Chiều 6/11, Hội nghị hợp tác phi tập trung Việt-Pháp lần thứ 8 tổ chức tại Hải Phòng đã kết thúc sau hai ngày làm việc với 8 văn kiện ký kết hợp tác về giáo dục, khoa học công nghệ… giữa các tỉnh, thành phố của Việt Nam và Pháp, đồng thời thông qua Tuyên bố chung.
Trong khuôn khổ hội nghị, các đại biểu tập trung thảo luận 5 chuyên đề hợp tác. Với chuyên đề: “Môi trường hợp tác phi tập trung” của Thừa Thiên Huế với vùng Poitu-Charentes, các đại biểu tập trung thảo luận, trao đổi các nội dung như thể chế, khuôn khổ hợp tác phi tập trung, kinh nghiệm thành công, các vấn đề tồn tại, tài chính cho các dự án, công cụ đẩy mạnh hợp tác phi tập trung.
Kết quả đáng ghi nhận nhất của chuyên đề này là phía Pháp cùng Liên minh châu Âu sẽ có chương trình tài trợ đào tạo cán bộ của Việt Nam trong năm 2011. Những điểm cần cải cách để hợp tác hiệu quả là nâng cao năng lực của cán bộ tiếp nhận dự án, cải cách thủ tục hành chính.
Chuyên đề “Hành động vì sự phát triển bền vững” giữa Hải Phòng với vùng Brest Métropole Océane và Liên đoàn xử lý nước thải của Paris (Pháp) đề cập đến các nội dung quản lý môi trường, xử lý nước thải, quản lý nguồn nước, quy hoạch đô thị, biến đổi khi hậu và nước biển dâng.
Tại phiên thảo luận, vấn đề được các đại biểu tập trung nhấn mạnh mà cả hai nước đều quan tâm là phát triển kinh tế-xã hội gắn với bảo vệ môi trường. Để phát triển bền vững, không chỉ phụ thuộc cấp trung ương ra quyết định, chủ trương mà các tỉnh, thành phố cũng cần đề xuất, đưa ra các giải pháp tổ chức thực hiện quyết định của mình.
Chuyên đề: “Giáo dục-đào tạo” của Thành phố Hồ Chí Minh với vùng Midi-Pyrénée (Pháp) đề cập đến các vấn đề đào tạo trong lĩnh vực khoa học công nghệ, khoa học xã hội nhân văn, các chương trình trao đổi cán bộ, giáo viên và sinh viên.
Sau phiên thảo luận, các đại biểu cùng thống nhất những chương trình trao đổi giáo viên, học sinh và đào tạo tại chỗ (mở các chương trình giảng dạy của Pháp tại Việt Nam).
Chuyên đề “Văn hoá di sản” giữa thành phố Hà Nội và thành phố Toulouse đề cập đến các vấn đề bảo tồn, khai thác di tích lịch sử, trùng tu di sản, di tích văn hóa và sự đối mặt của các di sản văn hóa trong quá trình đô thị hóa.
Kết quả của buổi thảo luận chuyên đề này là sự trao đổi kinh nghiệm trong phân cấp quản lý di sản, áp dụng công nghệ thông tin hiện đại vào quản lý di sản, tạo điều kiện cho người dân tham gia tuyên truyền, bảo vệ di sản.
Với buổi thảo luận “Dịch vụ công” giữa Đà Nẵng và vùng Val-de-Marne, các đại biểu thảo luận về quan hệ "công-tư" trong cung cấp dịch vụ công, thẩm quyền, quản lý cung cấp dịch vụ, hình thức và phương thức cung cấp dịch vụ công, khả năng tiếp cận nguồn nước và vệ sinh của nhân dân.
Các đại biểu trong phiên thảo luận nhấn mạnh vai trò của đại biểu dân biểu trong dịch vụ công, tìm ra phương cách cải thiện khả năng quản lý ở địa phương, tăng cường chất lượng dịch vụ công. Tuy nhiên, phần thảo luận mới chỉ đặt vấn đề, các đại biểu đề nghị cần đưa vấn đề này vào chương trình nội dung Hội nghị hợp tác phi tập trung Viêt-Pháp lần thứ 9 tới để tiếp tục thảo luận, đưa ra kinh nghiệm giúp hoạt động dịch vụ công hiệu quả.
Tuyên bố chung của Hội nghị hợp tác phi tập trung Việt Nam-Pháp lần thứ 8 đã tiếp tục khẳng định hợp tác phi tập trung là tất yếu cần được tăng cường mở rộng và phát triển giữa các địa phương của hai nước trong bối cảnh tình hình thế giới hiện nay.
Hai bên nhất trí tăng cường thúc đẩy và mở rộng hợp tác trên các lĩnh vực, đặc biệt là các lĩnh vực thế mạnh của các địa phương hai nước như y tế, giáo dục đào tạo, khoa học công nghệ, quy hoạch và phát triển đô thị…
Các bên thống nhất đề xuất với Chính phủ và cơ quan đầu mối để tạo điều kiện, cơ chế thuận lợi thúc đẩy mối quan hệ này mở rộng, đi vào chiều sâu, mang lại hiệu quả cao. Hai bên nhất trí phối hợp thiết lập kênh trao đổi thông tin nhằm hỗ trợ, chia sẻ kinh nghiệm hợp tác và phối hợp trong việc triển khai cam kết của mỗi địa phương. Hội nghị hợp tác phi tập trung Việt-Pháp tiếp tục duy trì, tổ chức định kỳ 3 năm một lần theo hình thức luân phiên chủ trì giữa các địa phương 2 nước. Hội nghị phi tập trung Việt-Pháp lần thứ 9 sẽ được tổ chức tại tỉnh Brest, vùng Bretagne của Cộng hòa Pháp./.
