Các cơ sở giáo dục TP.HCM thích ứng an toàn từng cấp độ dịch

Khi có sự thay đổi về cấp độ dịch, việc dạy-học trực tiếp của các cơ sở giáo dục sẽ có sự thay đổi tương ứng, vấn đề này đã có trong kế hoạch tổ chức dạy, học trực tiếp của Thành phố Hồ Chí Minh.
Các cơ sở giáo dục TP.HCM thích ứng an toàn từng cấp độ dịch ảnh 1(Ảnh minh họa: TTXVN)

Nhiều vấn đề về công tác phòng, chống dịch tại Thành phố Hồ Chí Minh được dư luận quận tâm như sau 1 tuần tổ chức học trực tiếp cho học sinh lớp 9, lớp 12; về người nước ngoài nhập cảnh trái phép vào thành phố; hỗ trợ cho tình nguyện viên chống dịch… đã được thông tin tại cuộc họp báo định kỳ do Ban Chỉ đạo Phòng, chống dịch COVID-19 Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức, vào chiều tối 20/12.

Số lượng ca mắc nằm trong dự kiến của các cơ sở giáo dục

Thông tin về tình hình dạy học trực tiếp trong một tuần đầu của học sinh khối 9 và 12, đại diện Sở Giáo dục và Đào tạo Thành phố Hồ Chí Minh cho biết, từ khi bắt đầu thí điểm đến nay, ngành Y tế thành phố đã phát hiện 34 ca mắc COVID-19 tại trường học, trong đó có 4 giáo viên, 3 nhân viên cơ sở giáo dục, 27 học sinh.

Số lượng ca mắc COVID-19 nằm trong dự kiến và đã được các cơ sở giáo dục xử lý an toàn theo kịch bản. Những lớp học xuất hiện ca nhiễm vẫn giảng dạy bình thường.

Về việc quận 10 tăng cấp độ dịch COVID-19 lên cấp 3, việc dạy-học trực tiếp trên địa bàn quận sẽ có sự thay đổi tương ứng. Vấn đề này đã có trong kế hoạch tổ chức dạy, học trực tiếp của các cơ sở giáo dục, cũng như của Thành phố Hồ Chí Minh.

Theo đó, Sở Giáo dục và Đào tạo Thành phố Hồ Chí Minh đã có văn bản hướng dẫn, quy định tùy theo cấp độ dịch, các trường sẽ dạy trực tiếp với quy mô, số tiết như thế nào. Khi có sự thay đổi cấp độ dịch ở từng địa phương, các cơ sở giáo dục sẽ thích ứng linh hoạt, an toàn.

Đối với việc phụ huynh tự xét nghiệm nhanh cho con em trước khi đến trường và đã phát hiện trường hợp dương tính với SARS-CoV-2, theo đại diện Sở Giáo dục và Đào tạo, hiện nay một trong những cách xác định ca mắc COVID-19 là người dân tự xét nghiệm khi có triệu chứng hoặc có yếu tố dịch tễ.

Do đó, nếu gia đình, phụ huynh có điều kiện, có thể tự xét nghiệm cho học sinh, ngành Giáo dục thành phố rất khuyến khích để phát hiện sớm ca nhiễm, không cho các em di chuyển đến trường, hạn chế việc tiếp xúc với học sinh khác.

Sở Y tế đã có hướng dẫn xử lý theo 2 nhóm học sinh mắc COVID-19 tại trường học và tại nhà.

Phát hiện 7 người nước ngoài nhập cảnh trái phép

Thông tin về tình hình an ninh trật tự trên địa bàn, Thượng tá Lê Mạnh Hà, Phó trưởng phòng Tham mưu, Công an Thành phố Hồ Chí Minh cho biết, từ ngày 1/10 đến nay, Công an thành phố phát hiện 7 trường hợp người nước ngoài nhập cảnh trái phép (trong đó có 6 người Trung Quốc và một người Nigeria), đều âm tính với virus SARS-CoV-2.

Để phòng, chống dịch COVID-19 và biến chủng mới Omicron, đối với các trường hợp nhập cảnh, Công an thành phố sẽ chỉ đạo các phòng nghiệp vụ tổ chức xác minh, phối hợp với ngành y tế xét nghiệm và cách ly tại khu cách ly ở huyện Nhà Bè, sau đó kiểm soát, trục xuất theo quy định.

[Dịch COVID-19: TP.HCM tăng cường bảo vệ các nhóm nguy cơ cao]

Từ ngày 1/1 đến tháng 4/2022, Công an Thành phố Hồ Chí Minh sẽ mở đợt cao điểm phòng, chống nhập cảnh trái phép; tăng cường phối hợp với các đơn vị kiểm tra, giám sát chặt chẽ người nước ngoài đến thành phố; các biện pháp về y tế để đảm bảo an toàn phòng ngừa dịch.

Tại buổi họp báo, ông Phan Công Bằng, Phó Giám đốc Sở Giao thông Vận tải Thành phố Hồ Chí Minh thông tin, người dân di chuyển bằng đường hàng không đang tăng nhẹ.

Để thuận tiện cho người dân đặt vé máy bay về quê dịp Tết Nguyên đán, ngành Giao thông Vận tải thành phố có các chương trình bán vé qua mạng nhằm hạn chế tụ tập đông người, góp phần ngăn chặn dịch COVID-19 lây lan.

Đề xuất hỗ trợ cho tình nguyện viên chống dịch 4.420.000 đồng/tháng

Thông tin về chế độ phụ cấp cho các tình nguyện viên tham gia chống dịch, bà Nguyễn Thị Huỳnh Mai, Chánh Văn phòng Sở Y tế Thành phố Hồ Chí Minh cho biết, theo quy định hiện hành, nhóm này được chi theo diện hỗ trợ một phần kinh phí liên quận phụ cấp chống dịch với số tiền 250.000 đồng/người/ngày.

Nếu muốn hỗ trợ, Sở Y tế phải có văn bản đề xuất cơ chế cho các tình nguyện viên tham gia phòng chống dịch, chủ yếu là người lao động ngoài cơ sở công lập.

Hiện, Sở Y tế Thành phố Hồ Chí Minh đề xuất mức hỗ trợ 4.420.000 đồng/người/tháng và được các sở, ban, ngành đồng tình. Tuy nhiên, theo Nghị định 163, chế độ tiền lương phụ cấp phải có ý kiến của các Bộ Tài chính, Nội vụ, Lao động-Thương binh và Xã hội. Ủy ban Nhân dân Thành phố đã gửi văn bản lấy ý kiến của các đơn vị có liên quận.

Vì sử dụng kinh phí có tính chất tiền lương, sau khi có ý kiến của các cơ quận chuyên ngành, Ủy ban Nhân dân thành phố sẽ trình Hội đồng nhân dân Thành phố để thông qua, sau đó có văn bản xin ý kiến đồng thuận từ các Bộ nói trên.

Về thông tin vụ nâng khống giá bán bộ trang thiết bị y tế xét nghiệm virus SARS-CoV-2 (kit xét nghiệm COVID-19) của Công ty Cổ phần Công nghệ Việt Á đang được dư luận quận tâm, ông Nguyễn Hồng Tâm, Phó Giám đốc phụ trách Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật Thành phố Hồ Chí Minh (HCDC) cho biết, thời gian qua, HCDC không mua và sử dụng kit xét nghiệm của công ty này.

Trước đó, Công ty Cổ phần Công nghệ Việt Á có chào bán kit xét nghiệm COVID-19 nhưng giá quá cao nên HCDC từ chối./.

(TTXVN/Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục