Ngày 7/6, báo cáo cập nhật của Liên hợp quốc về tình hình kinh tế thế giới và triển vọng năm 2012 tiếp tục kêu gọi các nước ngừng thực hiện chính sách khắc khổ kinh tế nhằm giúp nền kinh tế toàn cầu vượt qua cuộc khủng hoảng việc làm và chuyển nhanh sang tăng trưởng xanh.
Báo cáo nhấn mạnh nền kinh tế toàn cầu vẫn còn nhiều bất ổn và tiếp tục đối mặt với nhiều thách thức. Sau cuộc suy thoái hồi năm 2011, tăng trưởng của nền kinh tế toàn cầu năm 2012 vẫn trì trệ với hầu hết các khu vực trên thế giới đều tăng trưởng dưới mức tiềm năng.
Liên hợp quốc dự báo trong năm 2012, tổng sản phẩm thế giới (WGP) chỉ tăng 2,5%, giảm 0,2% so với năm 2011 và sẽ đạt mức 3,1% trong năm 2013.
Tăng trưởng mậu dịch toàn cầu cũng chậm lại chỉ đạt 4,1% trong năm 2012, giảm mạnh so với mức 6,6% trong năm 2011 và 13,1% năm 2010.
Báo cáo của Liên hợp quốc cũng nêu rõ rằng do nhu cầu bên ngoài suy giảm và sự bất ổn định của nền kinh tế toàn cầu tiếp tục gia tăng, đà tăng trưởng của các nền kinh tế các nước đang phát triển và các nền kinh tế chuyển tiếp sẽ chậm lại và chỉ đạt lần lượt 5,3% và 4% trong năm 2012.
Theo bản báo cáo, hầu hết các nước phát triển vẫn đang chật vật đối phó với các thảm họa kinh tế khởi nguồn từ cuộc khủng hoảng kinh tế tài chính toàn cầu năm 2008-2009.
Kinh tế Mỹ dẫn đầu các nền kinh tế phát triển được dự báo trong năm 2012 và năm 2013 tăng lần lượt 2,1% và 2,3%, cao hơn mức 1,7% năm 2011 trong khi đà phục hồi của các nền kinh tế Tây Âu hầu như không thay đổi.
Sau khi tăng 1,5% năm 2011, tổng sản phẩm nội địa (GDP) của Tây Âu có thể giảm 0,3% trong năm 2012 song có thể tăng 0,9% trong năm tiếp theo.
Báo cáo cũng nêu rõ bốn điểm yếu cơ bản kìm hãm đà phục hồi kinh tế của các nền kinh tế phát triển vẫn chưa được khắc phục.
Thứ nhất là mất cân bằng cán cân thanh toán của các ngân hàng, các công ty và hộ gia đình tiếp tục ngăn chặn dòng tín dụng bình thường và nhu cầu của nhà đầu tư và người tiêu dùng.
Thứ hai là tỷ lệ thất nghiệp vẫn cao vừa là nguyên nhân vừa là hậu quả ngăn chặn phục hồi kinh tế.
Thứ ba là các chính sách kinh tế khắc khổ nhằm giảm nợ công không chỉ kìm hãm tăng trưởng kinh tế mà còn cản trở các nỗ lực tiến tới nợ ổn định.
Thứ tư là các ngân hàng gặp rủi ro trước các khoản nợ công cùng với nền kinh tế suy yếu và sự mong manh của khu vực tài chính tiếp tục làm tăng sự mất cân bằng cán cân thanh toán của nền kinh tế. Hiện các nước phát triển đặc biệt là châu Âu vẫn đang chật vật để phá vỡ vòng luẩn quẩn này.
Bên cạnh đó, bản báo cáo của Liên hợp quốc đặc biệt cảnh báo cuộc khủng hoảng việc làm toàn cầu hiện không có chiều hướng giảm tại các nước phát triển và đang phát triển.
