Liên tục trong nhiều ngày qua, vùng biển tỉnh Cà Mau có mưa to và rất to, sóng biển đập vào đê biển Tây dữ dội làm cho đê vốn đã bị sạt lở từ nhiều năm trước nay càng sạt lở nặng hơn.
Hiện trên đê xuất hiện nhiều đoạn sạt lở, trong đó có bảy điểm bị sạt lở nghiêm trọng cần phải gia cố gấp. Nếu chậm trễ đê bị vỡ, nước mặn từ biển sẽ tràn vào ruộng, ảnh hưởng tới sản xuất và đời sống của người dân phía trong đê.
Theo ông Lưu Minh Nhật, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân huyện Trần Văn Thời, địa bàn có 40km đê chạy qua, đê biển Tây cần được được nhanh chóng gia cố làm bờ kè bằng bêtông để tránh nguy cơ vỡ đê.
Đê biển Tây là tuyến đê xung yếu có vị trí kinh tế, an ninh quốc phòng vùng ven biển Tây tỉnh Cà Mau. Đê có chiều dài 100km, nối liền ba huyện từ Phú Tân, U Minh và Trần Văn Thời tới giáp ranh với huyện An Minh, tỉnh Kiên Giang.
Đê biển Tây được đầu tư xây dựng từ năm 1995 với tổng kinh phí lên tới 60 tỷ đồng. Chiều ngang của mặt đê 25 mét, cách mặt nước biển trung bình 3 mét.
Do đê được làm bằng đất nên không chịu nổi áp lực của sóng biển. Mỗi năm địa phương phải chi 5-7 tỷ đồng để gia cố, nâng cấp. Biện pháp bảo vệ đê biển Tây thời gian qua là bồi trúc, gia cố, trồng rừng phòng hộ, tạo bãi… song do không đồng bộ nên không đạt hiệu quả. Vào mùa mưa, đê luôn được đặt trong tình trạng báo động cao.
Chủ tịch Ủy ban Nhân dân huyện Trần Văn Thời cho biết mỗi năm huyện đều huy động mọi lực lượng nhân dân tham gia hộ đê nhưng tình trạng sạt lở đê vẫn ngày càng nghiêm trọng, ảnh hưởng tới sản xuất và đời sống của 700 hộ dân trong huyện.
Ông Trần Văn Lủy, một nông dân sinh sống ven đê biển Tây thuộc huyện Trần Văn Thời cho biết tình trạng sạt lở đê biển Tây là chuyện xảy ra hàng ngày, vào mùa khô do gió ngược nên ít sạt lở nhưng cứ vào mùa mưa, gió từ biển thổi vào mang theo những con sóng to đập vào đê cả ngày lẫn đêm.
Ông Nguyễn Văn Bé, một nông dân sống phía trong đê cũng cho hay đê biển Tây được xây dựng cách đây gần 20 năm nên đã xuống cấp. Nhà ông ở cách đê 5km, đất đai đã bị nhiễm mặn.
Trước đây, vùng này chuyên trồng lúa, từ khi bị nhiễm mặn, bà con đã chuyển sang nuôi tôm nhưng không hiệu quả.
Nhiều người dân ở đây đã kiến nghị Chính phủ quan tâm, đưa đê biển Tây vào công trình trọng điểm quốc gia, hỗ trợ kinh phí cho tỉnh Cà Mau xây bờ kè bảo vệ đê. Đây là công trình đòi hỏi kinh phí lớn, vượt quá khả năng của ngân sách địa phương./.
Hiện trên đê xuất hiện nhiều đoạn sạt lở, trong đó có bảy điểm bị sạt lở nghiêm trọng cần phải gia cố gấp. Nếu chậm trễ đê bị vỡ, nước mặn từ biển sẽ tràn vào ruộng, ảnh hưởng tới sản xuất và đời sống của người dân phía trong đê.
Theo ông Lưu Minh Nhật, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân huyện Trần Văn Thời, địa bàn có 40km đê chạy qua, đê biển Tây cần được được nhanh chóng gia cố làm bờ kè bằng bêtông để tránh nguy cơ vỡ đê.
Đê biển Tây là tuyến đê xung yếu có vị trí kinh tế, an ninh quốc phòng vùng ven biển Tây tỉnh Cà Mau. Đê có chiều dài 100km, nối liền ba huyện từ Phú Tân, U Minh và Trần Văn Thời tới giáp ranh với huyện An Minh, tỉnh Kiên Giang.
Đê biển Tây được đầu tư xây dựng từ năm 1995 với tổng kinh phí lên tới 60 tỷ đồng. Chiều ngang của mặt đê 25 mét, cách mặt nước biển trung bình 3 mét.
Do đê được làm bằng đất nên không chịu nổi áp lực của sóng biển. Mỗi năm địa phương phải chi 5-7 tỷ đồng để gia cố, nâng cấp. Biện pháp bảo vệ đê biển Tây thời gian qua là bồi trúc, gia cố, trồng rừng phòng hộ, tạo bãi… song do không đồng bộ nên không đạt hiệu quả. Vào mùa mưa, đê luôn được đặt trong tình trạng báo động cao.
Chủ tịch Ủy ban Nhân dân huyện Trần Văn Thời cho biết mỗi năm huyện đều huy động mọi lực lượng nhân dân tham gia hộ đê nhưng tình trạng sạt lở đê vẫn ngày càng nghiêm trọng, ảnh hưởng tới sản xuất và đời sống của 700 hộ dân trong huyện.
Ông Trần Văn Lủy, một nông dân sinh sống ven đê biển Tây thuộc huyện Trần Văn Thời cho biết tình trạng sạt lở đê biển Tây là chuyện xảy ra hàng ngày, vào mùa khô do gió ngược nên ít sạt lở nhưng cứ vào mùa mưa, gió từ biển thổi vào mang theo những con sóng to đập vào đê cả ngày lẫn đêm.
Ông Nguyễn Văn Bé, một nông dân sống phía trong đê cũng cho hay đê biển Tây được xây dựng cách đây gần 20 năm nên đã xuống cấp. Nhà ông ở cách đê 5km, đất đai đã bị nhiễm mặn.
Trước đây, vùng này chuyên trồng lúa, từ khi bị nhiễm mặn, bà con đã chuyển sang nuôi tôm nhưng không hiệu quả.
Nhiều người dân ở đây đã kiến nghị Chính phủ quan tâm, đưa đê biển Tây vào công trình trọng điểm quốc gia, hỗ trợ kinh phí cho tỉnh Cà Mau xây bờ kè bảo vệ đê. Đây là công trình đòi hỏi kinh phí lớn, vượt quá khả năng của ngân sách địa phương./.
Trần Thành Nên (TTXVN)