Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), năm nay, cá ngừ Việt Nam đã xâm nhập và mở rộng ra nhiều thị trường, nâng tổng số thị trường nhập khẩu cá ngừ của Việt Nam lên 87 thị trường, gần gấp đôi so với đầu năm.
Trong 3 thị trường truyền thống là Mỹ, EU và Nhật Bản, Mỹ vẫn là thị trường chính, chiếm tới 46% tổng giá trị xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam. Tổng giá trị xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam sang thị trường này 10 tháng đầu năm đạt gần 145 triệu USD.
Thị trường nhập khẩu cá ngừ quan trọng thứ hai sau Mỹ là EU. Cho đến nay, Việt Nam đã xuất khẩu cá ngừ sang 21 nước thuộc khối EU, trong đó Đức, Italy và Bỉ là 3 thị trường nhập khẩu nhiều nhất. Nếu những tháng trước đây, Đức là thị trường lớn nhất trong khối nhập khẩu cá ngừ của Việt Nam nhưng sang tháng 10 vừa qua, Italy lại là thị trường có dấu hiệu vượt lên mạnh mẽ với mức tăng trưởng ấn tượng lên tới 258% so với cùng kỳ năm ngoái, đạt gần 3 triệu USD. Có thể thấy là cá ngừ Việt Nam đã xâm nhập sâu hơn vào thị trường khó tính này của khối EU.
Theo VASEP, càng về cuối năm xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam sang các thị trường ngày càng “khởi sắc.” Tuy nhiên, VASEP cũng cho rằng, chỉ trông chờ vào các nỗ lực đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu cá ngừ của các địa phương, như việc thành lập Công ty liên doanh với Nhật Bản trong thu mua, chế biến, xuất khẩu cá ngừ của tỉnh Phú Yên nhằm xây dựng thương hiệu cho cá ngừ đại dương của địa phương thì chưa đủ.
Về lâu dài, nhà nước cần ban hành những chính sách tổng thể nhằm tạo ra mối liên kết hợp tác chặt chẽ giữa ngư dân và doanh nghiệp chế biến xuất khẩu cá ngừ để có thể nâng cao hơn nữa khả năng cạnh tranh của sản phẩm cá ngừ Việt Nam trên thị trường quốc tế./.
Trong 3 thị trường truyền thống là Mỹ, EU và Nhật Bản, Mỹ vẫn là thị trường chính, chiếm tới 46% tổng giá trị xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam. Tổng giá trị xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam sang thị trường này 10 tháng đầu năm đạt gần 145 triệu USD.
Thị trường nhập khẩu cá ngừ quan trọng thứ hai sau Mỹ là EU. Cho đến nay, Việt Nam đã xuất khẩu cá ngừ sang 21 nước thuộc khối EU, trong đó Đức, Italy và Bỉ là 3 thị trường nhập khẩu nhiều nhất. Nếu những tháng trước đây, Đức là thị trường lớn nhất trong khối nhập khẩu cá ngừ của Việt Nam nhưng sang tháng 10 vừa qua, Italy lại là thị trường có dấu hiệu vượt lên mạnh mẽ với mức tăng trưởng ấn tượng lên tới 258% so với cùng kỳ năm ngoái, đạt gần 3 triệu USD. Có thể thấy là cá ngừ Việt Nam đã xâm nhập sâu hơn vào thị trường khó tính này của khối EU.
Theo VASEP, càng về cuối năm xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam sang các thị trường ngày càng “khởi sắc.” Tuy nhiên, VASEP cũng cho rằng, chỉ trông chờ vào các nỗ lực đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu cá ngừ của các địa phương, như việc thành lập Công ty liên doanh với Nhật Bản trong thu mua, chế biến, xuất khẩu cá ngừ của tỉnh Phú Yên nhằm xây dựng thương hiệu cho cá ngừ đại dương của địa phương thì chưa đủ.
Về lâu dài, nhà nước cần ban hành những chính sách tổng thể nhằm tạo ra mối liên kết hợp tác chặt chẽ giữa ngư dân và doanh nghiệp chế biến xuất khẩu cá ngừ để có thể nâng cao hơn nữa khả năng cạnh tranh của sản phẩm cá ngừ Việt Nam trên thị trường quốc tế./.
Bích Hồng (TTXVN/Vietnam+)