Các công trình giúp Thành phố Hồ Chí Minh vươn mình thành đô thị hiện đại
50 năm sau ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2025), Thành phố Hồ Chí Minh đang vươn mình phát triển thành đô thị, trung tâm tài chính bậc nhất Đông Nam Á.
50 năm sau ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2025), Thành phố Hồ Chí Minh đang vươn mình phát triển thành đô thị, trung tâm tài chính bậc nhất Đông Nam Á. (Ảnh: Hồng Đạt/TTXVN)
Khu trung tâm Thành phố Hồ Chí Minh phát triển hiện đại bên sông Sài Gòn.( Ảnh: Hồng Đạt/TTXVN)
Hầm Thủ Thiêm qua sông Sài Gòn là hầm vượt sông hiện đại nhất Đông Nam Á, được thông xe từ năm 2011, nối liền đường Võ Văn Kiệt (Quận 1) sang đường Mai Chí Thọ (thành phố Thủ Đức). (Ảnh: Hồng Đạt/TTXVN)
Cầu Ba Son trở thành công trình góp phần làm thay đổi diện mạo đô thị Thành phố Hồ Chí Minh hiện đại. (Ảnh: Hồng Đạt/TTXVN)
Bitexco Financial Tower hay còn gọi Tháp Tài chính Bitexco là một trong những biểu tượng của Thành phố Hồ Chí Minh cao 262m được khánh thành năm 2010, trở thành toà tháp cao nhất Thành phố cho đến khi toà Landmark 81 khánh thành năm 2018. (Ảnh: Hồng Đạt/TTXVN)
Hầm Thủ Thiêm phía đường Mai Chí Thọ (thành phố Thủ Đức). (Ảnh: Hồng Đạt/TTXVN)
Landmark 81 là tòa nhà cao nhất Việt Nam, cao thứ hai Đông Nam Á, được xem là một biểu tượng mới của thành phố, bên dòng sông Sài Gòn, ngay cửa ngõ phía Đông Bắc - nút giao thông quan trọng nối Thành phố Hồ Chí Minh với các tỉnh Đông Nam Bộ. (Ảnh: Hồng Đạt/TTXVN)
Nút giao Cát Lái trên Xa lộ Hà Nội-Võ Nguyên Giáp, tuyến giao thông huyết mạch xuyên qua thành phố Thủ Đức, nối Thành phố Hồ Chí Minh với các tỉnh Đông Nam bộ. (Ảnh: Hồng Đạt/TTXVN)
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký Quyết định số 1711/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch Thành phố Hồ Chí Minh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Trong năm 2025, dự kiến Thành phố Hồ Chí Minh sẽ giải ngân lên tới 100.000 tỷ đồng, bao gồm khoảng 85.000 tỷ đồng vốn của năm 2025 cùng với khoảng 20% vốn đầu tư công còn lại của năm 2024.