Ngày 7/6, các lực lượng chính trị Ai Cập đã đạt được thỏa thuận về thành phần hội đồng lập hiến, cơ quan soạn thảo bản hiến pháp mới của nước này, trước thời hạn chót 48 giờ theo yêu cầu của hội đồng quân sự cầm quyền.
Theo thỏa hiệp mới nhất này, khoảng 37% trong tổng số 100 thành viên hội đồng lập hiến là các nghị sỹ quốc hội, trong đó FJP giành 16 ghế, Nour bảy ghế và Đảng Wafd năm ghế. 63% số ghế còn lại trong hội đồng thuộc về các học giả hiến pháp, người của công chúng, thanh niên cách mạng, các nghiệp đoàn, Nhà thờ...
Các bên nhất trí rằng để thông qua một điều khoản được đề xuất cho bản hiến pháp mới thì cần đạt được 67% số phiếu thông qua. Nếu không đạt được tỷ lệ này, điều khoản đó sẽ được viết lại và bỏ phiếu lần hai, song chỉ cần đạt 57% số phiếu. Theo đề xuất, hội đồng này được chia đôi cho các lực lượng Hồi giáo và phi Hồi giáo, báo hiệu thắng lợi cho các lực lượng thế tục và tự do, vì trước đó, cơ quan này có đa số thành phần thuộc phe Hồi giáo.
Mặc dù quân đội chỉ có một ghế song sẽ đóng vai trò quan trọng. Vị thế của quân đội sẽ có thể là điểm gây bất đồng nhất trong soạn thảo bản hiến pháp mới. Nhiều người tin rằng việc Hội đồng Tối cao các Lực lượng Vũ trang cầm quyền (SCAF) gây áp lực nặng nề lên các lực lượng chính trị để đạt được thỏa thuận về thành phần hội đồng này nằm trong kế hoạch của quân đội về chuyển giao quyền lực và đảm bảo "lối thoát hiểm" cho các tướng lĩnh cầm quyền trong suốt 15 tháng qua.
Trước khi thông báo chính thức, đại diện các đảng chính trị như Tự do và Công lý, Nour Salafi, Dân chủ Xã hội Ai Cập và Người Ai Cập Tự do, đã họp bàn với SCAF. Thỏa thuận này đạt được sau khi SCAF cảnh báo sẽ đơn phương ban hành điều khoản bổ sung cho Tuyên bố Hiến pháp nếu các lực lượng chính trị không đạt được thỏa thuận về thành phần hội đồng lập hiến./.
Theo thỏa hiệp mới nhất này, khoảng 37% trong tổng số 100 thành viên hội đồng lập hiến là các nghị sỹ quốc hội, trong đó FJP giành 16 ghế, Nour bảy ghế và Đảng Wafd năm ghế. 63% số ghế còn lại trong hội đồng thuộc về các học giả hiến pháp, người của công chúng, thanh niên cách mạng, các nghiệp đoàn, Nhà thờ...
Các bên nhất trí rằng để thông qua một điều khoản được đề xuất cho bản hiến pháp mới thì cần đạt được 67% số phiếu thông qua. Nếu không đạt được tỷ lệ này, điều khoản đó sẽ được viết lại và bỏ phiếu lần hai, song chỉ cần đạt 57% số phiếu. Theo đề xuất, hội đồng này được chia đôi cho các lực lượng Hồi giáo và phi Hồi giáo, báo hiệu thắng lợi cho các lực lượng thế tục và tự do, vì trước đó, cơ quan này có đa số thành phần thuộc phe Hồi giáo.
Mặc dù quân đội chỉ có một ghế song sẽ đóng vai trò quan trọng. Vị thế của quân đội sẽ có thể là điểm gây bất đồng nhất trong soạn thảo bản hiến pháp mới. Nhiều người tin rằng việc Hội đồng Tối cao các Lực lượng Vũ trang cầm quyền (SCAF) gây áp lực nặng nề lên các lực lượng chính trị để đạt được thỏa thuận về thành phần hội đồng này nằm trong kế hoạch của quân đội về chuyển giao quyền lực và đảm bảo "lối thoát hiểm" cho các tướng lĩnh cầm quyền trong suốt 15 tháng qua.
Trước khi thông báo chính thức, đại diện các đảng chính trị như Tự do và Công lý, Nour Salafi, Dân chủ Xã hội Ai Cập và Người Ai Cập Tự do, đã họp bàn với SCAF. Thỏa thuận này đạt được sau khi SCAF cảnh báo sẽ đơn phương ban hành điều khoản bổ sung cho Tuyên bố Hiến pháp nếu các lực lượng chính trị không đạt được thỏa thuận về thành phần hội đồng lập hiến./.
(Vietnam+)