Thông thường người xem chỉ quen thụ hưởng hoặc khước từ bằng cách chọn hay chuyển kênh truyền hình chứ không đi sâu vào những “cắc cớ” của việc mua chương trình truyền hình. Thế nên bỗng có băn khoăn về những kỳ quặc trong chương trình, đem hỏi nhau thì chỉ được biết: do... format!
Cái khó ở format "định sẵn"?
Việc xây dựng chương trình trên các format mua bản quyền từ nước ngoài hàng chục năm nay đã quen thuộc với các nhà sản xuất chương trình và khán giả nhiều lứa tuổi khác nhau. Tuy nhiên, điều khó nhất là hầu hết các format đều có những quy định nghiêm ngặt mà bên mua không thể dễ dàng chỉnh sửa tùy ý. Đây là cái khó mà người thực hiện phải tuân thủ khi mua bản quyền.
Cô Lan Hương, một giáo viên dạy văn cấp trung học phổ thông ở Hà Nội trao đổi: "Nhớ hồi có làn sóng phản ứng chuyện nữ sinh viên tham gia chương trình 'Hành khách cuối cùng' bị cắt mái tóc nuôi hàng chục năm bỗng cụt lủn trong nháy mắt. Hình ảnh tóc rơi lả tả cùng nước mắt trong tiếng gào thét cổ vũ 'đòi hy sinh' của bạn bè thật quá mức. Sau, trò này đổi thành bị bôi sơn mặt nạ hề mấy ngày mới rửa mặt được, cũng thật không ra làm sao. Chương trình này đã trở thành kỷ niệm không đẹp với những người trót nhập cuộc."
Trong khi đó, một khán giả trẻ tên Khánh, sinh viên năm thứ ba Đại học Mở Hà Nội cũng cho hay "Chương trình 'Trò chơi âm nhạc' là chương trình rất hay nhưng đến nay cũng đã rất nhàm. Các ca sĩ có tiếng cũng đã trở đi trở lại, những người chơi rất thiếu khiếu âm nhạc đang ngày càng nhiều. Tương tự, chương trình 'Chiếc nón kỳ diệu' đã không còn gì kỳ diệu. Phần thưởng chục năm trước là to bây giờ thành quá 'hẻo'..."
Một nhà sản xuất chương trình tiết lộ: "Quả là nhiều cái oái oăm của các sân chơi là do format quy định. Nhiều người chưa hiểu từng lên án một giám khảo khó tính. Thực tế, giám khảo này được ký hợp đồng vào vai người khó tính. Làm 'ông ác,' bên cạnh họ là vị các giám khảo khác 'nhân từ.' Ban tổ chức cũng 'chọn mặt gửi yêu cầu' cho hợp. Đã từng có trường hợp cá nhân giám khảo muốn cho điểm cao mà vị trí chỉ 'tiện' cho điểm tầm tầm. Thậm chí phải cho thấp để 'tạo sóng.' Biết vậy, song đừng hỏi thêm vì yêu cầu giữ bí mật của format phải cam kết, không ai nói rõ ra đâu."
Vấn đề đặt ra ở đây là nếu chỉnh sửa thì có thể sẽ vi phạm bản quyền chăng? Phóng viên Vietnam+ đem thắc mắc này hỏi luật gia Minh Phượng-Hội Luật gia Việt Nam thì được biết: Việc giữ bản quyền là quyền lợi chính đáng của bên cung cấp. Nếu không giữ như vậy thì mỗi nước, mỗi vùng khi sử dụng lại có những biến tấu khác biệt thì chương trình sẽ mất bản sắc ban đầu. Các nhà sáng tạo và xây dựng không bao giờ muốn mất đi "nét riêng" của mình.
Tuy nhiên, một chương trình dù xuất hiện hay đến mấy thì sau đó cũng trở nên nhàm chán và có thể "một đi không trở lại" cả trên sóng cũng như trong tình cảm của người xem. Thế nên khi đi mua bản quyền, nhiều đơn vị đã thương lượng thành công giành thế chủ động trong việc chỉnh sửa ban đầu và ra thời hạn để chỉnh sửa trong các chặng sau.
Tuy nhiên cái khó trong việc thương lượng nằm ở đối tác. Họ có thể không cho phép một chỉnh sửa nào mà vì sức hấp dẫn của chương trình nên bên mua buộc vẫn phải tuân thủ. Cái khó còn nằm ở nhóm người đi mua chương trình chưa thể nhìn ra ngay cái mức độ phản ứng của khán giả. Thế nên khi muốn thay đổi thì đã xong các điều khoản "giấy trắng mực đen" của hợp đồng.
