Theo Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), trong 10 tháng qua, các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) giải ngân ước tính đạt 9 tỷ USD, xấp xỉ bằng cùng kỳ năm trước.
Lĩnh vực đầu tư, công nghiệp chế biến, chế tạo là lĩnh vực thu hút được nhiều sự quan tâm của nhà đầu tư nước ngoài.
Tính chung cả cấp mới và tăng vốn, trong 10 tháng đầu năm 2012, các nhà đầu tư nước ngoài đã đăng ký đầu tư vào Việt Nam khoảng 10,5 tỷ USD, bằng 75,3% so với cùng kỳ 2011, trong đó, vốn đăng ký tăng thêm đạt gần 3,81 tỷ USD, tăng 12,3%, vốn đăng ký mới 6,68 tỷ USD, giảm 36,7%. Có 881 dự án được cấp mới, bằng 86% so với cùng kỳ, 359 lượt dự án tăng vốn bằng 97,3%.
[Tám tháng, doanh nghiệp FDI xuất siêu 1,54 tỷ USD]
Theo lĩnh vực đầu tư, công nghiệp chế biến, chế tạo là lĩnh vực thu hút được nhiều sự quan tâm của nhà đầu tư nước ngoài với 374 dự án đầu tư đăng ký mới, tổng số vốn cấp mới và tăng thêm là 6,9 tỷ USD, chiếm 66,2% tổng vốn đầu tư đăng ký trong 10 tháng. Lĩnh vực kinh doanh bất động sản đứng thứ hai với 8 dự án đầu tư đăng ký mới, tổng vốn đầu tư cấp mới và tăng thêm là 1,84 tỷ USD, chiếm 17,6%. Đứng thứ ba là lĩnh vực bán buôn bán lẻ, sửa chữa, với 156 dự án đăng ký mới, tổng vốn đầu tư cấp mới và tăng thêm đạt 455,8 triệu USD, chiếm 4,3%.
Nhật Bản dẫn đầu với tổng vốn đầu tư đăng ký cấp mới và tăng thêm 4,92 tỷ USD, chiếm 46,9% tổng vốn đầu tư vào Việt Nam trong 10 tháng năm 2012; Hàn Quốc đứng vị trí thứ hai với tổng vốn đầu tư đăng ký cấp mới và tăng thêm là 936,7 triệu USD, chiếm 8,9% tổng vốn đầu tư; Samoa đứng vị trí thứ ba với tổng vốn đầu tư đăng ký cấp mới và tăng thêm là 899,8 triệu USD, chiếm 8,6% tổng vốn đầu tư.
Bình Dương là địa phương thu hút nhiều vốn đầu tư nước ngoài nhất với 2,17 tỷ USD vốn đăng ký mới và tăng thêm chiếm 20,7% tổng vốn đầu tư. Thành phố Hồ Chí Minh đứng thứ hai với tổng vốn đăng ký cấp mới và tăng thêm là 1,12 tỷ USD, chiếm 10,8%. Hải Phòng đứng thứ ba với 1,08 tỷ USD vốn đăng ký cấp mới và tăng thêm.
Một số dự án lớn được cấp phép trong 10 tháng đầu năm 2012 là: dự án khu đô thị Tokyu Bình Dương do nhà đầu tư Nhật Bản đầu tư tại Bình Dương với tổng vốn đầu tư đăng ký 1,2 tỷ USD; dự án tăng vốn mở rộng sản xuất thêm 870 triệu USD của Công ty trách nhiệm hữu hạn Wintek Việt Nam tại Bắc Giang; dự án Công ty trách nhiệm hữu hạn sản xuất lốp xe Bridgestone Việt Nam tại Hải Phòng với tổng vốn đầu tư 574,8 triệu USD; dự án Công ty sản xuất toàn cầu LIXIL Việt Nam tại Đồng Nai với tổng vốn đầu tư 441 triệu USD./.
Lĩnh vực đầu tư, công nghiệp chế biến, chế tạo là lĩnh vực thu hút được nhiều sự quan tâm của nhà đầu tư nước ngoài.
Tính chung cả cấp mới và tăng vốn, trong 10 tháng đầu năm 2012, các nhà đầu tư nước ngoài đã đăng ký đầu tư vào Việt Nam khoảng 10,5 tỷ USD, bằng 75,3% so với cùng kỳ 2011, trong đó, vốn đăng ký tăng thêm đạt gần 3,81 tỷ USD, tăng 12,3%, vốn đăng ký mới 6,68 tỷ USD, giảm 36,7%. Có 881 dự án được cấp mới, bằng 86% so với cùng kỳ, 359 lượt dự án tăng vốn bằng 97,3%.
[Tám tháng, doanh nghiệp FDI xuất siêu 1,54 tỷ USD]
Theo lĩnh vực đầu tư, công nghiệp chế biến, chế tạo là lĩnh vực thu hút được nhiều sự quan tâm của nhà đầu tư nước ngoài với 374 dự án đầu tư đăng ký mới, tổng số vốn cấp mới và tăng thêm là 6,9 tỷ USD, chiếm 66,2% tổng vốn đầu tư đăng ký trong 10 tháng. Lĩnh vực kinh doanh bất động sản đứng thứ hai với 8 dự án đầu tư đăng ký mới, tổng vốn đầu tư cấp mới và tăng thêm là 1,84 tỷ USD, chiếm 17,6%. Đứng thứ ba là lĩnh vực bán buôn bán lẻ, sửa chữa, với 156 dự án đăng ký mới, tổng vốn đầu tư cấp mới và tăng thêm đạt 455,8 triệu USD, chiếm 4,3%.
Nhật Bản dẫn đầu với tổng vốn đầu tư đăng ký cấp mới và tăng thêm 4,92 tỷ USD, chiếm 46,9% tổng vốn đầu tư vào Việt Nam trong 10 tháng năm 2012; Hàn Quốc đứng vị trí thứ hai với tổng vốn đầu tư đăng ký cấp mới và tăng thêm là 936,7 triệu USD, chiếm 8,9% tổng vốn đầu tư; Samoa đứng vị trí thứ ba với tổng vốn đầu tư đăng ký cấp mới và tăng thêm là 899,8 triệu USD, chiếm 8,6% tổng vốn đầu tư.
Bình Dương là địa phương thu hút nhiều vốn đầu tư nước ngoài nhất với 2,17 tỷ USD vốn đăng ký mới và tăng thêm chiếm 20,7% tổng vốn đầu tư. Thành phố Hồ Chí Minh đứng thứ hai với tổng vốn đăng ký cấp mới và tăng thêm là 1,12 tỷ USD, chiếm 10,8%. Hải Phòng đứng thứ ba với 1,08 tỷ USD vốn đăng ký cấp mới và tăng thêm.
Một số dự án lớn được cấp phép trong 10 tháng đầu năm 2012 là: dự án khu đô thị Tokyu Bình Dương do nhà đầu tư Nhật Bản đầu tư tại Bình Dương với tổng vốn đầu tư đăng ký 1,2 tỷ USD; dự án tăng vốn mở rộng sản xuất thêm 870 triệu USD của Công ty trách nhiệm hữu hạn Wintek Việt Nam tại Bắc Giang; dự án Công ty trách nhiệm hữu hạn sản xuất lốp xe Bridgestone Việt Nam tại Hải Phòng với tổng vốn đầu tư 574,8 triệu USD; dự án Công ty sản xuất toàn cầu LIXIL Việt Nam tại Đồng Nai với tổng vốn đầu tư 441 triệu USD./.
Quang Toàn (TTXVN)