Hôm nay (18/3), sắc xanh đã trở về đồng thời trên cả hai sàn niêm yết. Song sàn Hà Nội (HNX) vẫn là điểm sáng thu hút dòng tiền mạnh mẽ.
Tại đây, HNX-Index đã có đà đi lên khá vững. Dòng cổ phiếu ngành tài chính là tâm điểm tranh mua của giới đầu tư.
Danh sách các mã cổ phiếu chốt phiên có mức giá giao dịch kịch trần có sự góp mặt của nhiều mã thuộc ngành chứng khoán, như AVS, BVS, KLS, VND, HBS, ORS....
Mã cổ phiếu KLS mặc dù ngày mai (19/3) sẽ thực hiện đại hội cổ đông và thông qua phương án chuyển đổi ngành nghề kinh doanh, song động thái của dòng tiền mua vào trong phiên lại tỏ ra khá vững vàng. Kết thúc phiên dư mua giá trần (10.500 đồng/cổ phiếu) còn tới 1,2 triệu cổ phiếu không được đáp ứng, trong đó tổng khối lượng cổ phiếu chuyển nhượng trong phiên đạt gần 4,4 triệu cổ phiếu.
Dòng tiền lớn bất ngờ đổ về thị trường, thanh khoản tăng lên mạnh mẽ, nhóm cổ phiếu giao dịch hàng triệu có thêm những gương mặt mới như HBB, WSS với mức giá đều vượt qua tham chiếu (cả hai mã đều thuộc ngành chứng khoán).
Các gương mặt quen thuộc khác, như mã PVX giao dịch đạt 5,7 triệu cổ phiếu, mã VND giao dịch gần 5 triệu cổ phiếu, mã VCG giao dịch cũng lên trên 3,7 triệu cổ phiếu, trong đó nhà đầu tư nước ngoài mua 1,2 triệu cổ phiếu. Tất cả các mã trên đều có giá đóng cửa tăng kịch trần.
Kết thúc phiên, HNX-Index tăng 2,83 điểm lên 95,21 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt 53,1 triệu đơn vị, giá trị tương ứng 828,3 tỷ đồng.
Chỉ số UpCoM-Index tại thời điểm 11 giờ 30 cũng tăng 0,28 điểm lên 38,45 điểm. Khối lượng giao dịch đạt hơn 157 nghìn đơn vị, tương ứng giá trị gần 1,4 tỷ đồng.
Bên phía sàn chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh (HoSE), một lực cầu mạnh mẽ về cuối phiên đã giải cứu VN-Index thoát khỏi đà giảm điểm, tăng nhẹ lên trên mức 460 điểm.
Đầu giờ hoạt động giao dịch khá thận trọng. Đợt 1, VN-Index tiếp tục giảm nhẹ 1,13 điểm xuống 459,4 điểm. Khối lượng giao dịch đạt 1,8 triệu đơn vị, tương ứng 42,8 tỷ đồng.
Trên thị trường có 33 mã giảm giá, 66 mã tăng giá và 39 mã đứng giá.
Chuyển sang đợt khớp lệnh liên tục, thị trường tiếp tục lao dốc, VN-Index đã có lúc rơi về mức 454 điểm.
Tuy nhiên về cuối đợt 2, dòng tiền bất ngờ ồ ạt đổ về thị trường, thẩm thấu hàng loạt các lệnh chào bán cổ phiếu giá rẻ. VN-index hồi phục gần như phương thẳng đứng, lên mức 461 điểm.
Các cổ phiếu blue chip như SSI, VCB, CTG, GMD... có phiên giao dịch thành công với mức giá đóng cửa tăng kịch trần.
Mã CTG tiếp tục nhận được hẫu thuẫn từ các nhà đầu tư nước ngoài, tăng kịch trần lên mức giá 31.700 đồng/cổ phiếu, thanh khoản đạt 4,5 triệu đơn vị, trong đó khối ngoại mua vào gần 3,9 triệu đơn vị.
Trước đà tăng của cả thị trường, các cổ phiếu có mức vốn hóa lớn như BVH, MSN, VIC, HAG tiếp tục đi xuống, trong đó BVH giảm giá kịch biên độ.
Chốt phiên giao dịch, chỉ số VN-Index tăng nhẹ 0,55 điểm lên 461,08 điểm. Thanh khoản thị trường đạt 53,5 triệu đơn vị, tương ứng 1.307 tỷ đồng./.
