Theo Trung tâm dự báo Khí tượng thủy văn, vùng Đông Nam bộ đang bước vào mùa khô hanh, riêng trên địa bàn tỉnh Đồng Nai, nhiều khu vực có nguy cơ cháy rừng cấp 4 như Xuân Lộc, thị xã Long Khánh, thành phố Biên Hòa, đặc biệt ở các huyện Vĩnh Cữu, Định Quán, Tân Phú đang ở vào tình trạng báo động cấp độ 5, cấp độ cực kỳ nguy hiểm có thể xảy ra cháy rừng vào bất cứ lúc nào..
Ủy ban Nhân dân tỉnh vừa có chỉ thị yêu cầu Thường trực ban chỉ huy các vấn đề cấp bách trong bảo vệ rừng và phòng cháy chữa cháy rừng tăng cường theo dõi, kiểm tra, chỉ đạo và điều hành công tác phòng cháy chữa cháy rừng.
Chủ tịch Ủy ban Nhân dân các huyện, thị xã Long Khánh và thành phố Biên Hòa; Giám đốc các Ban quản lý rừng phòng hộ, Khu bảo tồn thiên nhiên-văn hóa Đồng Nai và các đơn vị chủ rừng khác củng cố ban chỉ huy phòng cháy chữa cháy rừng theo từng cấp để triển khai thực hiện công tác phòng cháy chữa cháy rừng.
Các đơn vị chủ động chuẩn bị phương tiện, thiết bị và lực lượng để sẵn sàng đối phó với cháy theo phương châm “bốn tại chỗ” gồm: lực lượng tại chỗ, phương tiện tại chỗ, hậu cần tại chỗ và chỉ huy tại chỗ. Các phương tiện thông tin đại chúng tăng cường thời lượng đưa tin về dự báo, cảnh báo nguy cơ cháy rừng để các đơn vị chủ rừng, lực lượng kiểm lâm và chính quyền các cấp chủ động phối hợp thực hiện công tác phòng cháy chữa cháy rừng đạt hiệu quả cao nhất.
Trong khi đó, để bảo vệ 7.524 ha rừng vào mùa khô năm 2012, các đơn vị chủ rừng trong tỉnh Đồng Tháp đã lập đề án trực 24/24 giờ, chủ động phòng cháy, chữa cháy rừng, tập trung vào khu vực rừng tràm trên địa bàn 18 xã thuộc 4 huyện: Tân Hồng, Tam Nông, Cao Lãnh và Tháp Mười, đặc biệt là bảo vệ Vườn Quốc gia Tràm Chim, Khu di tích Xẻo Quýt, Khu du lịch sinh thái Gáo Giồng, Khu di tích Gò Tháp, Rừng tràm môi sinh Bắc Tháp Mười và rừng bạch đàn khu vực biên giới Dinh Bà huyện Tân Hồng, với phương châm 4 tại chỗ.
Các đơn vị chủ rừng đã thành lập lực lượng phòng cháy chữa cháy rừng hơn 1.400 người được huấn luyện kỹ năng chữa cháy thành thạo, tích cực trong công tác, phân công canh giữ ở 61 trạm, chốt bảo vệ và ở 30 đài quan sát, chồi canh kiên cố và bán kiên cố có chiều cao quan sát từ 15-18 mét. Phương tiện chữa cháy đã chuẩn bị sẵn sàng với 47 máy bơm chuyên dùng và cải tiến, hơn 12.000 mét dây chữa cháy, trên 400 công cụ chữa cháy thủ công. Các rừng tràm đều có hệ thống kênh, đê bao phòng cháy chữa cháy rừng, tổng chiều dài 327 km.
Ngay từ đầu năm, các chủ rừng đã tạo đường băng cản lửa, đường băng xanh, đường băng trắng với chiều dài hàng trăm km, xây dựng hệ thống biển báo, panô tuyên truyền với các nội qui phòng cháy chữa cháy rừng... Đặc biệt, năm nay Đồng Tháp thực hiện tốt công tác phòng cháy chữa cháy rừng bằng giải pháp lâm sinh như vận động các chủ rừng vệ sinh các bờ bao, bờ kênh; tỉa thưa, vệ sinh rừng, đắp đập điều tiết nước hợp lý để giữ độ ẩm; nạo vét thông thoáng các kênh mương theo khoảnh, lô, đảm bảo đi lại dễ dàng; tổ chức đốt chủ động trong và ven rừng ở những nơi có nguy cơ cháy cao. Chủ động đưa nước vào rừng để tăng độ ẩm và có nước dự trữ, phục vụ công tác phòng cháy chữa cháy rừng.
Vườn Quốc gia Tràm Chim huyện Tam Nông đã đưa phương tiện chữa cháy đến tất cả các chốt bảo vệ, đồng thời điều tiết nước hợp lệ cho từng khu vực, không chỉ bảo vệ rừng mà còn giúp cho hệ sinh thái động thực vật khác phát triển. Ban Quản lý rừng tràm Gáo Giồng là nơi du lịch, nơi rừng tràm sản xuất đã được ban quản lý bảo vệ nghiêm để chống cháy, ban quản lý đã trồng bạch đàn và tràm bông vàng trên các tuyến bờ bao làm băng xanh chống cháy. Khu Di tích Xẻo Quýt đã bố trí phương tiện chữa cháy nằm rãi rác trong rừng và thường xuyên bơm nước tưới, giữ độ ẩm trong khu rừng, phục vụ khách tham quan vừa mát, vừa an toàn trong mùa nắng.