"Theo luật bản quyền thì tác phẩm được bảo hộ cần phải giữ tính chỉnh thể, nếu tự ý cắt sửa là vi phạm bản quyền. Song trên thực tế không ít cuộc mua bán bản quyền đều có thể dựa trên thương lượng. Nếu bên bán đồng ý thì bên mua có quyền chỉnh sửa trong mức độ có thể, còn họ không đồng ý thì đúng là 'bó tay'," luật gia Minh Phượng nói.
Bộ lọc, sức hút ở nhà tổ chức
Giới chuyên môn cho rằng, chúng ta cùng công bằng xem xét thì phải thừa nhận nỗ lực của các nhà làm chương trình là rất lớn nhưng việc “Việt hóa” là rất cần thiết. Theo cố giáo sư Trần Đình Hượu, văn hóa Việt Nam là nền văn hóa có ba đặc điểm cơ bản đó là thiết thực, linh hoạt và dung hòa. Như vậy, nhận mà thiếu sự “chuyển tiếp, tiếp biến” thì bao giờ cũng dẫn đến những lệch lạc, gây phản cảm.
Và thực tế, nhiều chương trình gốc thành công ở nước ngoài nhưng sang ta lại không được đón nhận. Chương trình được mua dù "tầm cỡ" thế nào cũng cần phù hợp với thuần phong mỹ tục và với văn hóa Á đông. Đấy là cách mà các nhà làm chương trình cần phải làm cũng như thay đổi format theo thời hạn nào đó để tránh sự nhàm chán. Việc cải tiến tạo sức hút cho khán giả hàng năm để tăng hấp dẫn là cần thiết kẻo "tiền mất mà... nhàm chán mang" như hiện nay.
Nhớ lại, ở Việt Nam đã có Vietnam Idol nhưng 2 năm đầu không thể đem so với năm thứ 3 đầy sức hút. Quán quân Uyên Linh và Á quân Văn Mai Hương có vị trí sáng nhờ chương chương trình Vietnam Idol 2010 thành công vượt bậc. Từ đó, có thể thấy vấn đề format là một chuyện, nhưng điều rất đáng chú ý vẫn là ở cách thức tổ chức, dàn dựng chương trình sao cho có sự hấp dẫn riêng và phù hợp với nền văn hóa, thị hiếu của từng nước..
Hiện tại đang có một số chương trình đã gây sốc cho người xem, nhất là những "người trong cuộc" khi mà các thí sinh của Next top model 2011 nằm cho cả đàn chuột bò lên người. Có cô kinh hãi khóc thét, cô thì run bần bật và chán hơn nữa là có cô cầm hai tay hai con chuột như một kỳ tích bởi cô này "quen" chơi cùng chuột.
Vấn đề là tiêu chí của người mẫu có cần phải nằm chung cùng chuột, có cần phải cho nhện “ngoại” bò lên cổ, lên mặt để chụp ảnh không? Nhà thiết kế thời trang Nguyễn Anh Thư - Công ty Thiết kế thời trang Ngân An nói: “Theo tôi đó là việc không cần thiết. Siêu mẫu hàng đầu có thể là một người sợ chuột. Và người sống cùng chuột vẫn không thể nào là người mẫu. Xem chương trình tôi thấy các cô gái trẻ vất vả quá, mà nhiều cái vất vả vô ích.”
Nhà thiết kế phân tích: “Tôi làm việc thường xuyên với các người mẫu và bản thân cũng từng đi diễn thời trang ở nhiều nước nên tôi hiểu rằng thân chuột, quen nhện chẳng liên quan gì đến nghề người mẫu thời trang. Bản thân tôi rất sợ chuột và tôi biết nhiều siêu mẫu cũng thế. Còn đừng nói chuyện để chụp ảnh… Vì xin thưa chụp ôm cọp, hay nằm giữa nghìn con chuột cũng được, chuyện nhỏ thời công nghệ mà! ”
“Các người mẫu cần có sức khỏe tốt, biết trình diễn và chụp hình. Đặc biệt quan trọng là đạo đức của người mẫu. Cá tính và bản lĩnh cũng cần nhưng nó lại không phải là thứ được thử thách bằng cách mà ban tổ chức cuộc thi Người mẫu Việt Nam năm nay đang làm,” bà Nguyễn Anh Thư nhấn mạnh.
Trong khi đó, ông Vương Duy Biên, Cục trưởng Cục Nghệ thuật biểu diễn (Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch) cũng tỏ ra hết sức bất ngờ về chương trình. Ông Biên khẳng định: “Tôi sẽ có ý kiến. Học theo nước ngoài cũng tùy từng cái và phải chọn lọc chứ. Nếu để chuột bò cả đàn lên các người mẫu và nhện nhập khẩu bám vào mặt thì thật là khó chấp nhận.”/.