Tỷ lệ thất nghiệp vẫn cao hơn trước thời kỳ khủng hoảng và đang có xu hướng gia tăng nhanh chóng ở các nền kinh tế thuộc khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone).
Tỷ lệ việc làm trên dân số vẫn thấp hơn mức năm 2007 tại tất cả các nền kinh tế thế giới trừ Brazil và Đức.
Trong khi đó, tỷ lệ thất nghiệp tại Mỹ vẫn duy trì ở mức 8%, cao hơn mức thời kỳ tiền khủng hoảng. Tỷ lệ thất nghiệp ở các nước Hy Lạp, Ireland và Tây Ban Nha thậm chí còn cao hơn mức trước khủng hoảng tới 10%.
Các nhà kinh tế Liên hợp quốc khẳng định các nhà hoạch định chính sách các nước và quốc tế đang phải đối mặt với những thách thức lớn.
Những nỗ lực đạt được nợ ổn định thông qua các chính sách khắc khổ tài chính đã dẫn đến những phản ứng ngược.
Do đó, Liên hợp quốc kêu gọi các nước phát triển cũng như đang phát triển cần thúc đẩy các nỗ lực cụ thể hơn và cố kết hơn trên cả cấp độ quốc gia và quốc tế nhằm phá vỡ các vòng luẩn quẩn của mất cân bằng cán cân thanh toán, giải quyết tình trạng thất nghiệp tăng và sự mong manh của khu vực tài chính trong bối cảnh các chính sách kinh tế hiện hành của các nước phát triển đã trệch hướng, đẩy các nền kinh tế vào khủng hoảng và gây nguy hiểm cho nền kinh tế toàn cầu.
Liên hợp quốc nhấn mạnh điều quan trọng có ý nghĩa sống còn là thay đổi tiến trình chính sách tài chính và chuyển trọng tâm từ củng cố ngắn hạn sang thúc đẩy tăng trưởng kinh tế thông qua việc thúc đẩy bền vững tài chính dài hạn.
Sự chuyển đổi chính sách này cần được các nước trên thế giới phối hợp hài hòa song hành với chính sách cải tổ cơ cấu hỗ trợ tạo nhiều việc làm và thúc đẩy tăng trưởng xanh./.
Báo cáo nhấn mạnh nền kinh tế toàn cầu vẫn còn nhiều bất ổn và tiếp tục đối mặt với nhiều thách thức. Sau cuộc suy thoái hồi năm 2011, tăng trưởng của nền kinh tế toàn cầu năm 2012 vẫn trì trệ với hầu hết các khu vực trên thế giới đều tăng trưởng dưới mức tiềm năng.
Liên hợp quốc dự báo trong năm 2012, tổng sản phẩm thế giới (WGP) chỉ tăng 2,5%, giảm 0,2% so với năm 2011 và sẽ đạt mức 3,1% trong năm 2013.
Tăng trưởng mậu dịch toàn cầu cũng chậm lại chỉ đạt 4,1% trong năm 2012, giảm mạnh so với mức 6,6% trong năm 2011 và 13,1% năm 2010.
Báo cáo của Liên hợp quốc cũng nêu rõ rằng do nhu cầu bên ngoài suy giảm và sự bất ổn định của nền kinh tế toàn cầu tiếp tục gia tăng, đà tăng trưởng của các nền kinh tế các nước đang phát triển và các nền kinh tế chuyển tiếp sẽ chậm lại và chỉ đạt lần lượt 5,3% và 4% trong năm 2012.
Theo bản báo cáo, hầu hết các nước phát triển vẫn đang chật vật đối phó với các thảm họa kinh tế khởi nguồn từ cuộc khủng hoảng kinh tế tài chính toàn cầu năm 2008-2009.
Kinh tế Mỹ dẫn đầu các nền kinh tế phát triển được dự báo trong năm 2012 và năm 2013 tăng lần lượt 2,1% và 2,3%, cao hơn mức 1,7% năm 2011 trong khi đà phục hồi của các nền kinh tế Tây Âu hầu như không thay đổi.
