Tối 13/3, các đảng phái chính trị cầm quyền và đối lập ở Nepal đã ký thỏa thuận nhằm thành lập một chính phủ lâm thời dưới sự lãnh đạo của Chánh án Tòa án Tối cao Khil Raj Regmi để chuẩn bị cho cuộc bầu cử sắp tới.
Kết quả này cũng đồng nghĩa chấm dứt thế bế tắc chính trị tại Nepal, quốc gia vẫn đang trên đường phục hồi sau một thập kỷ nội chiến.
Theo thỏa thuận này, Thủ tướng tạm quyền Baburam Bhattarai sẽ từ chức vào cuối ngày 14/3 và ngay sau đó ông Regmi sẽ tuyên thệ nhậm chức trước tổng thống. Chính phủ lâm thời mới, gồm 11 cựu quan chức chính phủ cũ, sẽ hoạt động cho tới khi cuộc tổng tuyển cử được tổ chức vào ngày 21/6 tới.
Tuy nhiên, trong trường hợp cuộc bầu cử không diễn ra như dự kiến, Chánh án Regmi có thể tiếp tục đảm nhiệm chức thủ tướng cho tới giữa tháng 12/2013.
Ngoài ra, các đảng cũng thống nhất về một số điểm sửa đổi bản hiến pháp hiện hành nhằm mở đường cho Chánh án Regmi lãnh đạo chính phủ lâm thời. Hiến pháp hiện tại không nhắc tới việc bầu chính phủ vì vậy việc lãnh đạo ngành tư pháp được chọn làm đứng đầu cơ quan hành pháp sẽ bị coi là vi hiến.
Phó Thủ tướng Narayan Kaji Shrestha cho biết các đảng đã nhất trí chuyển lên tổng thống một đề xuất nhằm loại bỏ những trở ngại về hiến pháp để thành lập một chính phủ chuẩn bị cho cuộc bầu cử. Tất cả các văn kiện trên đã được thông qua trong phiên họp nội các ngày 13/3 và đề xuất này đã được chuyển tới Văn phòng Tổng thống để phê chuẩn lần cuối.
Chỉ sau khi văn bản này được thông qua, Chánh án Regmi, 64 tuổi, mới có thể điều hành một chính phủ mới mà không vi hiến. Ngày 14/3, Tòa án Tối cao sẽ mở phiên xem xét tính hợp hiến của đề xuất mà các đảng phái đưa ra về việc bổ nhiệm Chánh án làm người đứng đầu chính phủ.
Năm 2006, Nepal đã chấm dứt 10 năm nội chiến, tuy nhiên, các nghị sĩ được bầu để soạn thảo một hiến pháp mới đã không thể đạt thỏa thuận, đẩy nước này vào tình thế bế tắc chính trị khi Quốc hội bị giải tán tháng 5/2012.
Thủ tướng Bhattarai đã thông báo tổ chức tổng tuyển cử vào tháng 11/2012, song ủy ban bầu cử cho rằng Nepal chưa đủ nền tảng pháp lý để tổ chức cuộc bỏ phiếu này, trong khi các đảng phái đối lập đòi ông Bhattarai từ chức./.
Kết quả này cũng đồng nghĩa chấm dứt thế bế tắc chính trị tại Nepal, quốc gia vẫn đang trên đường phục hồi sau một thập kỷ nội chiến.
Theo thỏa thuận này, Thủ tướng tạm quyền Baburam Bhattarai sẽ từ chức vào cuối ngày 14/3 và ngay sau đó ông Regmi sẽ tuyên thệ nhậm chức trước tổng thống. Chính phủ lâm thời mới, gồm 11 cựu quan chức chính phủ cũ, sẽ hoạt động cho tới khi cuộc tổng tuyển cử được tổ chức vào ngày 21/6 tới.
Tuy nhiên, trong trường hợp cuộc bầu cử không diễn ra như dự kiến, Chánh án Regmi có thể tiếp tục đảm nhiệm chức thủ tướng cho tới giữa tháng 12/2013.
Ngoài ra, các đảng cũng thống nhất về một số điểm sửa đổi bản hiến pháp hiện hành nhằm mở đường cho Chánh án Regmi lãnh đạo chính phủ lâm thời. Hiến pháp hiện tại không nhắc tới việc bầu chính phủ vì vậy việc lãnh đạo ngành tư pháp được chọn làm đứng đầu cơ quan hành pháp sẽ bị coi là vi hiến.
Phó Thủ tướng Narayan Kaji Shrestha cho biết các đảng đã nhất trí chuyển lên tổng thống một đề xuất nhằm loại bỏ những trở ngại về hiến pháp để thành lập một chính phủ chuẩn bị cho cuộc bầu cử. Tất cả các văn kiện trên đã được thông qua trong phiên họp nội các ngày 13/3 và đề xuất này đã được chuyển tới Văn phòng Tổng thống để phê chuẩn lần cuối.
Chỉ sau khi văn bản này được thông qua, Chánh án Regmi, 64 tuổi, mới có thể điều hành một chính phủ mới mà không vi hiến. Ngày 14/3, Tòa án Tối cao sẽ mở phiên xem xét tính hợp hiến của đề xuất mà các đảng phái đưa ra về việc bổ nhiệm Chánh án làm người đứng đầu chính phủ.
Năm 2006, Nepal đã chấm dứt 10 năm nội chiến, tuy nhiên, các nghị sĩ được bầu để soạn thảo một hiến pháp mới đã không thể đạt thỏa thuận, đẩy nước này vào tình thế bế tắc chính trị khi Quốc hội bị giải tán tháng 5/2012.
Thủ tướng Bhattarai đã thông báo tổ chức tổng tuyển cử vào tháng 11/2012, song ủy ban bầu cử cho rằng Nepal chưa đủ nền tảng pháp lý để tổ chức cuộc bỏ phiếu này, trong khi các đảng phái đối lập đòi ông Bhattarai từ chức./.
(TTXVN)