Cái khó ở format "định sẵn"?
Việc xây dựng chương trình trên các format mua bản quyền từ nước ngoài hàng chục năm nay đã quen thuộc với các nhà sản xuất chương trình và khán giả nhiều lứa tuổi khác nhau. Tuy nhiên, điều khó nhất là hầu hết các format đều có những quy định nghiêm ngặt mà bên mua không thể dễ dàng chỉnh sửa tùy ý. Đây là cái khó mà người thực hiện phải tuân thủ khi mua bản quyền.
Cô Lan Hương, một giáo viên dạy văn cấp trung học phổ thông ở Hà Nội trao đổi: "Nhớ hồi có làn sóng phản ứng chuyện nữ sinh viên tham gia chương trình 'Hành khách cuối cùng' bị cắt mái tóc nuôi hàng chục năm bỗng cụt lủn trong nháy mắt. Hình ảnh tóc rơi lả tả cùng nước mắt trong tiếng gào thét cổ vũ 'đòi hy sinh' của bạn bè thật quá mức. Sau, trò này đổi thành bị bôi sơn mặt nạ hề mấy ngày mới rửa mặt được, cũng thật không ra làm sao. Chương trình này đã trở thành kỷ niệm không đẹp với những người trót nhập cuộc."
Trong khi đó, một khán giả trẻ tên Khánh, sinh viên năm thứ ba Đại học Mở Hà Nội cũng cho hay "Chương trình 'Trò chơi âm nhạc' là chương trình rất hay nhưng đến nay cũng đã rất nhàm. Các ca sĩ có tiếng cũng đã trở đi trở lại, những người chơi rất thiếu khiếu âm nhạc đang ngày càng nhiều. Tương tự, chương trình 'Chiếc nón kỳ diệu' đã không còn gì kỳ diệu. Phần thưởng chục năm trước là to bây giờ thành quá 'hẻo'..."
Một nhà sản xuất chương trình tiết lộ: "Quả là nhiều cái oái oăm của các sân chơi là do format quy định. Nhiều người chưa hiểu từng lên án một giám khảo khó tính. Thực tế, giám khảo này được ký hợp đồng vào vai người khó tính. Làm 'ông ác,' bên cạnh họ là vị các giám khảo khác 'nhân từ.' Ban tổ chức cũng 'chọn mặt gửi yêu cầu' cho hợp. Đã từng có trường hợp cá nhân giám khảo muốn cho điểm cao mà vị trí chỉ 'tiện' cho điểm tầm tầm. Thậm chí phải cho thấp để 'tạo sóng.' Biết vậy, song đừng hỏi thêm vì yêu cầu giữ bí mật của format phải cam kết, không ai nói rõ ra đâu."
Vấn đề đặt ra ở đây là nếu chỉnh sửa thì có thể sẽ vi phạm bản quyền chăng? Phóng viên Vietnam+ đem thắc mắc này hỏi luật gia Minh Phượng-Hội Luật gia Việt Nam thì được biết: Việc giữ bản quyền là quyền lợi chính đáng của bên cung cấp. Nếu không giữ như vậy thì mỗi nước, mỗi vùng khi sử dụng lại có những biến tấu khác biệt thì chương trình sẽ mất bản sắc ban đầu. Các nhà sáng tạo và xây dựng không bao giờ muốn mất đi "nét riêng" của mình.
Tuy nhiên, một chương trình dù xuất hiện hay đến mấy thì sau đó cũng trở nên nhàm chán và có thể "một đi không trở lại" cả trên sóng cũng như trong tình cảm của người xem. Thế nên khi đi mua bản quyền, nhiều đơn vị đã thương lượng thành công giành thế chủ động trong việc chỉnh sửa ban đầu và ra thời hạn để chỉnh sửa trong các chặng sau.
Tuy nhiên cái khó trong việc thương lượng nằm ở đối tác. Họ có thể không cho phép một chỉnh sửa nào mà vì sức hấp dẫn của chương trình nên bên mua buộc vẫn phải tuân thủ. Cái khó còn nằm ở nhóm người đi mua chương trình chưa thể nhìn ra ngay cái mức độ phản ứng của khán giả. Thế nên khi muốn thay đổi thì đã xong các điều khoản "giấy trắng mực đen" của hợp đồng.