Mọi công tác phòng cháy chữa cháy rừng mùa khô ở tỉnh Đồng Tháp được các cấp, các ngành liên quan triển khai chặt chẽ từ đầu năm, lực lượng Công an phòng cháy chữa cháy và Kiểm lâm thường xuyên phối hợp tuần tra, kiểm soát và dự báo cấp cháy rừng để các chủ rừng chủ động đề phòng, đối phó./.
Ủy ban Nhân dân tỉnh vừa có chỉ thị yêu cầu Thường trực ban chỉ huy các vấn đề cấp bách trong bảo vệ rừng và phòng cháy chữa cháy rừng tăng cường theo dõi, kiểm tra, chỉ đạo và điều hành công tác phòng cháy chữa cháy rừng.
Chủ tịch Ủy ban Nhân dân các huyện, thị xã Long Khánh và thành phố Biên Hòa; Giám đốc các Ban quản lý rừng phòng hộ, Khu bảo tồn thiên nhiên-văn hóa Đồng Nai và các đơn vị chủ rừng khác củng cố ban chỉ huy phòng cháy chữa cháy rừng theo từng cấp để triển khai thực hiện công tác phòng cháy chữa cháy rừng.
Các đơn vị chủ động chuẩn bị phương tiện, thiết bị và lực lượng để sẵn sàng đối phó với cháy theo phương châm “bốn tại chỗ” gồm: lực lượng tại chỗ, phương tiện tại chỗ, hậu cần tại chỗ và chỉ huy tại chỗ. Các phương tiện thông tin đại chúng tăng cường thời lượng đưa tin về dự báo, cảnh báo nguy cơ cháy rừng để các đơn vị chủ rừng, lực lượng kiểm lâm và chính quyền các cấp chủ động phối hợp thực hiện công tác phòng cháy chữa cháy rừng đạt hiệu quả cao nhất.
Trong khi đó, để bảo vệ 7.524 ha rừng vào mùa khô năm 2012, các đơn vị chủ rừng trong tỉnh Đồng Tháp đã lập đề án trực 24/24 giờ, chủ động phòng cháy, chữa cháy rừng, tập trung vào khu vực rừng tràm trên địa bàn 18 xã thuộc 4 huyện: Tân Hồng, Tam Nông, Cao Lãnh và Tháp Mười, đặc biệt là bảo vệ Vườn Quốc gia Tràm Chim, Khu di tích Xẻo Quýt, Khu du lịch sinh thái Gáo Giồng, Khu di tích Gò Tháp, Rừng tràm môi sinh Bắc Tháp Mười và rừng bạch đàn khu vực biên giới Dinh Bà huyện Tân Hồng, với phương châm 4 tại chỗ.
Các đơn vị chủ rừng đã thành lập lực lượng phòng cháy chữa cháy rừng hơn 1.400 người được huấn luyện kỹ năng chữa cháy thành thạo, tích cực trong công tác, phân công canh giữ ở 61 trạm, chốt bảo vệ và ở 30 đài quan sát, chồi canh kiên cố và bán kiên cố có chiều cao quan sát từ 15-18 mét. Phương tiện chữa cháy đã chuẩn bị sẵn sàng với 47 máy bơm chuyên dùng và cải tiến, hơn 12.000 mét dây chữa cháy, trên 400 công cụ chữa cháy thủ công. Các rừng tràm đều có hệ thống kênh, đê bao phòng cháy chữa cháy rừng, tổng chiều dài 327 km.
Ngay từ đầu năm, các chủ rừng đã tạo đường băng cản lửa, đường băng xanh, đường băng trắng với chiều dài hàng trăm km, xây dựng hệ thống biển báo, panô tuyên truyền với các nội qui phòng cháy chữa cháy rừng... Đặc biệt, năm nay Đồng Tháp thực hiện tốt công tác phòng cháy chữa cháy rừng bằng giải pháp lâm sinh như vận động các chủ rừng vệ sinh các bờ bao, bờ kênh; tỉa thưa, vệ sinh rừng, đắp đập điều tiết nước hợp lý để giữ độ ẩm; nạo vét thông thoáng các kênh mương theo khoảnh, lô, đảm bảo đi lại dễ dàng; tổ chức đốt chủ động trong và ven rừng ở những nơi có nguy cơ cháy cao. Chủ động đưa nước vào rừng để tăng độ ẩm và có nước dự trữ, phục vụ công tác phòng cháy chữa cháy rừng.
Vườn Quốc gia Tràm Chim huyện Tam Nông đã đưa phương tiện chữa cháy đến tất cả các chốt bảo vệ, đồng thời điều tiết nước hợp lệ cho từng khu vực, không chỉ bảo vệ rừng mà còn giúp cho hệ sinh thái động thực vật khác phát triển. Ban Quản lý rừng tràm Gáo Giồng là nơi du lịch, nơi rừng tràm sản xuất đã được ban quản lý bảo vệ nghiêm để chống cháy, ban quản lý đã trồng bạch đàn và tràm bông vàng trên các tuyến bờ bao làm băng xanh chống cháy. Khu Di tích Xẻo Quýt đã bố trí phương tiện chữa cháy nằm rãi rác trong rừng và thường xuyên bơm nước tưới, giữ độ ẩm trong khu rừng, phục vụ khách tham quan vừa mát, vừa an toàn trong mùa nắng.
Mọi công tác phòng cháy chữa cháy rừng mùa khô ở tỉnh Đồng Tháp được các cấp, các ngành liên quan triển khai chặt chẽ từ đầu năm, lực lượng Công an phòng cháy chữa cháy và Kiểm lâm thường xuyên phối hợp tuần tra, kiểm soát và dự báo cấp cháy rừng để các chủ rừng chủ động đề phòng, đối phó./.
Lê Hiền-Nguyễn Văn Trí (TTXVN/Vietnam+)