Tối 22/10, tại Paris, Pháp, Trung tâm Văn hóa Việt Nam tại Pháp phối hợp với Trung tâm Thông tin và Tư liệu về Việt Nam đương đại (CID-Vietnam) và Hội người Việt Nam tại Pháp đã tổ chức đêm "Ca trù: Sự hội ngộ của thơ ca và âm nhạc."
Đêm ca trù là một phần trong các hoạt động kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long-Hà Nội.
Các nghệ sỹ Hoàng Thị Kiều Anh, Trịnh Thu Hương và nghệ sỹ đàn đáy Tuấn Khải - Việt kiều đến từ Slovakia, đã gửi đến người nghe những tác phẩm nổi tiếng như "Viếng chùa," "Đánh đu ngày xuân," "Giấc trần gian," "Con gà rừng."
Các tiết mục đã nhận được sự tán thưởng nồng nhiệt của bà con Việt kiều cũng như bạn bè Pháp.
Tốt nghiệp Nhạc viện Hà Nội, tu nghiệp sáng tác tại Bratislava và Nhạc viện Paris, nghệ sỹ Kiều Anh hiện là giảng viên piano tại Nhạc viện Bratislava. Chị đã khai thác thành công chất liệu ca trù, chèo, dân ca các miền trong nhiều chuyến lưu diễn ở châu Âu.
Ca trù là loại hình nghệ thuật dân gian Việt Nam được Ủy ban Khoa học, Giáo dục và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) công nhận là di sản văn hóa phi vật thể cần được bảo vệ khẩn cấp vào năm 2009./.
Đêm ca trù là một phần trong các hoạt động kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long-Hà Nội.
Các nghệ sỹ Hoàng Thị Kiều Anh, Trịnh Thu Hương và nghệ sỹ đàn đáy Tuấn Khải - Việt kiều đến từ Slovakia, đã gửi đến người nghe những tác phẩm nổi tiếng như "Viếng chùa," "Đánh đu ngày xuân," "Giấc trần gian," "Con gà rừng."
Các tiết mục đã nhận được sự tán thưởng nồng nhiệt của bà con Việt kiều cũng như bạn bè Pháp.
Tốt nghiệp Nhạc viện Hà Nội, tu nghiệp sáng tác tại Bratislava và Nhạc viện Paris, nghệ sỹ Kiều Anh hiện là giảng viên piano tại Nhạc viện Bratislava. Chị đã khai thác thành công chất liệu ca trù, chèo, dân ca các miền trong nhiều chuyến lưu diễn ở châu Âu.
Ca trù là loại hình nghệ thuật dân gian Việt Nam được Ủy ban Khoa học, Giáo dục và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) công nhận là di sản văn hóa phi vật thể cần được bảo vệ khẩn cấp vào năm 2009./.
(TTXVN/Vietnam+)