Cơn bão số 11 vừa đi qua, hiện các địa phương đang hỗ trợ người dân ổn định nhà cửa, khôi phục lại đường giao thông và cấp điện trở lại.
Theo thống kê ban đầu về những thiệt hại do bão số 11 gây ra, thành phố Đà Nẵng đã có 11 người bị thương đang được điều trị tại các bệnh viện; nhiều nhà dân bị tốc mái nhà, cây bị đổ gẫy.
Nhiều quán ăn tại các tuyến đường lớn ven biển như Nguyễn Tất Thành và Phạm Văn Đồng đã bị hư hỏng nghiêm trọng. Tại khu vực dân cư phường Hòa Hiệp Bắc, quận Liên Chiểu nhiều nhà bị tốc mái mặc dù đã được gia cố bằng bao cát. Xã Hòa Bắc của huyện Hòa Vang đang bị chia cắt do có nhiều cây đổ chắn ngang đường khiến công tác cứu trợ gặp nhiều khó khăn. Đặc biệt tại xã Hòa Liên, huyện Hòa Vang nhiều nhà và vườn bị ngập trong nước trên diện rộng.
Các địa phương đang phối hợp với Bộ Chỉ huy Quân sự thành phố tổ chức lực lượng, phương tiện đưa người dân sơ tán tránh bão trở về nơi cư trú, sửa chữa nhà cho các đối tượng chính sách và các hộ dân bị thiệt hại, sớm giúp nhân dân ổn định đời sống và khôi phục sản xuất.
Ngay từ sáng sớm 15/10, khi gió còn mạnh, Phòng Cảnh sát giao thông thành phố Đà Nẵng đã huy động lực lượng tham gia cắt tỉa cây đổ để giải tỏa giao thông. Đến chiều cùng ngày hầu hết các tuyến đường chính của thành phố Đà Nẵng đã thông suốt trở lại.
Kiểm tra khắc phục hậu quả bão số 11 tại các địa phương trong ngày 15/10, ông Văn Hữu Chiến, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố Đà Nẵng nêu rõ nhiệm vụ cấp bách hiện nay của chính quyền cơ sở là ổn định đời sống cho người dân, sớm đưa trường học, trạm y tế hoạt động trở lại. Tuyến Quốc lộ 14B, Quốc lộ 1A và tuyến đường sắt Bắc- Nam đi qua địa bàn thành phố đã được thông suốt.
Ủy ban Nhân dân thành phố Đà Nẵng cũng yêu cầu chính quyền cơ sở cần chủ động kiểm tra các khu vực bị ảnh hưởng và trực tiếp hỗ trợ những nhu yếu phẩm cần thiết cho người dân, nhất là những người dân trong diện di dời. Đối với khu vực trung tâm, những cây bị đổ ngã cần có biện pháp dựng trồng lại, hạn chế cắt bỏ. Công ty điện lực Miền Trung cho biết cũng đã huy động toàn bộ lực lượng để rà soát các khu vực, đảm bảo an toàn mạng lưới điện trước khi cho đóng điện trở lại.
Do ảnh hưởng bởi bão số 11, từ rạng sáng ngày 15/10, trên địa bàn toàn tỉnh Quảng Nam đã mất điện hoàn toàn. Để phục vụ các trung tâm hành chính, các bệnh viện... Công ty Điện lực Quảng Nam đã bố trí công nhân, cán bộ kỹ thuật nỗ lực khắc phục sự cố; phấn đấu đến 19 giờ sẽ cung cấp điện cho hầu hết trung tâm hành chính các huyện, thành phố.
Theo Công ty Điện lực Quảng Nam, từ 0 giờ 14 ngày 15/10 bắt đầu sự cố trên đường dây 15, 22, 35kV. Một số đường dây do gió lớn đã cô lập tách ra khỏi vận hành. Đến 5 giờ 10, toàn bộ lưới điện phân phối tỉnh Quảng Nam đều bị cô lập, mất điện toàn tỉnh.
Ông Vũ Văn Nghiêm, Phó Giám đốc Công ty Điện lực Quang Nam cho biết bão11 đã làm ngã gãy 58 trụ đường dây 22kV, nghiêng 3 trạm biến áp, đứt dây trung thế, cong xà, vỡ sứ nhiều vị trí; về hạ thế: ngã, gãy 69 trụ, đứt dây, cong xà nhiều vị trí... Tổng giá trị thiệt hại khoảng trên 5,8 tỷ đồng.
