Theo thông tin từ hội thảo “Giới thiệu một số quy định về quản lý mẫu vật hoang dã,” tổ chức ngày 19/10 tại Hà Nội, số lượng voi rừng và voi nhà tại Việt Nam đang suy giảm nghiêm trọng.
Từ 1.500-2.000 cá thể voi hoang dã phân bố khắp cả nước trong những năm 1975-1980, đến nay ước tính cả nước chỉ còn khoảng 70-130 cá thể phân bố ở 10 khu vực, trong đó, số lượng cá thể và cơ cấu tốt nhất còn ở ba tỉnh là Nghệ An (13-17 cá thể), Đồng Nai (1 đàn 10 cá thể), Đắk Lắk (10 đàn voi có 83-110 cá thể).
Tại hội thảo, các đại biểu đã tìm hiểu các quy định trong buôn bán ngà voi và công tác bảo tồn loài voi tại Việt Nam.
Theo ông Ngô Lê Trụ, Vụ Bảo tồn Thiên nhiên-Tổng cục Lâm nghiệp, nguyên nhân voi rừng bị suy giảm là do diện tích rừng bị phá, chuyển đổi mục đích làm thu hẹp vùng sống của voi; voi đực bị săn bắn lấy ngà; người dân giết voi trong những cuộc xung đột giữa voi và người. Ngoài ra, người Tây Nguyên có phong tục bắt voi rừng thuần dưỡng thành voi nhà.
Trong khi đó, tổng số voi nhà hiện nay còn chủ yếu ở Đắk Lắk là 51 cá thể. Voi nhà bị suy giảm do một số nguyên nhân chủ yếu như tình trạng khai thác sức voi quá mức; thiếu kinh nghiệm chăm sóc dinh dưỡng và sinh sản cho voi; voi bị bán đi nơi khác để kiếm lời; voi bị bắn trộm để lấy ngà, lông đuôi và xương...
Nhiều hành động bảo tồn voi đã được triển khai tại Việt Nam song đến nay chưa có giải pháp nào mang lại hiệu quả rõ rệt.
Với mục tiêu bảo tồn, phát triển bền vững những quần thể voi hoang dã và voi nhà hiện có ở Việt Nam, đồng thời bảo tồn và khôi phục các vùng sinh cảnh nơi có quần thể voi đang sinh sống, đảm bảo ít nhất 3 khu vực có voi sinh sống được bảo tồn, phát triển trong thế kỷ 21, các đại biểu đã thống nhất kiến nghị khẩn cấp hành động bảo tồn voi ở Việt Nam.
Theo các đại biểu, cần tăng cường thực thi pháp luật, ngăn chặn tình trạng giết hại voi; các cấp, các ngành khẩn trương thực hiện Đề án đến năm 2020 để bảo tồn voi châu Á tại Việt Nam; các tổ chức, cá nhân và cộng đồng quốc tế giúp sức tăng cường năng lực bảo tồn voi ở Việt Nam...
Cũng tại hội thảo do Cơ quan quản lý CITES (Công ước về buôn bán quốc tế các loài động, thực vật hoang dã nguy cấp)-Tổng cục Lâm nghiệp phối hợp với Hiệp hội Bảo tồn động vật hoang dã (WCS) phối hợp tổ chức, ông Đỗ Quang Tùng, Phó giám đốc phụ trách Cơ quan quản lý CITES Việt Nam cho biết gần đây, các cơ quan chức năng đã tịch thu nhiều mẫu vật các loài quý hiếm như ngà voi, sừng tê giác, tê tê có xuất xứ từ nước ngoài.
Việc xử lý các mẫu vật không có nguồn gốc từ Việt Nam đòi hỏi phải tuân thủ theo các quy định trong nước, luật pháp quốc tế và những cam kết liên chính phủ mà Việt Nam đã tham gia. Mặc dù đã có một hệ thống các quy định pháp luật quản lý động, thực vật hoang dã khá hoàn chỉnh, song vẫn còn một số quy định chưa thực sự rõ ràng đã gây khó khăn trong công tác xử lý mẫu vật sau tịch thu./.