Sau khi tăng 1,5% năm 2011, tổng sản phẩm nội địa (GDP) của Tây Âu có thể giảm 0,3% trong năm 2012 song có thể tăng 0,9% trong năm tiếp theo.
Báo cáo cũng nêu rõ bốn điểm yếu cơ bản kìm hãm đà phục hồi kinh tế của các nền kinh tế phát triển vẫn chưa được khắc phục.
Thứ nhất là mất cân bằng cán cân thanh toán của các ngân hàng, các công ty và hộ gia đình tiếp tục ngăn chặn dòng tín dụng bình thường và nhu cầu của nhà đầu tư và người tiêu dùng.
Thứ hai là tỷ lệ thất nghiệp vẫn cao vừa là nguyên nhân vừa là hậu quả ngăn chặn phục hồi kinh tế.
Thứ ba là các chính sách kinh tế khắc khổ nhằm giảm nợ công không chỉ kìm hãm tăng trưởng kinh tế mà còn cản trở các nỗ lực tiến tới nợ ổn định.
Thứ tư là các ngân hàng gặp rủi ro trước các khoản nợ công cùng với nền kinh tế suy yếu và sự mong manh của khu vực tài chính tiếp tục làm tăng sự mất cân bằng cán cân thanh toán của nền kinh tế. Hiện các nước phát triển đặc biệt là châu Âu vẫn đang chật vật để phá vỡ vòng luẩn quẩn này.
Bên cạnh đó, bản báo cáo của Liên hợp quốc đặc biệt cảnh báo cuộc khủng hoảng việc làm toàn cầu hiện không có chiều hướng giảm tại các nước phát triển và đang phát triển.
Tỷ lệ thất nghiệp vẫn cao hơn trước thời kỳ khủng hoảng và đang có xu hướng gia tăng nhanh chóng ở các nền kinh tế thuộc khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone).
Tỷ lệ việc làm trên dân số vẫn thấp hơn mức năm 2007 tại tất cả các nền kinh tế thế giới trừ Brazil và Đức.
Trong khi đó, tỷ lệ thất nghiệp tại Mỹ vẫn duy trì ở mức 8%, cao hơn mức thời kỳ tiền khủng hoảng. Tỷ lệ thất nghiệp ở các nước Hy Lạp, Ireland và Tây Ban Nha thậm chí còn cao hơn mức trước khủng hoảng tới 10%.
Các nhà kinh tế Liên hợp quốc khẳng định các nhà hoạch định chính sách các nước và quốc tế đang phải đối mặt với những thách thức lớn.
Những nỗ lực đạt được nợ ổn định thông qua các chính sách khắc khổ tài chính đã dẫn đến những phản ứng ngược.
Do đó, Liên hợp quốc kêu gọi các nước phát triển cũng như đang phát triển cần thúc đẩy các nỗ lực cụ thể hơn và cố kết hơn trên cả cấp độ quốc gia và quốc tế nhằm phá vỡ các vòng luẩn quẩn của mất cân bằng cán cân thanh toán, giải quyết tình trạng thất nghiệp tăng và sự mong manh của khu vực tài chính trong bối cảnh các chính sách kinh tế hiện hành của các nước phát triển đã trệch hướng, đẩy các nền kinh tế vào khủng hoảng và gây nguy hiểm cho nền kinh tế toàn cầu.
Liên hợp quốc nhấn mạnh điều quan trọng có ý nghĩa sống còn là thay đổi tiến trình chính sách tài chính và chuyển trọng tâm từ củng cố ngắn hạn sang thúc đẩy tăng trưởng kinh tế thông qua việc thúc đẩy bền vững tài chính dài hạn.
Sự chuyển đổi chính sách này cần được các nước trên thế giới phối hợp hài hòa song hành với chính sách cải tổ cơ cấu hỗ trợ tạo nhiều việc làm và thúc đẩy tăng trưởng xanh./.
(TTXVN)