Ngay sau khi mưa gió tạm lắng, Công ty Điện lực Quảng Nam đã triển khai lực lượng khôi phục một số đường dây cấp điện ưu tiên cho một số phụ tải quan trọng gồm nhà máy nước thành phố Tam Kỳ; Ủy ban Nhân dân tỉnh và khu Trung tâm hành chính tỉnh; Bệnh viện Đa khoa trung ương Núi Thành; Trung tâm huyện Phú Ninh; Trung tâm thành phố Tam Kỳ, Trung tâm huyện Thăng Bình...
Tính đến 15 giờ, tổng số Trạm biến áp phụ tải khôi phục cung cấp điện trở lại là 67 trạm, với công suất toàn hệ thống khôi phục được khoảng 15MW. Hiện nay, Công ty chỉ đạo các đơn vị trực thuộc tiếp tục tập trung kiểm tra các đường dây và trạm biến áp phụ tải cấp điện cho các khu vực trung tâm huyện, các phụ tải ưu tiên như Bệnh viện, Nhà máy nước…
Cơn bão số 11 đã gây ảnh hưởng trực tiếp đến nhiều địa phương trên địa bàn Kon Tum. Tại huyện Kon Plông, đã có 4 xã Đắk Tăng, Măng Bút, Đắk Ring, Đắk Nên bị cắt điện; mưa lớn và gió to đã làm tốc mái nhà văn hoá cộng đồng xã Hiếu, 2 phòng học và 5 nhà dân.
Tại thành phố Kon Tum và 1 số huyện, mưa lũ đã gây mất điện cục bộ và mất đường truyền Internet. Về hệ thống giao thông, tại Cầu Đăk Psi trên tuyến tỉnh lộ 672, thuộc xã Tê Xăng, huyện Tu Mơ Rông nước lớn làm ngập cầu 1m người dân không qua lai được. Cầu Ngọc Tụ, huyện Đăk Tô nước ngập khoảng 1m, cây cối về nhiều, nước sông đang dâng cao. Ủy ban Nhân dân huyện đã chỉ đạo các đơn vị túc trực và cắm biển cảnh bảo không cho dân qua lại. Đường Quốc lộ 14 đoạn trước cầu Diên Bình (cây đa) ngập sâu 80cm dài trên 200m.
Tại huyện Đắk Tô, đã có 7 nhà dân (xã Tân Cảnh) và 3 nhà dân xã Đắk Trăm bị tốc mái. Tại huyện Tu Mơ Rông, nước lũ đã ràn qua đường gây cản trở giao thông, cống tràn Đắk Né xã Đắk Sao bị ngập người và phương tiện không qua lại được. Đường vào khu tái định cư Long Tro - Ba Khen sạt lở gây đứt đường. Riêng đường Nam Quảng Nam, mưa lũ gây sạt lở tại vị trí Km1 (thủy điện Nước Lây) cắt đứt giao thông; trôi cầu tạm tại Km 19 thôn Tam Rin, đường Tu Mơ Rông- Ngọc Yêu; nhiều điểm vào các thôn Pu Tá, Kon Pia bị sạt lỡ và ngập cục bộ gây ảnh hưởng thông suốt giao thông.
Đối với các vị trí sạt lở, ngập lụt Ủy ban Nhân dân huyện Tu Mơ Rông đã chỉ đạo chốt chặn, không cho người, phương tiện qua lại. Trước tình hình mưa lũ có thể gây nguy cơ sạt lở, lũ quét, Ủy ban Nhân dân huyện đã tổ chức di dời đến nơi an toàn 28 hộ dân tại thôn Tân Ba xã Tê Xăng. Mưa lũ cũng làm tốc mái nhà của 4 hộ dân tại xã Đắk Hà và gây nhiều thiệt hại lúa và hoa màu tại các xã trên địa bàn huyện.
Tại thành phố Kon Tum, mưa lũ gây ngập lụt một số tuyến đường chính, một số trường học trên địa bàn bị ngập lụt nên đã cho học sinh nghỉ học để đảm bảo an toàn, tính mạng cho học sinh./.
