Theo cuộc thăm dò thường niên của Hội đồng Kinh doanh Mỹ-Trung (USCBC) vừa được công bố tại Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), các công ty Mỹ đang kinh doanh ở Trung Quốc tiếp tục phát triển và có lợi nhuận cho dù báo cáo năm 2012 của các công ty này cho thấy viễn cảnh kém lạc quan về môi trường kinh doanh ở đây so với những năm trước đó.
Cuộc thăm dò Môi trường kinh doanh Trung Quốc năm 2012 này cho thấy 94% các doanh nghiệp Mỹ đặt Trung Quốc là thị trường ưu tiên hàng đầu hoặc nằm trong tốp 5 thị trường ưu tiên hàng đầu trên thế giới.
Chủ tịch USCBC John Frisbie cho biết 2/3 số các công ty tham gia cuộc thăm dò đều khẳng định doanh thu các hoạt động kinh doanh của họ tại Trung Quốc đã tăng thêm ít nhất 10% trong năm ngoái.
Khoảng 66% các doanh nghiệp này có kế hoạch tăng đầu tư vào Trung Quốc trong 12 tháng tới. Tuy nhiên, 17% các công ty cho biết họ đã ngừng hoặc trì hoãn kế hoạch đầu tư do các rào cản tiếp cận thị trường và đầu tư.
Những lo ngại về chi phí gia tăng, cạnh tranh tại thị trường nội địa cùng với các biện pháp hạn chế tiếp cận thị trường đang xói mòn tâm lý lạc quan của các doanh nghiệp Mỹ. Ngoài ra, việc giữ chân những người tài đang gặp nhiều khó khăn cho dù có tăng lương cao hơn.
Mười thách thức lớn nhất trong năm 2012 đối với các công ty Mỹ đang làm ăn ở Trung Quốc gồm tuyển dụng và giữ chân nhân tài, thủ tục cấp phép hành chính, cạnh tranh với các công ty nhà nước và tư nhân Trung Quốc, chi phí gia tăng, thực thi quyền sở hữu trí tuệ, chồng chéo trong việc thực thi luật của Trung Quốc và lệ ở địa phương, những hạn chế về đầu tư nước ngoài, cạnh tranh với các công ty nước ngoài khác, cạnh tranh với các công ty Trung Quốc hoặc các công ty nước ngoài mà không phải là đối tượng của Điều luật Thực thi Tham nhũng Nước ngoài (luật cấm các công ty đưa hối lộ cho các quan chức nước ngoài với mục đích giành được hợp đồng kinh doanh), và cách đánh giá các tiêu chuẩn và ứng xử.
Mặc dù các chính sách tiền tệ của Trung Quốc luôn nằm trong các đối thoại chính trị Mỹ-Trung, song lại không được tính đến trong những thách thức kể trên, thậm chí không có trong tốp 25 vấn đề hàng đầu làm ảnh hưởng đến tính cạnh tranh của các công ty Mỹ./.
Cuộc thăm dò Môi trường kinh doanh Trung Quốc năm 2012 này cho thấy 94% các doanh nghiệp Mỹ đặt Trung Quốc là thị trường ưu tiên hàng đầu hoặc nằm trong tốp 5 thị trường ưu tiên hàng đầu trên thế giới.
Chủ tịch USCBC John Frisbie cho biết 2/3 số các công ty tham gia cuộc thăm dò đều khẳng định doanh thu các hoạt động kinh doanh của họ tại Trung Quốc đã tăng thêm ít nhất 10% trong năm ngoái.
Khoảng 66% các doanh nghiệp này có kế hoạch tăng đầu tư vào Trung Quốc trong 12 tháng tới. Tuy nhiên, 17% các công ty cho biết họ đã ngừng hoặc trì hoãn kế hoạch đầu tư do các rào cản tiếp cận thị trường và đầu tư.
Những lo ngại về chi phí gia tăng, cạnh tranh tại thị trường nội địa cùng với các biện pháp hạn chế tiếp cận thị trường đang xói mòn tâm lý lạc quan của các doanh nghiệp Mỹ. Ngoài ra, việc giữ chân những người tài đang gặp nhiều khó khăn cho dù có tăng lương cao hơn.
Mười thách thức lớn nhất trong năm 2012 đối với các công ty Mỹ đang làm ăn ở Trung Quốc gồm tuyển dụng và giữ chân nhân tài, thủ tục cấp phép hành chính, cạnh tranh với các công ty nhà nước và tư nhân Trung Quốc, chi phí gia tăng, thực thi quyền sở hữu trí tuệ, chồng chéo trong việc thực thi luật của Trung Quốc và lệ ở địa phương, những hạn chế về đầu tư nước ngoài, cạnh tranh với các công ty nước ngoài khác, cạnh tranh với các công ty Trung Quốc hoặc các công ty nước ngoài mà không phải là đối tượng của Điều luật Thực thi Tham nhũng Nước ngoài (luật cấm các công ty đưa hối lộ cho các quan chức nước ngoài với mục đích giành được hợp đồng kinh doanh), và cách đánh giá các tiêu chuẩn và ứng xử.
Mặc dù các chính sách tiền tệ của Trung Quốc luôn nằm trong các đối thoại chính trị Mỹ-Trung, song lại không được tính đến trong những thách thức kể trên, thậm chí không có trong tốp 25 vấn đề hàng đầu làm ảnh hưởng đến tính cạnh tranh của các công ty Mỹ./.
Tố Uyên (TTXVN)