Tại đây, HNX-Index đã có đà đi lên khá vững. Dòng cổ phiếu ngành tài chính là tâm điểm tranh mua của giới đầu tư.
Danh sách các mã cổ phiếu chốt phiên có mức giá giao dịch kịch trần có sự góp mặt của nhiều mã thuộc ngành chứng khoán, như AVS, BVS, KLS, VND, HBS, ORS....
Mã cổ phiếu KLS mặc dù ngày mai (19/3) sẽ thực hiện đại hội cổ đông và thông qua phương án chuyển đổi ngành nghề kinh doanh, song động thái của dòng tiền mua vào trong phiên lại tỏ ra khá vững vàng. Kết thúc phiên dư mua giá trần (10.500 đồng/cổ phiếu) còn tới 1,2 triệu cổ phiếu không được đáp ứng, trong đó tổng khối lượng cổ phiếu chuyển nhượng trong phiên đạt gần 4,4 triệu cổ phiếu.
Dòng tiền lớn bất ngờ đổ về thị trường, thanh khoản tăng lên mạnh mẽ, nhóm cổ phiếu giao dịch hàng triệu có thêm những gương mặt mới như HBB, WSS với mức giá đều vượt qua tham chiếu (cả hai mã đều thuộc ngành chứng khoán).
Các gương mặt quen thuộc khác, như mã PVX giao dịch đạt 5,7 triệu cổ phiếu, mã VND giao dịch gần 5 triệu cổ phiếu, mã VCG giao dịch cũng lên trên 3,7 triệu cổ phiếu, trong đó nhà đầu tư nước ngoài mua 1,2 triệu cổ phiếu. Tất cả các mã trên đều có giá đóng cửa tăng kịch trần.
Kết thúc phiên, HNX-Index tăng 2,83 điểm lên 95,21 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt 53,1 triệu đơn vị, giá trị tương ứng 828,3 tỷ đồng.
Chỉ số UpCoM-Index tại thời điểm 11 giờ 30 cũng tăng 0,28 điểm lên 38,45 điểm. Khối lượng giao dịch đạt hơn 157 nghìn đơn vị, tương ứng giá trị gần 1,4 tỷ đồng.
Bên phía sàn chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh (HoSE), một lực cầu mạnh mẽ về cuối phiên đã giải cứu VN-Index thoát khỏi đà giảm điểm, tăng nhẹ lên trên mức 460 điểm.
Đầu giờ hoạt động giao dịch khá thận trọng. Đợt 1, VN-Index tiếp tục giảm nhẹ 1,13 điểm xuống 459,4 điểm. Khối lượng giao dịch đạt 1,8 triệu đơn vị, tương ứng 42,8 tỷ đồng.
Trên thị trường có 33 mã giảm giá, 66 mã tăng giá và 39 mã đứng giá.
Chuyển sang đợt khớp lệnh liên tục, thị trường tiếp tục lao dốc, VN-Index đã có lúc rơi về mức 454 điểm.
Tuy nhiên về cuối đợt 2, dòng tiền bất ngờ ồ ạt đổ về thị trường, thẩm thấu hàng loạt các lệnh chào bán cổ phiếu giá rẻ. VN-index hồi phục gần như phương thẳng đứng, lên mức 461 điểm.
Các cổ phiếu blue chip như SSI, VCB, CTG, GMD... có phiên giao dịch thành công với mức giá đóng cửa tăng kịch trần.
Mã CTG tiếp tục nhận được hẫu thuẫn từ các nhà đầu tư nước ngoài, tăng kịch trần lên mức giá 31.700 đồng/cổ phiếu, thanh khoản đạt 4,5 triệu đơn vị, trong đó khối ngoại mua vào gần 3,9 triệu đơn vị.
Trước đà tăng của cả thị trường, các cổ phiếu có mức vốn hóa lớn như BVH, MSN, VIC, HAG tiếp tục đi xuống, trong đó BVH giảm giá kịch biên độ.
Chốt phiên giao dịch, chỉ số VN-Index tăng nhẹ 0,55 điểm lên 461,08 điểm. Thanh khoản thị trường đạt 53,5 triệu đơn vị, tương ứng 1.307 tỷ đồng./.
Linh Chi (Vietnam+)