"Theo luật bản quyền thì tác phẩm được bảo hộ cần phải giữ tính chỉnh thể, nếu tự ý cắt sửa là vi phạm bản quyền. Song trên thực tế không ít cuộc mua bán bản quyền đều có thể dựa trên thương lượng. Nếu bên bán đồng ý thì bên mua có quyền chỉnh sửa trong mức độ có thể, còn họ không đồng ý thì đúng là 'bó tay'," luật gia Minh Phượng nói.
Bộ lọc, sức hút ở nhà tổ chức
Giới chuyên môn cho rằng, chúng ta cùng công bằng xem xét thì phải thừa nhận nỗ lực của các nhà làm chương trình là rất lớn nhưng việc “Việt hóa” là rất cần thiết. Theo cố giáo sư Trần Đình Hượu, văn hóa Việt Nam là nền văn hóa có ba đặc điểm cơ bản đó là thiết thực, linh hoạt và dung hòa. Như vậy, nhận mà thiếu sự “chuyển tiếp, tiếp biến” thì bao giờ cũng dẫn đến những lệch lạc, gây phản cảm.
Và thực tế, nhiều chương trình gốc thành công ở nước ngoài nhưng sang ta lại không được đón nhận. Chương trình được mua dù "tầm cỡ" thế nào cũng cần phù hợp với thuần phong mỹ tục và với văn hóa Á đông. Đấy là cách mà các nhà làm chương trình cần phải làm cũng như thay đổi format theo thời hạn nào đó để tránh sự nhàm chán. Việc cải tiến tạo sức hút cho khán giả hàng năm để tăng hấp dẫn là cần thiết kẻo "tiền mất mà... nhàm chán mang" như hiện nay.
Nhớ lại, ở Việt Nam đã có Vietnam Idol nhưng 2 năm đầu không thể đem so với năm thứ 3 đầy sức hút. Quán quân Uyên Linh và Á quân Văn Mai Hương có vị trí sáng nhờ chương chương trình Vietnam Idol 2010 thành công vượt bậc. Từ đó, có thể thấy vấn đề format là một chuyện, nhưng điều rất đáng chú ý vẫn là ở cách thức tổ chức, dàn dựng chương trình sao cho có sự hấp dẫn riêng và phù hợp với nền văn hóa, thị hiếu của từng nước..
Hiện tại đang có một số chương trình đã gây sốc cho người xem, nhất là những "người trong cuộc" khi mà các thí sinh của Next top model 2011 nằm cho cả đàn chuột bò lên người. Có cô kinh hãi khóc thét, cô thì run bần bật và chán hơn nữa là có cô cầm hai tay hai con chuột như một kỳ tích bởi cô này "quen" chơi cùng chuột.
Vấn đề là tiêu chí của người mẫu có cần phải nằm chung cùng chuột, có cần phải cho nhện “ngoại” bò lên cổ, lên mặt để chụp ảnh không? Nhà thiết kế thời trang Nguyễn Anh Thư - Công ty Thiết kế thời trang Ngân An nói: “Theo tôi đó là việc không cần thiết. Siêu mẫu hàng đầu có thể là một người sợ chuột. Và người sống cùng chuột vẫn không thể nào là người mẫu. Xem chương trình tôi thấy các cô gái trẻ vất vả quá, mà nhiều cái vất vả vô ích.”
Nhà thiết kế phân tích: “Tôi làm việc thường xuyên với các người mẫu và bản thân cũng từng đi diễn thời trang ở nhiều nước nên tôi hiểu rằng thân chuột, quen nhện chẳng liên quan gì đến nghề người mẫu thời trang. Bản thân tôi rất sợ chuột và tôi biết nhiều siêu mẫu cũng thế. Còn đừng nói chuyện để chụp ảnh… Vì xin thưa chụp ôm cọp, hay nằm giữa nghìn con chuột cũng được, chuyện nhỏ thời công nghệ mà! ”
“Các người mẫu cần có sức khỏe tốt, biết trình diễn và chụp hình. Đặc biệt quan trọng là đạo đức của người mẫu. Cá tính và bản lĩnh cũng cần nhưng nó lại không phải là thứ được thử thách bằng cách mà ban tổ chức cuộc thi Người mẫu Việt Nam năm nay đang làm,” bà Nguyễn Anh Thư nhấn mạnh.
Trong khi đó, ông Vương Duy Biên, Cục trưởng Cục Nghệ thuật biểu diễn (Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch) cũng tỏ ra hết sức bất ngờ về chương trình. Ông Biên khẳng định: “Tôi sẽ có ý kiến. Học theo nước ngoài cũng tùy từng cái và phải chọn lọc chứ. Nếu để chuột bò cả đàn lên các người mẫu và nhện nhập khẩu bám vào mặt thì thật là khó chấp nhận.”/.
Nguyễn Anh (Vietnam+)