Ngành đánh bắt hải sản Australia ngày càng đứng trước nguy cơ khó cạnh tranh hơn trong bối cảnh người dân tại đây ưa chuộng các sản phẩm giá rẻ.
Australia hiện nhập khẩu 70% lượng hải sản phục vụ cho nhu cầu tiêu thụ trong nước, trong đó các mặt hàng đến từ Việt Nam chiếm khoảng 12%.
Theo ông David Wren, chủ một cửa hàng hải sản có kho đông lạnh trị giá 1 triệu AUD tại khu vực Tây Bắc thành phố Brisbane, bang Queensland, khó có thể thay đổi thực tế này.
Hiện các công ty bán buôn ngày càng ưa chuộng các loại hải sản giá rẻ từ các nước như Việt Nam.
Ông David cho biết: "Mọi người đều cố gắng tìm cách mua các loại thực phẩm rẻ hơn cho gia đình. Vấn đề lớn nhất của những cửa hàng như chúng tôi là sản phẩm nhập khẩu."
Ông David có 3 tàu đánh cá mang lại sản lượng 400 tấn mỗi năm nhưng đối thủ cạnh tranh lớn nhất của ông lại là cá basa nhập khẩu từ Việt Nam. Tại Australia, cá basa được bán với giá 4A AUD/kg trong khi chi phí để đánh bắt 1kg cá thu tại đây lại lên tới 5AUD.
Ngư dân Australia mong muốn các nhà hàng cũng như cửa hàng bán hải sản trong nước ghi rõ nguồn gốc sản phẩm để họ có cơ hội cạnh tranh hơn hiện nay.
Đến thời điểm hiện tại, chỉ có lãnh thổ phía Bắc của Australia ban hành luật đối với hải sản đã qua chế biến và nấu nướng. Tại các bang và vùng lãnh thổ khác, những người kinh doanh chỉ cần chỉ rõ nguồn gốc của sản phẩm tươi sống.
Chủ tịch Liên minh Công nghiệp Hải sản Quốc gia (NSIA), đồng thời là Chủ tịch Hội đồng quản trị chợ cá Sydney, ông Grahame Turk cho biết các nhà sản xuất hải sản nước ngoài không phải chịu nhiều quy định hạn chế như tại Australia. Đây cũng là một trong những lý do khiến các sản phẩm nhập khẩu có giá thấp hơn hàng trong nước, khiến các nhà sản xuất Australia khó cạnh tranh hơn./.
Australia hiện nhập khẩu 70% lượng hải sản phục vụ cho nhu cầu tiêu thụ trong nước, trong đó các mặt hàng đến từ Việt Nam chiếm khoảng 12%.
Theo ông David Wren, chủ một cửa hàng hải sản có kho đông lạnh trị giá 1 triệu AUD tại khu vực Tây Bắc thành phố Brisbane, bang Queensland, khó có thể thay đổi thực tế này.
Hiện các công ty bán buôn ngày càng ưa chuộng các loại hải sản giá rẻ từ các nước như Việt Nam.
Ông David cho biết: "Mọi người đều cố gắng tìm cách mua các loại thực phẩm rẻ hơn cho gia đình. Vấn đề lớn nhất của những cửa hàng như chúng tôi là sản phẩm nhập khẩu."
Ông David có 3 tàu đánh cá mang lại sản lượng 400 tấn mỗi năm nhưng đối thủ cạnh tranh lớn nhất của ông lại là cá basa nhập khẩu từ Việt Nam. Tại Australia, cá basa được bán với giá 4A AUD/kg trong khi chi phí để đánh bắt 1kg cá thu tại đây lại lên tới 5AUD.
Ngư dân Australia mong muốn các nhà hàng cũng như cửa hàng bán hải sản trong nước ghi rõ nguồn gốc sản phẩm để họ có cơ hội cạnh tranh hơn hiện nay.
Đến thời điểm hiện tại, chỉ có lãnh thổ phía Bắc của Australia ban hành luật đối với hải sản đã qua chế biến và nấu nướng. Tại các bang và vùng lãnh thổ khác, những người kinh doanh chỉ cần chỉ rõ nguồn gốc của sản phẩm tươi sống.
Chủ tịch Liên minh Công nghiệp Hải sản Quốc gia (NSIA), đồng thời là Chủ tịch Hội đồng quản trị chợ cá Sydney, ông Grahame Turk cho biết các nhà sản xuất hải sản nước ngoài không phải chịu nhiều quy định hạn chế như tại Australia. Đây cũng là một trong những lý do khiến các sản phẩm nhập khẩu có giá thấp hơn hàng trong nước, khiến các nhà sản xuất Australia khó cạnh tranh hơn./.
Quang Minh (TTXVN)