Các công ty Nhật Bản cân nhắc mức tăng lương cao nhất trong nhiều năm

Các công ty lớn dự kiến lương sẽ tăng 2,85%, cao hơn nhiều so với mức tăng 2,2% của năm 2022 và là đợt tăng nhanh nhất kể từ năm 1997, thời điểm bắt đầu 15 năm Nhật Bản rơi vào giảm phát.
Các công ty Nhật Bản cân nhắc mức tăng lương cao nhất trong nhiều năm ảnh 1Đồng yen của Nhật Bản. (Ảnh: THX/TTXVN)

Các công ty lớn của Nhật Bản dự kiến trong năm nay sẽ đưa ra mức tăng lương cao nhất trong 25 năm qua do lạm phát đang ở mức cao nhất trong 41 năm.

Theo kết quả khảo sát do Trung tâm Nghiên cứu kinh tế Nhật Bản (JERC) tiến hành, các công ty lớn dự kiến lương sẽ tăng 2,85%, cao hơn nhiều so với mức tăng 2,2% của năm 2022 và là đợt tăng nhanh nhất kể từ năm 1997, thời điểm bắt đầu 15 năm Nhật Bản rơi vào giảm phát.

Chuyên gia kinh tế cao cấp Hisashi Yamada thuộc Viện Nghiên cứu Nhật Bản cho rằng trong bối cảnh lạm phát tiêu dùng (4,1%) vượt mức tăng lương, cần tiếp tục tăng lương từ 3% trở lên trong những năm tới để duy trì sự ổn định giá cả ở mức 2%.

[Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida kêu gọi các doanh nghiệp tăng lương]

Lần đầu tiên trong 8 năm qua, chính phủ của Thủ tướng Fumio Kishida sẽ tổ chức cuộc họp 3 bên với lao động và nhà quản lý trong ngày 15/3 để đảm bảo tăng lương cơ cấu. Đã có một số dấu hiệu đáng khích lệ khi vào tuần trước, người lao động của tổ chức nghiệp đoàn lớn nhất Nhật Bản đã đạt được thỏa thuận sơ bộ về việc tăng lương mạnh tay.

Các nghiệp đoàn khác của hãng sản xuất ôtô Toyota và Honda cũng đã đảm bảo mức tăng lương cao nhất trong nhiều thập kỷ.

Về phần mình, công ty Japan Inc cho biết sẵn sàng tăng lương lên mức ít nhất là bù lại chi phí sinh hoạt tăng cao.

Trong những năm gần đây, các công ty lớn ở Nhật Bản thường có xu hướng đưa ra mức tăng lương tương đối thấp khoảng 2%, khi các nghiệp đoàn thiên về hợp tác với nhà quản lý trong việc giữ an ninh việc làm hơn là quyết liệt yêu cầu tăng lương.

Hiện vẫn còn chưa rõ liệu làn sóng tăng lương này có lan sang các doanh nghiệp nhỏ, tuyển dụng 70% lao động, vốn đang yêu cầu chuyển chi phí sang các khách hàng lớn của họ ở cuối chuỗi cung ứng.

Một số nhà phân tích cũng hoài nghi về khả năng các nghiệp đoàn sẽ quyết liệt yêu cầu mức lương cao hơn trong những năm tới nếu lạm phát giảm, dự kiến sẽ bắt đầu từ giữa năm nay.

Lương thực tế ở Nhật Bản trong tháng Một đã giảm với tốc độ nhanh nhất kể từ tháng 5/2014 khi thuế doanh thu tăng từ 5% lên 8%.

Dữ liệu của Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) cho thấy lương ở Nhật Bản chỉ tăng khoảng 5% trong 30 năm qua, thấp hơn nhiều mức tăng trung bình 35% trong số những nước thành viên OECD trong cùng thời gian này./.

(TTXVN/Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục

Năm Thánh 2025 được bắt đầu với việc Giáo hoàng Francis mở cánh cửa khổng lồ bằng đồng mang tên Cửa Thánh tại Vương cung thánh đường Thánh Peter ở Vatican. (Ảnh: AA/TTXVN)

Chính thức bắt đầu Năm Thánh 2025

Năm Thánh 2025 được bắt đầu với việc Giáo hoàng Francis mở cánh cửa khổng lồ bằng đồng mang tên Cửa Thánh tại Vương cung thánh đường Thánh Peter ở Vatican. (Ảnh: AA/TTXVN)

Hàng nghìn người tập trung tại Nhà thờ St. Mary tận hưởng không khí lễ hội Giáng sinh với các tiết mục ánh sáng và những câu chuyện cổ tích. (Ảnh: Lê Đạt/TTXVN)

Rộn ràng không khí đón Giáng sinh 2024 ở Australia

Chiều Giáng sinh 2024, người dân thành phố Sydney nhộn nhịp tập trung tại các khu phố, trung tâm thương mại, nhà thờ lớn để tận hưởng một bầu không khí Giáng sinh ấm áp, đầy sắc màu và âm nhạc.

Theo thước đo của Liên hợp quốc, các quốc gia có hơn 7% dân số từ 65 tuổi trở lên được coi là xã hội già hóa, trên 14% là “xã hội già,” trong khi trên 20% là “xã hội siêu già." (Nguồn: The Korea Times)

Hàn Quốc chính thức trở thành xã hội "siêu già"

Tính đến ngày 23/12, Hàn Quốc có 10,24 triệu người từ 65 tuổi trở lên, chiếm 20% tổng dân số 51,22 triệu người của cả nước, chính thức trở thành xã hội "siêu già theo thước đo của Liên hợp quốc.