn học nghệ thuật chuẩn bị cho hội thảo toàn quốc với chủ đề "Sáng tạo văn học nghệ thuật về đề tài lịch sử" do Hội đồng lý luận phê bình văn học nghệ thuật Trung ương tổ chức, dự kiến diễn ra vào tháng 12/2012.
Trong cuộc tọa đàm, các nhà phê bình lý luận, nghệ sỹ sáng tác đã đánh giá lại những thành tựu âm nhạc về đề tài lịch sử ở các thể loại, từ âm nhạc dân gian, âm nhạc thiếu nhi, ca khúc cho tới các hợp xướng, giao hưởng, nhạc kịch và cả âm nhạc cho sân khấu và điện ảnh.
Nhiều đại biểu đã đưa ra các giải pháp sáng tạo mới về đề tài lịch sử đạt được chân, thiện, mỹ và tầm bao quát, độc đáo về nghệ thuật và lan tỏa, bền vững trong công chúng.
Theo các nhà phê bình, âm nhạc Việt Nam luôn quan tâm đến đề tài lịch sử, các thế hệ nhạc sỹ Việt Nam đã không ngừng sáng tạo và ghi dấu ấn trong nền âm nhạc cách mạng. Chủ tịch Hồ Chí Minh là nguồn cảm hứng vô tận cho sáng tạo âm nhạc của các nhạc sĩ trong và ngoài nước. Đã có rất nhiều các tác phẩm âm nhạc viết về Chủ tịch Hồ Chí Minh ra đời và khắc sâu vào trong tâm khảm các thế hệ người Việt.
Bên cạnh đó, cũng có nhiều tác phẩm âm nhạc viết về các nhân vật lịch sử, sự kiện lịch sử được sáng tạo, giới thiệu tới công chúng yêu nhạc những năm gần đây, trong đó có thể kể đến thanh xướng kịch "Hoa Lư-Thăng Long, Bài ca dời đô" của nhạc sỹ Doãn Nho. Tác phẩm đã tái hiện sự kiện lịch sử dời đô của vua Lý Thái Tổ từ Hoa Lư về Thăng Long cách đây hàng ngàn năm. Tác phẩm thanh xướng kịch ra mắt đúng vào dịp Đại lễ kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long-Hà Nội, được giới âm nhạc đánh giá rất cao và được công chúng nhiệt tình đón nhận.
Chủ tịch Hội Nhạc sỹ Việt Nam Đỗ Hồng Quân cho biết hội rất mong muốn cuộc tọa đàm lần này sẽ mở ra hướng đi mới về khai thác đề tài lịch sử trong âm nhạc.
Sau Hội Nhạc sỹ Việt Nam sẽ tới Hội Điện ảnh Việt Nam, Hội Nghệ sỹ Sân khấu Việt Nam tiến hành tọa đàm sáng tạo nghệ thuật về đề tài lịch sử./.
Thanh Sang (TTXVN)