Trong khuôn khổ hội nghị, các đại biểu tập trung thảo luận 5 chuyên đề hợp tác. Với chuyên đề: “Môi trường hợp tác phi tập trung” của Thừa Thiên Huế với vùng Poitu-Charentes, các đại biểu tập trung thảo luận, trao đổi các nội dung như thể chế, khuôn khổ hợp tác phi tập trung, kinh nghiệm thành công, các vấn đề tồn tại, tài chính cho các dự án, công cụ đẩy mạnh hợp tác phi tập trung.
Kết quả đáng ghi nhận nhất của chuyên đề này là phía Pháp cùng Liên minh châu Âu sẽ có chương trình tài trợ đào tạo cán bộ của Việt Nam trong năm 2011. Những điểm cần cải cách để hợp tác hiệu quả là nâng cao năng lực của cán bộ tiếp nhận dự án, cải cách thủ tục hành chính.
Chuyên đề “Hành động vì sự phát triển bền vững” giữa Hải Phòng với vùng Brest Métropole Océane và Liên đoàn xử lý nước thải của Paris (Pháp) đề cập đến các nội dung quản lý môi trường, xử lý nước thải, quản lý nguồn nước, quy hoạch đô thị, biến đổi khi hậu và nước biển dâng.
Tại phiên thảo luận, vấn đề được các đại biểu tập trung nhấn mạnh mà cả hai nước đều quan tâm là phát triển kinh tế-xã hội gắn với bảo vệ môi trường. Để phát triển bền vững, không chỉ phụ thuộc cấp trung ương ra quyết định, chủ trương mà các tỉnh, thành phố cũng cần đề xuất, đưa ra các giải pháp tổ chức thực hiện quyết định của mình.
Chuyên đề: “Giáo dục-đào tạo” của Thành phố Hồ Chí Minh với vùng Midi-Pyrénée (Pháp) đề cập đến các vấn đề đào tạo trong lĩnh vực khoa học công nghệ, khoa học xã hội nhân văn, các chương trình trao đổi cán bộ, giáo viên và sinh viên.
Sau phiên thảo luận, các đại biểu cùng thống nhất những chương trình trao đổi giáo viên, học sinh và đào tạo tại chỗ (mở các chương trình giảng dạy của Pháp tại Việt Nam).
Chuyên đề “Văn hoá di sản” giữa thành phố Hà Nội và thành phố Toulouse đề cập đến các vấn đề bảo tồn, khai thác di tích lịch sử, trùng tu di sản, di tích văn hóa và sự đối mặt của các di sản văn hóa trong quá trình đô thị hóa.
Kết quả của buổi thảo luận chuyên đề này là sự trao đổi kinh nghiệm trong phân cấp quản lý di sản, áp dụng công nghệ thông tin hiện đại vào quản lý di sản, tạo điều kiện cho người dân tham gia tuyên truyền, bảo vệ di sản.
Với buổi thảo luận “Dịch vụ công” giữa Đà Nẵng và vùng Val-de-Marne, các đại biểu thảo luận về quan hệ "công-tư" trong cung cấp dịch vụ công, thẩm quyền, quản lý cung cấp dịch vụ, hình thức và phương thức cung cấp dịch vụ công, khả năng tiếp cận nguồn nước và vệ sinh của nhân dân.
Các đại biểu trong phiên thảo luận nhấn mạnh vai trò của đại biểu dân biểu trong dịch vụ công, tìm ra phương cách cải thiện khả năng quản lý ở địa phương, tăng cường chất lượng dịch vụ công. Tuy nhiên, phần thảo luận mới chỉ đặt vấn đề, các đại biểu đề nghị cần đưa vấn đề này vào chương trình nội dung Hội nghị hợp tác phi tập trung Viêt-Pháp lần thứ 9 tới để tiếp tục thảo luận, đưa ra kinh nghiệm giúp hoạt động dịch vụ công hiệu quả.
Tuyên bố chung của Hội nghị hợp tác phi tập trung Việt Nam-Pháp lần thứ 8 đã tiếp tục khẳng định hợp tác phi tập trung là tất yếu cần được tăng cường mở rộng và phát triển giữa các địa phương của hai nước trong bối cảnh tình hình thế giới hiện nay.
Hai bên nhất trí tăng cường thúc đẩy và mở rộng hợp tác trên các lĩnh vực, đặc biệt là các lĩnh vực thế mạnh của các địa phương hai nước như y tế, giáo dục đào tạo, khoa học công nghệ, quy hoạch và phát triển đô thị…
Các bên thống nhất đề xuất với Chính phủ và cơ quan đầu mối để tạo điều kiện, cơ chế thuận lợi thúc đẩy mối quan hệ này mở rộng, đi vào chiều sâu, mang lại hiệu quả cao. Hai bên nhất trí phối hợp thiết lập kênh trao đổi thông tin nhằm hỗ trợ, chia sẻ kinh nghiệm hợp tác và phối hợp trong việc triển khai cam kết của mỗi địa phương. Hội nghị hợp tác phi tập trung Việt-Pháp tiếp tục duy trì, tổ chức định kỳ 3 năm một lần theo hình thức luân phiên chủ trì giữa các địa phương 2 nước. Hội nghị phi tập trung Việt-Pháp lần thứ 9 sẽ được tổ chức tại tỉnh Brest, vùng Bretagne của Cộng hòa Pháp./.
Minh Thu (TTXVN/Vietnam+)