Theo thống kê ban đầu về những thiệt hại do bão số 11 gây ra, thành phố Đà Nẵng đã có 11 người bị thương đang được điều trị tại các bệnh viện; nhiều nhà dân bị tốc mái nhà, cây bị đổ gẫy.
Nhiều quán ăn tại các tuyến đường lớn ven biển như Nguyễn Tất Thành và Phạm Văn Đồng đã bị hư hỏng nghiêm trọng. Tại khu vực dân cư phường Hòa Hiệp Bắc, quận Liên Chiểu nhiều nhà bị tốc mái mặc dù đã được gia cố bằng bao cát. Xã Hòa Bắc của huyện Hòa Vang đang bị chia cắt do có nhiều cây đổ chắn ngang đường khiến công tác cứu trợ gặp nhiều khó khăn. Đặc biệt tại xã Hòa Liên, huyện Hòa Vang nhiều nhà và vườn bị ngập trong nước trên diện rộng.
Các địa phương đang phối hợp với Bộ Chỉ huy Quân sự thành phố tổ chức lực lượng, phương tiện đưa người dân sơ tán tránh bão trở về nơi cư trú, sửa chữa nhà cho các đối tượng chính sách và các hộ dân bị thiệt hại, sớm giúp nhân dân ổn định đời sống và khôi phục sản xuất.
Ngay từ sáng sớm 15/10, khi gió còn mạnh, Phòng Cảnh sát giao thông thành phố Đà Nẵng đã huy động lực lượng tham gia cắt tỉa cây đổ để giải tỏa giao thông. Đến chiều cùng ngày hầu hết các tuyến đường chính của thành phố Đà Nẵng đã thông suốt trở lại.
Kiểm tra khắc phục hậu quả bão số 11 tại các địa phương trong ngày 15/10, ông Văn Hữu Chiến, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố Đà Nẵng nêu rõ nhiệm vụ cấp bách hiện nay của chính quyền cơ sở là ổn định đời sống cho người dân, sớm đưa trường học, trạm y tế hoạt động trở lại. Tuyến Quốc lộ 14B, Quốc lộ 1A và tuyến đường sắt Bắc- Nam đi qua địa bàn thành phố đã được thông suốt.
Ủy ban Nhân dân thành phố Đà Nẵng cũng yêu cầu chính quyền cơ sở cần chủ động kiểm tra các khu vực bị ảnh hưởng và trực tiếp hỗ trợ những nhu yếu phẩm cần thiết cho người dân, nhất là những người dân trong diện di dời. Đối với khu vực trung tâm, những cây bị đổ ngã cần có biện pháp dựng trồng lại, hạn chế cắt bỏ. Công ty điện lực Miền Trung cho biết cũng đã huy động toàn bộ lực lượng để rà soát các khu vực, đảm bảo an toàn mạng lưới điện trước khi cho đóng điện trở lại.
Do ảnh hưởng bởi bão số 11, từ rạng sáng ngày 15/10, trên địa bàn toàn tỉnh Quảng Nam đã mất điện hoàn toàn. Để phục vụ các trung tâm hành chính, các bệnh viện... Công ty Điện lực Quảng Nam đã bố trí công nhân, cán bộ kỹ thuật nỗ lực khắc phục sự cố; phấn đấu đến 19 giờ sẽ cung cấp điện cho hầu hết trung tâm hành chính các huyện, thành phố.
Theo Công ty Điện lực Quảng Nam, từ 0 giờ 14 ngày 15/10 bắt đầu sự cố trên đường dây 15, 22, 35kV. Một số đường dây do gió lớn đã cô lập tách ra khỏi vận hành. Đến 5 giờ 10, toàn bộ lưới điện phân phối tỉnh Quảng Nam đều bị cô lập, mất điện toàn tỉnh.
Ông Vũ Văn Nghiêm, Phó Giám đốc Công ty Điện lực Quang Nam cho biết bão11 đã làm ngã gãy 58 trụ đường dây 22kV, nghiêng 3 trạm biến áp, đứt dây trung thế, cong xà, vỡ sứ nhiều vị trí; về hạ thế: ngã, gãy 69 trụ, đứt dây, cong xà nhiều vị trí... Tổng giá trị thiệt hại khoảng trên 5,8 tỷ đồng.
