Ông Lý Văn Thuận, Tổng thư ký Hiệp hội Chế biến thủy sản xuất khẩu tỉnh Cà Mau cho biết năm 2013, tỉnh Cà Mau triển khai hàng loạt các biện pháp mang tính đột phá nhằm tăng cường, mở rộng thị trường thủy sản xuất khẩu.
Với 3 khâu đột phá là mở rộng thị trường xuất khẩu, tháo gỡ khó khăn về vốn, giải phóng hàng tồn kho, trong đó giải quyết bài toán thị trường làm khâu quyết định đột phá, tỉnh Cà Mau phấn đấu kim ngạch xuất khẩu thủy sản năm 2013 đạt 1 tỷ USD.
Ngoài hoạt động cử đoàn đi thực tế trên 20 nước trên thế giới nhằm quảng bá sản phẩm, tham gia các hội chợ được tổ chức hàng năm ở một số thị trường lớn như Mỹ, EU, Trung Quốc... hàng chục đoàn doanh nghiệp sẽ trực tiếp đi khảo sát, tìm kiếm những thị trường tiềm năng như Ân Độ, Australia, Hàn Quốc, Nhật Bản, Nga, Trung Đông, Nam Mỹ...
Theo ông Thuận, ngoài sự hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi của nhà nước, cộng đồng doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản cần phát huy tính năng động sáng tạo trong sản xuất kinh doanh. Chủ trương chung là giữ vững ổn định thị trường xuất khẩu truyền thống, bên cạnh còn phải mở rộng nhiều thị trường khác, đưa thủy sản Việt Nam có thể cạnh tranh với những nước có thế mạnh xuất khẩu thủy sản trên thế giới.
Trong 2 tháng đầu năm, các doanh nghiệp ở Cà Mau đã ký được 23 hợp đồng kinh tế với khách hàng mới ở Hàn Quốc, Nhật Bản, Nga, Canada...
Ông Lê Văn Quang, Tổng giám đốc Công ty xuất khẩu thủy sản Minh Phú cho biết chất lượng hàng thủy sản Việt Nam nói chung, tỉnh Cà Mau nói riêng đã trở thành thương hiệu có uy tín trên thương trường quốc tế. Nói tới hàng thủy sản Việt Nam là khách hàng quốc tế cảm thấy tin tưởng. Vì vậy, năm 2012, kim ngạch xuất khẩu thủy sản tỉnh Cà Mau đạt 950 triệu USD.
Tuy nhiên, do tình hình kinh tế thế giới biến động theo chiều bất lợi, trong hai năm qua doanh nghiệp ngành thủy sản Cà Mau đứng trước khó khăn, thậm chí có nhiều doanh nghiệp có nguy cơ phá sản. Toàn tỉnh có 33 nhà máy chế biến hàng thủy sản xuất khẩu thì có tới 23 đơn vị hiện nay rơi vào lỗ./.
Với 3 khâu đột phá là mở rộng thị trường xuất khẩu, tháo gỡ khó khăn về vốn, giải phóng hàng tồn kho, trong đó giải quyết bài toán thị trường làm khâu quyết định đột phá, tỉnh Cà Mau phấn đấu kim ngạch xuất khẩu thủy sản năm 2013 đạt 1 tỷ USD.
Ngoài hoạt động cử đoàn đi thực tế trên 20 nước trên thế giới nhằm quảng bá sản phẩm, tham gia các hội chợ được tổ chức hàng năm ở một số thị trường lớn như Mỹ, EU, Trung Quốc... hàng chục đoàn doanh nghiệp sẽ trực tiếp đi khảo sát, tìm kiếm những thị trường tiềm năng như Ân Độ, Australia, Hàn Quốc, Nhật Bản, Nga, Trung Đông, Nam Mỹ...
Theo ông Thuận, ngoài sự hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi của nhà nước, cộng đồng doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản cần phát huy tính năng động sáng tạo trong sản xuất kinh doanh. Chủ trương chung là giữ vững ổn định thị trường xuất khẩu truyền thống, bên cạnh còn phải mở rộng nhiều thị trường khác, đưa thủy sản Việt Nam có thể cạnh tranh với những nước có thế mạnh xuất khẩu thủy sản trên thế giới.
Trong 2 tháng đầu năm, các doanh nghiệp ở Cà Mau đã ký được 23 hợp đồng kinh tế với khách hàng mới ở Hàn Quốc, Nhật Bản, Nga, Canada...
Ông Lê Văn Quang, Tổng giám đốc Công ty xuất khẩu thủy sản Minh Phú cho biết chất lượng hàng thủy sản Việt Nam nói chung, tỉnh Cà Mau nói riêng đã trở thành thương hiệu có uy tín trên thương trường quốc tế. Nói tới hàng thủy sản Việt Nam là khách hàng quốc tế cảm thấy tin tưởng. Vì vậy, năm 2012, kim ngạch xuất khẩu thủy sản tỉnh Cà Mau đạt 950 triệu USD.
Tuy nhiên, do tình hình kinh tế thế giới biến động theo chiều bất lợi, trong hai năm qua doanh nghiệp ngành thủy sản Cà Mau đứng trước khó khăn, thậm chí có nhiều doanh nghiệp có nguy cơ phá sản. Toàn tỉnh có 33 nhà máy chế biến hàng thủy sản xuất khẩu thì có tới 23 đơn vị hiện nay rơi vào lỗ./.
Trần Thành Nên (TTXVN)