Vườn dâu Cái Tàu (xã Nguyễn Phích, huyện U Minh) là địa điểm du lịch sinh thái nổi tiếng ở tỉnh Cà Mau. Tuy nhiên, vì lợi ích kinh tế trước mắt, nhiều hộ dân ồ ạt đốn bỏ những vườn dâu cổ thụ để nuôi tôm, gây nên tình trạng nhiễm mặn các vườn dâu trong vùng.
Tiềm năng kinh tế-du lịch từ các vườn dâu
Xã Nguyễn Phích là địa phương có diện tích trồng dâu lớn nhất của huyện U Minh, tỉnh Cà Mau. Mỗi năm đến mùa dâu chín, thương lái tìm đến các vườn dâu Cái Tàu thu mua với số lượng từ vài chục đến vài trăm tấn trái.
Nhiều hộ dân có cuộc sống khấm khá nhờ trồng dâu. Đặc biệt, một số hộ dân có sáng kiến phát triển vườn dâu phục vụ khách du lịch, tạo thêm nguồn thu nhập đáng kể cho gia đình.
Tiếp chuyện với chúng tôi bên vườn dâu cổ thụ được nhiều khách tham quan biết đến, bà Ngô Thị Út Mười, ở ấp 2, xã Nguyễn Phích, huyện U Minh phấn khởi cho biết: "Mỗi năm cây dâu chỉ cho trái một mùa kéo dài từ tháng ba đến tháng tư âm lịch. Mùa dâu năm nay trúng lớn và đón hàng ngàn khách các nơi đến tham quan vườn dâu."
Gia đình bà Út Mười có nguồn thu trên 50 triệu đồng. Nhờ khai thác thế mạnh du lịch sinh thái nên cuộc sống của chủ vườn mỗi ngày thêm sung túc.
Để phát triển du lịch sinh thái, thu hút được nhiều khách tham quan, các chủ vườn dâu phải có vốn lớn hàng tỷ đồng để làm cổng rào, mua phân bón cây dâu phát triển xanh tốt, cho năng suất cao.
Điều quan trọng là phải trồng cây dâu đan xen với một số loại cây ăn trái khác như xoài, sầu riêng, mận đường…, kết hợp đào ao nuôi cá đồng.
Mô hình kinh tế kết hợp này chẳng những cho thu nhập cao, mà còn giúp các chủ vườn tháo gỡ khó khăn khi vườn dâu thất mùa.
Ông Phạm Thành Công, ấp 3, xã Nguyễn Phích, huyện U Minh, chia sẻ: "Nguồn lợi kinh tế từ mô hình vườn dâu, ao cá cho thu hàng trăm triệu đồng/năm, không thua kém so với nuôi tôm, mà vẫn bảo tồn được vườn dâu truyền thống nổi tiếng của ông bà để lại."
Chuyển đổi cơ cấu - nhiều vườn dâu bị xóa sổ
Từ năm 2011 đến nay, thực hiện chủ trương chuyển dịch cơ cấu sản xuất từ trồng lúa sang nuôi tôm, hàng chục hộ dân không còn mặn mà với cây dâu nữa.
Nhiều vườn dâu đã lần lượt bị xóa sổ, từ diện tích ban đầu khoảng 40ha, hiện nay xã Nguyễn Phích còn chưa đầy mười hộ dân giữ lại vườn dâu với diện tích khoảng 15ha. Trong đó, những hộ trồng dâu diện tích từ 1ha trở lên có khả năng phục vụ khách tham quan chỉ đếm trên đầu ngón tay.
Ông Phạm Thành Công, ấp 3, xã Nguyễn Phích, đã đầu tư hơn 1 tỷ đồng cải tạo vườn dâu 1,4ha, trồng xen xoài, sầu riêng… để phục vụ khách tham quan.
Các hộ dân kề cận vì thiếu vốn phát triển mô hình du dịch sinh thái, nên phá bỏ vườn dâu một cách không thương tiếc, đưa nước mặn vào vuông nuôi tôm, gây nên tình trạng nhiễm mặn các vườn dâu trong vùng. Cây dâu bị nhiễm mặn dẫn đến rụng lá, rụng bông, cây dần khô héo.
Lợi ích kinh tế trước mắt là nguyên nhân chính dẫn đến nhiều vườn dâu ở xã Nguyễn Phích bị đốn bỏ. Thêm vào đó, việc quy hoạch diện tích nuôi tôm chưa hợp lý, tạo nên mẫu thuẫn giữa hộ trồng dâu và hộ nuôi tôm tại địa phương.
Bà Ngô Thị Út Mười, ấp 2, xã Nguyễn Phích, than thở: "Vườn dâu cổ thụ khoảng 1ha của gia đình tôi đang bị nước mặn đe đọa. Tôi muốn giữ lại vườn dâu Cái Tàu, nhưng các hộ dân xung quanh thì cứ chặt phá vô tội vạ, đưa nước mặn từ sông Cài Tàu vào vuông nuôi tôm."
Hầu hết các hộ dân đều thiếu vốn cải tạo vườn dâu thành địa điểm du lịch sinh thái nên đồng loạt đốn bỏ gần hết vườn dâu để đào vuông, xây cống bọng đưa nước mặn từ sông Cái Tàu vào nuôi tôm, gây nên tình trạng nhiễm mặn cho các vườn dâu trong vùng.
Các hộ trồng dâu hoang mang, vì chưa có biện pháp ngăn chặn tình trạng cây dâu khô héo, chết dần do bị nhiễm mặn. Hệ sinh thái ngọt bị đảo lộn sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến năng suất cây dâu, làm giảm nguồn thu nhập của các hộ trồng dâu. Nếu chính quyền địa phương không có biện pháp can thiệp, thì vườn dâu Cái Tàu có nguy cơ bị xóa sổ.
Biện pháp khôi phục vườn dâu Cái Tàu
Ông Đào Quốc Kiểng, Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân xã Nguyễn Phích cho biết, để khắc phục hiệu quả tình trạng vườn dâu bị nhiễm mặn từ các hộ nuôi tôm, cần tính đến phương án đào bờ bao quanh vườn dâu, trải caosu ngăn mặn, giữ ngọt.
Cách làm này rất tốn kém, vượt ngoài khả năng của một số hộ trồng dâu. Do vậy, ngoài việc hướng kỹ thuật chăm sóc cây dâu đạt năng suất cao, các ngành chức năng huyện, tỉnh cần quan tâm hỗ trợ vốn nhằm giúp các hộ trồng dâu thực hiện nguyện vọng khôi phục vườn dâu Cái Tàu phục vụ du lịch sinh thái.
Trong thời gian tới, chính quyền địa phương vận động các hộ dân khôi phục, giữ gìn vườn dâu; đồng thời tiến hành khảo sát nắm cụ thể diện tích vườn dâu tồn tại trên địa bàn, để thực hiện quy hoạch thành khu du lịch sinh thái./.
Tiềm năng kinh tế-du lịch từ các vườn dâu
Xã Nguyễn Phích là địa phương có diện tích trồng dâu lớn nhất của huyện U Minh, tỉnh Cà Mau. Mỗi năm đến mùa dâu chín, thương lái tìm đến các vườn dâu Cái Tàu thu mua với số lượng từ vài chục đến vài trăm tấn trái.
Nhiều hộ dân có cuộc sống khấm khá nhờ trồng dâu. Đặc biệt, một số hộ dân có sáng kiến phát triển vườn dâu phục vụ khách du lịch, tạo thêm nguồn thu nhập đáng kể cho gia đình.
Tiếp chuyện với chúng tôi bên vườn dâu cổ thụ được nhiều khách tham quan biết đến, bà Ngô Thị Út Mười, ở ấp 2, xã Nguyễn Phích, huyện U Minh phấn khởi cho biết: "Mỗi năm cây dâu chỉ cho trái một mùa kéo dài từ tháng ba đến tháng tư âm lịch. Mùa dâu năm nay trúng lớn và đón hàng ngàn khách các nơi đến tham quan vườn dâu."
Gia đình bà Út Mười có nguồn thu trên 50 triệu đồng. Nhờ khai thác thế mạnh du lịch sinh thái nên cuộc sống của chủ vườn mỗi ngày thêm sung túc.
Để phát triển du lịch sinh thái, thu hút được nhiều khách tham quan, các chủ vườn dâu phải có vốn lớn hàng tỷ đồng để làm cổng rào, mua phân bón cây dâu phát triển xanh tốt, cho năng suất cao.
Điều quan trọng là phải trồng cây dâu đan xen với một số loại cây ăn trái khác như xoài, sầu riêng, mận đường…, kết hợp đào ao nuôi cá đồng.
Mô hình kinh tế kết hợp này chẳng những cho thu nhập cao, mà còn giúp các chủ vườn tháo gỡ khó khăn khi vườn dâu thất mùa.
Ông Phạm Thành Công, ấp 3, xã Nguyễn Phích, huyện U Minh, chia sẻ: "Nguồn lợi kinh tế từ mô hình vườn dâu, ao cá cho thu hàng trăm triệu đồng/năm, không thua kém so với nuôi tôm, mà vẫn bảo tồn được vườn dâu truyền thống nổi tiếng của ông bà để lại."
Chuyển đổi cơ cấu - nhiều vườn dâu bị xóa sổ
Từ năm 2011 đến nay, thực hiện chủ trương chuyển dịch cơ cấu sản xuất từ trồng lúa sang nuôi tôm, hàng chục hộ dân không còn mặn mà với cây dâu nữa.
Nhiều vườn dâu đã lần lượt bị xóa sổ, từ diện tích ban đầu khoảng 40ha, hiện nay xã Nguyễn Phích còn chưa đầy mười hộ dân giữ lại vườn dâu với diện tích khoảng 15ha. Trong đó, những hộ trồng dâu diện tích từ 1ha trở lên có khả năng phục vụ khách tham quan chỉ đếm trên đầu ngón tay.
Ông Phạm Thành Công, ấp 3, xã Nguyễn Phích, đã đầu tư hơn 1 tỷ đồng cải tạo vườn dâu 1,4ha, trồng xen xoài, sầu riêng… để phục vụ khách tham quan.
Các hộ dân kề cận vì thiếu vốn phát triển mô hình du dịch sinh thái, nên phá bỏ vườn dâu một cách không thương tiếc, đưa nước mặn vào vuông nuôi tôm, gây nên tình trạng nhiễm mặn các vườn dâu trong vùng. Cây dâu bị nhiễm mặn dẫn đến rụng lá, rụng bông, cây dần khô héo.
Lợi ích kinh tế trước mắt là nguyên nhân chính dẫn đến nhiều vườn dâu ở xã Nguyễn Phích bị đốn bỏ. Thêm vào đó, việc quy hoạch diện tích nuôi tôm chưa hợp lý, tạo nên mẫu thuẫn giữa hộ trồng dâu và hộ nuôi tôm tại địa phương.
Bà Ngô Thị Út Mười, ấp 2, xã Nguyễn Phích, than thở: "Vườn dâu cổ thụ khoảng 1ha của gia đình tôi đang bị nước mặn đe đọa. Tôi muốn giữ lại vườn dâu Cái Tàu, nhưng các hộ dân xung quanh thì cứ chặt phá vô tội vạ, đưa nước mặn từ sông Cài Tàu vào vuông nuôi tôm."
Hầu hết các hộ dân đều thiếu vốn cải tạo vườn dâu thành địa điểm du lịch sinh thái nên đồng loạt đốn bỏ gần hết vườn dâu để đào vuông, xây cống bọng đưa nước mặn từ sông Cái Tàu vào nuôi tôm, gây nên tình trạng nhiễm mặn cho các vườn dâu trong vùng.
Các hộ trồng dâu hoang mang, vì chưa có biện pháp ngăn chặn tình trạng cây dâu khô héo, chết dần do bị nhiễm mặn. Hệ sinh thái ngọt bị đảo lộn sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến năng suất cây dâu, làm giảm nguồn thu nhập của các hộ trồng dâu. Nếu chính quyền địa phương không có biện pháp can thiệp, thì vườn dâu Cái Tàu có nguy cơ bị xóa sổ.
Biện pháp khôi phục vườn dâu Cái Tàu
Ông Đào Quốc Kiểng, Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân xã Nguyễn Phích cho biết, để khắc phục hiệu quả tình trạng vườn dâu bị nhiễm mặn từ các hộ nuôi tôm, cần tính đến phương án đào bờ bao quanh vườn dâu, trải caosu ngăn mặn, giữ ngọt.
Cách làm này rất tốn kém, vượt ngoài khả năng của một số hộ trồng dâu. Do vậy, ngoài việc hướng kỹ thuật chăm sóc cây dâu đạt năng suất cao, các ngành chức năng huyện, tỉnh cần quan tâm hỗ trợ vốn nhằm giúp các hộ trồng dâu thực hiện nguyện vọng khôi phục vườn dâu Cái Tàu phục vụ du lịch sinh thái.
Trong thời gian tới, chính quyền địa phương vận động các hộ dân khôi phục, giữ gìn vườn dâu; đồng thời tiến hành khảo sát nắm cụ thể diện tích vườn dâu tồn tại trên địa bàn, để thực hiện quy hoạch thành khu du lịch sinh thái./.
Kim Há (TTXVN)