Ngay sau khi mưa gió tạm lắng, Công ty Điện lực Quảng Nam đã triển khai lực lượng khôi phục một số đường dây cấp điện ưu tiên cho một số phụ tải quan trọng gồm nhà máy nước thành phố Tam Kỳ; Ủy ban Nhân dân tỉnh và khu Trung tâm hành chính tỉnh; Bệnh viện Đa khoa trung ương Núi Thành; Trung tâm huyện Phú Ninh; Trung tâm thành phố Tam Kỳ, Trung tâm huyện Thăng Bình...
Tính đến 15 giờ, tổng số Trạm biến áp phụ tải khôi phục cung cấp điện trở lại là 67 trạm, với công suất toàn hệ thống khôi phục được khoảng 15MW. Hiện nay, Công ty chỉ đạo các đơn vị trực thuộc tiếp tục tập trung kiểm tra các đường dây và trạm biến áp phụ tải cấp điện cho các khu vực trung tâm huyện, các phụ tải ưu tiên như Bệnh viện, Nhà máy nước…
Cơn bão số 11 đã gây ảnh hưởng trực tiếp đến nhiều địa phương trên địa bàn Kon Tum. Tại huyện Kon Plông, đã có 4 xã Đắk Tăng, Măng Bút, Đắk Ring, Đắk Nên bị cắt điện; mưa lớn và gió to đã làm tốc mái nhà văn hoá cộng đồng xã Hiếu, 2 phòng học và 5 nhà dân.
Tại thành phố Kon Tum và 1 số huyện, mưa lũ đã gây mất điện cục bộ và mất đường truyền Internet. Về hệ thống giao thông, tại Cầu Đăk Psi trên tuyến tỉnh lộ 672, thuộc xã Tê Xăng, huyện Tu Mơ Rông nước lớn làm ngập cầu 1m người dân không qua lai được. Cầu Ngọc Tụ, huyện Đăk Tô nước ngập khoảng 1m, cây cối về nhiều, nước sông đang dâng cao. Ủy ban Nhân dân huyện đã chỉ đạo các đơn vị túc trực và cắm biển cảnh bảo không cho dân qua lại. Đường Quốc lộ 14 đoạn trước cầu Diên Bình (cây đa) ngập sâu 80cm dài trên 200m.
Tại huyện Đắk Tô, đã có 7 nhà dân (xã Tân Cảnh) và 3 nhà dân xã Đắk Trăm bị tốc mái. Tại huyện Tu Mơ Rông, nước lũ đã ràn qua đường gây cản trở giao thông, cống tràn Đắk Né xã Đắk Sao bị ngập người và phương tiện không qua lại được. Đường vào khu tái định cư Long Tro - Ba Khen sạt lở gây đứt đường. Riêng đường Nam Quảng Nam, mưa lũ gây sạt lở tại vị trí Km1 (thủy điện Nước Lây) cắt đứt giao thông; trôi cầu tạm tại Km 19 thôn Tam Rin, đường Tu Mơ Rông- Ngọc Yêu; nhiều điểm vào các thôn Pu Tá, Kon Pia bị sạt lỡ và ngập cục bộ gây ảnh hưởng thông suốt giao thông.
Đối với các vị trí sạt lở, ngập lụt Ủy ban Nhân dân huyện Tu Mơ Rông đã chỉ đạo chốt chặn, không cho người, phương tiện qua lại. Trước tình hình mưa lũ có thể gây nguy cơ sạt lở, lũ quét, Ủy ban Nhân dân huyện đã tổ chức di dời đến nơi an toàn 28 hộ dân tại thôn Tân Ba xã Tê Xăng. Mưa lũ cũng làm tốc mái nhà của 4 hộ dân tại xã Đắk Hà và gây nhiều thiệt hại lúa và hoa màu tại các xã trên địa bàn huyện.
Tại thành phố Kon Tum, mưa lũ gây ngập lụt một số tuyến đường chính, một số trường học trên địa bàn bị ngập lụt nên đã cho học sinh nghỉ học để đảm bảo an toàn, tính mạng cho học sinh./.
Đỗ Trưởng-Sỹ Thắng-Nguyễn Sơn (TTXVN)