Dù ngột ngạt giữa chốn đông người trong đêm trời hạ oi nồng nhưng rất nhiều khách, trong đó có cả khách nước ngoài đã nán lại Đình Kim Ngân (Hàng Bạc, Hà Nội) để nghe các nghệ nhân, ca nương của Câu lạc bộ ca trù Hà Nội biểu diễn.
Ca nương và kép đàn tài hoa
Chương trình “Ca trù-Tinh hoa âm nhạc Việt” tại đình Kim Ngân kết hợp hội tụ những ca nương, kép đàn tài hoa trong làng ca trù đã cống hiến cho du khách những phút giây thăng hoa, tạo nên khoảng khắc thư thái, thanh bình pha một chút ngậm ngùi, rạo rực.
Nghệ nhân Đỗ Thị Sông đã trải qua 82 mùa xuân với tấm lưng còng, mái tóc bạc trắng và đôi tay sạn chai do việc đồng áng, lam lũ một thời khi ca trù chìm lắng nay vẫn điêu luyện trong từng khổ phách.
Bà ca làn điệu “Hát mở’ còn gọi là “Bắc phản” qua sáu câu thơ lục bát trích trong “Truyện Kiều” của đại thi hào Nguyễn Du. Giai điệu “Bắc phản” xuống trầm lên bổng du dương cùng tiếng đàn đáy của kép đàn trẻ Nguyễn Văn Tuyến, và tiếng trống chầu của nghệ sĩ Nguyễn Văn Chi.
Này thì nhịp nhanh, này thì nhịp chậm, những nốt luyến láy cao, thấp, ngắn, dài: “Sen tàn cúc lại nở hoa/ Sầu dài ngày ngắn đông đà sang xuân/ Tìm đâu cho thấy cố nhân/ Lấy câu vận mệnh khuây dần nhớ thương.”
Còn ca nương trẻ Quỳnh Vân thì thanh tú, dịu dàng trong những thanh bậc ngân nga, khi lại ai oán của làn điệu “Hát ru cửa đình:” “Như trăng nhân luân như đạo vợ ngãi chồng/ Ví dù ai man muội mặc lòng/ Mặc lòng thiên chi như tay chuông tay mõ/ Trụ trì khi thì tụng niệm khi thì ru con.”
Tiếng đàn đáy réo rắt của nghệ sĩ Bá Hải khi ông thực hiện các động tác như nhấn, chùn, rung, vấy càng làm cho khán giả thêm xót xa, thương cảm cho nỗi oan của nàng Thị Kính.
Du khách còn được phiêu diêu, thăng hoa cùng giọng hát của nghệ sĩ Bạch Vân với trích đoạn “Tỳ bà hành” của thi sĩ Bạch Cư Dị. Đặc biệt, họ còn xúc động hơn trước tài nghệ của nghệ nhân đàn đáy Vũ Văn Hồng khi ông đã sang tuổi 92 và tiếng trống chầu của người em trai là nghệ nhân Vũ Văn Cốm đang ở tuổi 90.
Nhân lên niềm hứng thú
Giòn nhịp phách của đào nương cùng giọng ca trong trẻo, ngọt ngào, lúc trầm, lúc bổng dưới mái đình khiến nhiều người vốn xa lạ với ca trù bỗng trở nên đầy hứng thú.
Một khán giả đến từ Hàng Trống, Hà Nội cho biết, trước đây chị không để ý đến ca trù nhưng nay tận mắt được nhìn, tận tại được nghe thì chị cũng thấy hay lạ. Nhất là khi xem tại đình, chị càng cảm nhận được ca trù mang vẻ cổ kính, trang nhã.
Còn chị Phương, sinh viên Đai học Văn hóa Hà Nội thì cho biết, thi thoảng chị cũng nghe ca trù trên internet nhưng đây là lần đầu chị được nghe trực tiếp. Khác với những lần đã từng nghe ca trù trên internet, thưởng thức ca trù dưới mái đình đã nhân lên cảm xúc nồng nàn, tha thiết.
“Tôi giật mình nghe tiếng trống chầu, tiếng đàn đáy vừa lạ, vừa quen nhân lên sự rộn ràng, háo hức,” chị Phương chia sẻ.
Trên gương mặt bình thản của chị Leila, một du khách đến từ Ôxtrâylia cho thấy chị đã từng được biết đến ca trù và yêu thích cái khoảng lặng trầm tư, yên bình của ca trù.
Đây là lần thứ hai tôi được nghe ca trù. Dù không hiểu lắm nhưng tôi thấy có cảm giác yên bình lắm,” chị Leila nhận xét.
Phần biểu diễn của ca trù dù ngắn ngủi trong chương trình lễ ra mắt mở rộng hoạt động của câu lạc bộ ca trù Hà Nội nhưng đã để lại nhiều ấn tượng sâu sắc trong lòng du khách.
Tri ân lại tình cảm của khán giả và du khách dành cho ca trù, thạc sĩ, nghệ sĩ Lê Thị Bạch Vân, Chủ nhiệm Câu lạc bộ ca trù Hà Nội cho biết, câu lạc bộ từng biểu diễn tại Đền Bích Câu Đạo Quân, Đống Đa, Hà Nội vào tối các chủ nhật hàng tuần đã thu hút được đông đảo người tới nghe. Để phục vụ đông đảo nhân dân cũng như tạo điều kiện cho ca trù phát triển, câu lạc bộ ca trù kết hợp với Ban quản lý phố cổ Hà Nội mở thêm điểm diễn tại Đình Kim Ngân vào các tối chủ nhật, tiến tới nâng thời lượng biểu diễn lên ba, bốn buổi trong tuần./.