Từ 1.500-2.000 cá thể voi hoang dã phân bố khắp cả nước trong những năm 1975-1980, đến nay ước tính cả nước chỉ còn khoảng 70-130 cá thể phân bố ở 10 khu vực, trong đó, số lượng cá thể và cơ cấu tốt nhất còn ở ba tỉnh là Nghệ An (13-17 cá thể), Đồng Nai (1 đàn 10 cá thể), Đắk Lắk (10 đàn voi có 83-110 cá thể).
Tại hội thảo, các đại biểu đã tìm hiểu các quy định trong buôn bán ngà voi và công tác bảo tồn loài voi tại Việt Nam.
Theo ông Ngô Lê Trụ, Vụ Bảo tồn Thiên nhiên-Tổng cục Lâm nghiệp, nguyên nhân voi rừng bị suy giảm là do diện tích rừng bị phá, chuyển đổi mục đích làm thu hẹp vùng sống của voi; voi đực bị săn bắn lấy ngà; người dân giết voi trong những cuộc xung đột giữa voi và người. Ngoài ra, người Tây Nguyên có phong tục bắt voi rừng thuần dưỡng thành voi nhà.
Trong khi đó, tổng số voi nhà hiện nay còn chủ yếu ở Đắk Lắk là 51 cá thể. Voi nhà bị suy giảm do một số nguyên nhân chủ yếu như tình trạng khai thác sức voi quá mức; thiếu kinh nghiệm chăm sóc dinh dưỡng và sinh sản cho voi; voi bị bán đi nơi khác để kiếm lời; voi bị bắn trộm để lấy ngà, lông đuôi và xương...
Nhiều hành động bảo tồn voi đã được triển khai tại Việt Nam song đến nay chưa có giải pháp nào mang lại hiệu quả rõ rệt.
Với mục tiêu bảo tồn, phát triển bền vững những quần thể voi hoang dã và voi nhà hiện có ở Việt Nam, đồng thời bảo tồn và khôi phục các vùng sinh cảnh nơi có quần thể voi đang sinh sống, đảm bảo ít nhất 3 khu vực có voi sinh sống được bảo tồn, phát triển trong thế kỷ 21, các đại biểu đã thống nhất kiến nghị khẩn cấp hành động bảo tồn voi ở Việt Nam.
Theo các đại biểu, cần tăng cường thực thi pháp luật, ngăn chặn tình trạng giết hại voi; các cấp, các ngành khẩn trương thực hiện Đề án đến năm 2020 để bảo tồn voi châu Á tại Việt Nam; các tổ chức, cá nhân và cộng đồng quốc tế giúp sức tăng cường năng lực bảo tồn voi ở Việt Nam...
Cũng tại hội thảo do Cơ quan quản lý CITES (Công ước về buôn bán quốc tế các loài động, thực vật hoang dã nguy cấp)-Tổng cục Lâm nghiệp phối hợp với Hiệp hội Bảo tồn động vật hoang dã (WCS) phối hợp tổ chức, ông Đỗ Quang Tùng, Phó giám đốc phụ trách Cơ quan quản lý CITES Việt Nam cho biết gần đây, các cơ quan chức năng đã tịch thu nhiều mẫu vật các loài quý hiếm như ngà voi, sừng tê giác, tê tê có xuất xứ từ nước ngoài.
Việc xử lý các mẫu vật không có nguồn gốc từ Việt Nam đòi hỏi phải tuân thủ theo các quy định trong nước, luật pháp quốc tế và những cam kết liên chính phủ mà Việt Nam đã tham gia. Mặc dù đã có một hệ thống các quy định pháp luật quản lý động, thực vật hoang dã khá hoàn chỉnh, song vẫn còn một số quy định chưa thực sự rõ ràng đã gây khó khăn trong công tác xử lý mẫu vật sau tịch thu./.
Thu Phương (TTXVN)