Hội Nghề cá Việt Nam đang xây dựng hoàn chỉnh đề án phát triển cá nóc bền vững. Theo đề án, cá nóc sẽ trở thành một mặt hàng chế biến xuất khẩu có giá trị cao và là nguồn nguyên liệu để chiết xuất độc tố ứng dụng trong y, dược học.
Bên cạnh đó, mục tiêu của đề án nhằm đưa mọi hoạt động khai thác, thu gom, tiêu thụ nội địa, chế biến và xuất khẩu cá nóc vào khuôn khổ, được chuẩn hóa về tính pháp lý, tính khoa học và tính an toàn cho người dân, khai thác sử dụng hiệu quả nguồn lợi cá nóc ở biển Việt Nam.
Hiện, Hội Nghề cá đang phối hợp với Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (Vasep) đề xuất các tỉnh được thực hiện thí điểm về khai thác, nuôi trồng, chế biến và xuất khẩu cá nóc theo các tiêu chí: tỉnh có nguồn lợi cá nóc, có đủ cơ sở vật chất-kỹ thuật-tài chính, đội ngũ lao động được đào tạo tham gia khai thác, nuôi trồng, chế biến cá nóc, có đối tác bạn hàng nhập khẩu ổn định và đặc biệt là làm tốt công tác quản lý, kiểm soát cá nóc.
Hội Nghề cá cũng đề xuất với Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tổ chức một đoàn cán bộ đi nghiên cứu học tập về nuôi, khai thác và chế biến cá nóc ở Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc; xây dựng đề án hợp tác quốc tế về các lĩnh vực nghiên cứu khoa học, đào tạo cán bộ, thị trường tiêu thụ cá nóc.
Ngoài ra, đề án còn quy định vai trò nhiệm vụ của hội nghề cá địa phương trong việc tuyên truyền, phổ biến đến nhân dân về cá nóc; phối hợp với các cơ quan chức năng kiểm tra chặt chẽ cá nóc ngoài luồng; tham gia đào tạo cho ngư dân khai thác và những người tham gia thu mua, vận chuyển, chế biến cá nóc về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, đảm bảo thu mua hết nguồn cá nóc khai thác, tránh thất thoát ra ngoài.
Tổng Thư ký Hội nghề cá Việt Nam Trần Cao Mưu cho rằng, đề án sẽ có ý nghĩa quan trọng để sử dụng nguồn nguyên liệu cá nóc không chỉ cho thực phẩm mà còn cho cả y dược học. Nếu đề án được thực hiện, cá nóc sẽ được khai thác, chế biến xuất khẩu đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Theo đề án, trong giai đoạn 2010-2015, chế biến cá nóc sẽ đạt sản lượng khoảng 4.000 tấn, giá trị xuất khẩu đạt 3-5 triệu USD/năm, sau đó nâng lên khoảng 10 triệu USD. Với nguồn lợi có nóc, ngư dân có thể tăng thêm thu nhập và doanh nghiệp tăng thêm kim ngạch xuất khẩu./.
Bên cạnh đó, mục tiêu của đề án nhằm đưa mọi hoạt động khai thác, thu gom, tiêu thụ nội địa, chế biến và xuất khẩu cá nóc vào khuôn khổ, được chuẩn hóa về tính pháp lý, tính khoa học và tính an toàn cho người dân, khai thác sử dụng hiệu quả nguồn lợi cá nóc ở biển Việt Nam.
Hiện, Hội Nghề cá đang phối hợp với Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (Vasep) đề xuất các tỉnh được thực hiện thí điểm về khai thác, nuôi trồng, chế biến và xuất khẩu cá nóc theo các tiêu chí: tỉnh có nguồn lợi cá nóc, có đủ cơ sở vật chất-kỹ thuật-tài chính, đội ngũ lao động được đào tạo tham gia khai thác, nuôi trồng, chế biến cá nóc, có đối tác bạn hàng nhập khẩu ổn định và đặc biệt là làm tốt công tác quản lý, kiểm soát cá nóc.
Hội Nghề cá cũng đề xuất với Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tổ chức một đoàn cán bộ đi nghiên cứu học tập về nuôi, khai thác và chế biến cá nóc ở Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc; xây dựng đề án hợp tác quốc tế về các lĩnh vực nghiên cứu khoa học, đào tạo cán bộ, thị trường tiêu thụ cá nóc.
Ngoài ra, đề án còn quy định vai trò nhiệm vụ của hội nghề cá địa phương trong việc tuyên truyền, phổ biến đến nhân dân về cá nóc; phối hợp với các cơ quan chức năng kiểm tra chặt chẽ cá nóc ngoài luồng; tham gia đào tạo cho ngư dân khai thác và những người tham gia thu mua, vận chuyển, chế biến cá nóc về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, đảm bảo thu mua hết nguồn cá nóc khai thác, tránh thất thoát ra ngoài.
Tổng Thư ký Hội nghề cá Việt Nam Trần Cao Mưu cho rằng, đề án sẽ có ý nghĩa quan trọng để sử dụng nguồn nguyên liệu cá nóc không chỉ cho thực phẩm mà còn cho cả y dược học. Nếu đề án được thực hiện, cá nóc sẽ được khai thác, chế biến xuất khẩu đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Theo đề án, trong giai đoạn 2010-2015, chế biến cá nóc sẽ đạt sản lượng khoảng 4.000 tấn, giá trị xuất khẩu đạt 3-5 triệu USD/năm, sau đó nâng lên khoảng 10 triệu USD. Với nguồn lợi có nóc, ngư dân có thể tăng thêm thu nhập và doanh nghiệp tăng thêm kim ngạch xuất khẩu./.
(TTXVN/Vietnam+)