Ca nương và kép đàn tài hoa
Chương trình “Ca trù-Tinh hoa âm nhạc Việt” tại đình Kim Ngân kết hợp hội tụ những ca nương, kép đàn tài hoa trong làng ca trù đã cống hiến cho du khách những phút giây thăng hoa, tạo nên khoảng khắc thư thái, thanh bình pha một chút ngậm ngùi, rạo rực.
Nghệ nhân Đỗ Thị Sông đã trải qua 82 mùa xuân với tấm lưng còng, mái tóc bạc trắng và đôi tay sạn chai do việc đồng áng, lam lũ một thời khi ca trù chìm lắng nay vẫn điêu luyện trong từng khổ phách.
Bà ca làn điệu “Hát mở’ còn gọi là “Bắc phản” qua sáu câu thơ lục bát trích trong “Truyện Kiều” của đại thi hào Nguyễn Du. Giai điệu “Bắc phản” xuống trầm lên bổng du dương cùng tiếng đàn đáy của kép đàn trẻ Nguyễn Văn Tuyến, và tiếng trống chầu của nghệ sĩ Nguyễn Văn Chi.
Này thì nhịp nhanh, này thì nhịp chậm, những nốt luyến láy cao, thấp, ngắn, dài: “Sen tàn cúc lại nở hoa/ Sầu dài ngày ngắn đông đà sang xuân/ Tìm đâu cho thấy cố nhân/ Lấy câu vận mệnh khuây dần nhớ thương.”
Còn ca nương trẻ Quỳnh Vân thì thanh tú, dịu dàng trong những thanh bậc ngân nga, khi lại ai oán của làn điệu “Hát ru cửa đình:” “Như trăng nhân luân như đạo vợ ngãi chồng/ Ví dù ai man muội mặc lòng/ Mặc lòng thiên chi như tay chuông tay mõ/ Trụ trì khi thì tụng niệm khi thì ru con.”
Tiếng đàn đáy réo rắt của nghệ sĩ Bá Hải khi ông thực hiện các động tác như nhấn, chùn, rung, vấy càng làm cho khán giả thêm xót xa, thương cảm cho nỗi oan của nàng Thị Kính.
Du khách còn được phiêu diêu, thăng hoa cùng giọng hát của nghệ sĩ Bạch Vân với trích đoạn “Tỳ bà hành” của thi sĩ Bạch Cư Dị. Đặc biệt, họ còn xúc động hơn trước tài nghệ của nghệ nhân đàn đáy Vũ Văn Hồng khi ông đã sang tuổi 92 và tiếng trống chầu của người em trai là nghệ nhân Vũ Văn Cốm đang ở tuổi 90.
Nhân lên niềm hứng thú
Giòn nhịp phách của đào nương cùng giọng ca trong trẻo, ngọt ngào, lúc trầm, lúc bổng dưới mái đình khiến nhiều người vốn xa lạ với ca trù bỗng trở nên đầy hứng thú.
Một khán giả đến từ Hàng Trống, Hà Nội cho biết, trước đây chị không để ý đến ca trù nhưng nay tận mắt được nhìn, tận tại được nghe thì chị cũng thấy hay lạ. Nhất là khi xem tại đình, chị càng cảm nhận được ca trù mang vẻ cổ kính, trang nhã.
Còn chị Phương, sinh viên Đai học Văn hóa Hà Nội thì cho biết, thi thoảng chị cũng nghe ca trù trên internet nhưng đây là lần đầu chị được nghe trực tiếp. Khác với những lần đã từng nghe ca trù trên internet, thưởng thức ca trù dưới mái đình đã nhân lên cảm xúc nồng nàn, tha thiết.
“Tôi giật mình nghe tiếng trống chầu, tiếng đàn đáy vừa lạ, vừa quen nhân lên sự rộn ràng, háo hức,” chị Phương chia sẻ.
Trên gương mặt bình thản của chị Leila, một du khách đến từ Ôxtrâylia cho thấy chị đã từng được biết đến ca trù và yêu thích cái khoảng lặng trầm tư, yên bình của ca trù.
Đây là lần thứ hai tôi được nghe ca trù. Dù không hiểu lắm nhưng tôi thấy có cảm giác yên bình lắm,” chị Leila nhận xét.
Phần biểu diễn của ca trù dù ngắn ngủi trong chương trình lễ ra mắt mở rộng hoạt động của câu lạc bộ ca trù Hà Nội nhưng đã để lại nhiều ấn tượng sâu sắc trong lòng du khách.
Tri ân lại tình cảm của khán giả và du khách dành cho ca trù, thạc sĩ, nghệ sĩ Lê Thị Bạch Vân, Chủ nhiệm Câu lạc bộ ca trù Hà Nội cho biết, câu lạc bộ từng biểu diễn tại Đền Bích Câu Đạo Quân, Đống Đa, Hà Nội vào tối các chủ nhật hàng tuần đã thu hút được đông đảo người tới nghe. Để phục vụ đông đảo nhân dân cũng như tạo điều kiện cho ca trù phát triển, câu lạc bộ ca trù kết hợp với Ban quản lý phố cổ Hà Nội mở thêm điểm diễn tại Đình Kim Ngân vào các tối chủ nhật, tiến tới nâng thời lượng biểu diễn lên ba, bốn buổi trong tuần./.
Thiên Linh (vietnam+)