Tờ "Herald Sun", ngày 4/6 dẫn kết quả báo cáo do Quỹ "Chăm sóc trẻ em" cho thấy các bà mẹ tại Australia được vinh danh ngôi vị "Á quân" và chỉ đứng sau các bà mẹ Na Uy về thực hiện thiên chức người mẹ, cũng như khả năng tạo ra một nền tảng sống căn bản, tích cực cho con cái của họ.
Thông tin trên, được đưa ra trước ''Ngày của Mẹ," năm nay vào ngày 9/5, căn cứ vào mức độ điểm đánh giá về sức khỏe, giáo dục và kinh tế.
Theo đánh giá, với tuổi thọ trung bình 84 và thời gian trung bình sống trong môi trường giáo dục nền tảng 21 năm, phụ nữ Australia được coi là "chuẩn mực" để có thể tạo nên cơ hội tốt nhất cho những đứa con của mình, ít nhất xét ở tiêu chuẩn quốc tế.
Tuy nhiên, báo cáo trên cũng đề cập tới khoảng cách khác biệt giữa các cộng đồng khác tại Australia so với cộng đồng người bản địa, trong đó đáng chú ý nhất là tỷ lệ tử vong của trẻ em thuộc nhóm này rất cao, gấp khoảng ba lần.
Tiến sỹ Annie Pettitt, chuyên gia về quyền trẻ em, cho biết trong khi nội dung báo cáo mang tính "khích lệ" rất cao, chính phủ cần quan tâm hơn nữa tới việc tuyển dụng các nhân viên y tế nhằm giảm thiểu tỷ lệ trẻ sơ sinh tử vong gia tăng.
Hiện nay, Australia còn thiếu hụt ít nhất 2.000 "bà đỡ," đặc biệt tại các khu vực xa xôi và lạc hậu thì sự thiếu hụt trên cũng lớn hơn rất nhiều.
Một nội dung quan trọng khác cũng được đề cập tới trong báo cáo đó là chiến tranh, bạo lực và tình trạng vô luật pháp sẽ tạo ra "rào cản" nhất định đối với các tiêu chí đánh giá trên.
Theo danh sách, 10 quốc gia đứng cuối bảng xếp hạng là những nơi phụ nữ luôn phải đối diện với sự thiệt thòi về giáo dục, thu nhập, bình đẳng giới hoặc bị mất con trong quá trình sinh đẻ...
Afganistan có tỷ lệ trẻ sơ sinh được chăm sóc y tế đầy đủ thấp hơn mức 15%, trong khi đó phụ nữ tại quốc gia này kiếm ít hơn 25 cent hoặc cao lắm là một USD/ngày. Bên cạnh đó, có nhiều phụ nữ thời gian tới trường chỉ có... năm năm.
Phụ nữ tại quốc gia này còn phải đối diện với một trong tám nguy cơ liên quan tới tính mạng khi mang thai và sinh nở, trong đó tại Australia tỷ lệ trên là 1/13.000./.
Thông tin trên, được đưa ra trước ''Ngày của Mẹ," năm nay vào ngày 9/5, căn cứ vào mức độ điểm đánh giá về sức khỏe, giáo dục và kinh tế.
Theo đánh giá, với tuổi thọ trung bình 84 và thời gian trung bình sống trong môi trường giáo dục nền tảng 21 năm, phụ nữ Australia được coi là "chuẩn mực" để có thể tạo nên cơ hội tốt nhất cho những đứa con của mình, ít nhất xét ở tiêu chuẩn quốc tế.
Tuy nhiên, báo cáo trên cũng đề cập tới khoảng cách khác biệt giữa các cộng đồng khác tại Australia so với cộng đồng người bản địa, trong đó đáng chú ý nhất là tỷ lệ tử vong của trẻ em thuộc nhóm này rất cao, gấp khoảng ba lần.
Tiến sỹ Annie Pettitt, chuyên gia về quyền trẻ em, cho biết trong khi nội dung báo cáo mang tính "khích lệ" rất cao, chính phủ cần quan tâm hơn nữa tới việc tuyển dụng các nhân viên y tế nhằm giảm thiểu tỷ lệ trẻ sơ sinh tử vong gia tăng.
Hiện nay, Australia còn thiếu hụt ít nhất 2.000 "bà đỡ," đặc biệt tại các khu vực xa xôi và lạc hậu thì sự thiếu hụt trên cũng lớn hơn rất nhiều.
Một nội dung quan trọng khác cũng được đề cập tới trong báo cáo đó là chiến tranh, bạo lực và tình trạng vô luật pháp sẽ tạo ra "rào cản" nhất định đối với các tiêu chí đánh giá trên.
Theo danh sách, 10 quốc gia đứng cuối bảng xếp hạng là những nơi phụ nữ luôn phải đối diện với sự thiệt thòi về giáo dục, thu nhập, bình đẳng giới hoặc bị mất con trong quá trình sinh đẻ...
Afganistan có tỷ lệ trẻ sơ sinh được chăm sóc y tế đầy đủ thấp hơn mức 15%, trong khi đó phụ nữ tại quốc gia này kiếm ít hơn 25 cent hoặc cao lắm là một USD/ngày. Bên cạnh đó, có nhiều phụ nữ thời gian tới trường chỉ có... năm năm.
Phụ nữ tại quốc gia này còn phải đối diện với một trong tám nguy cơ liên quan tới tính mạng khi mang thai và sinh nở, trong đó tại Australia tỷ lệ trên là 1/13.000./.
Tuấn Anh/Sydney (Vietnam+)